Nhật kí Hoàng Sa: Tổ quốc trên những con tàu
Sau mỗi đợt chạm trán với tàu Trung Quốc, các thuyền viên tàu Kiểm ngư HP 926 lại trèo lên boong thượng để chỉnh sửa lại lá cờ Tổ quốc bị gió giật, vòi rồng Trung Quốc phun cuộn tròn.
Thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy bảo, trên tàu cái gì có thể hư hỏng, nhàu cũ, riêng lá cờ phải phẳng phiu trước gió vì đó là hình ảnh Tổ quốc, là đồng bào của chúng ta đó. Con tàu chúng tôi đến với Hoàng Sa chở nặng tình yêu Tổ quốc…
Thượng cờ, kết nạp Đảng giữa Hoàng Sa
Sáng 12/5. Sau hồi chuông báo thức toàn tàu, trước khi tàu cơ động vào khu vực giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép, hai kiểm ngư viên Đường và Minh sửa soạn áo quần chỉnh tề rồi trèo lên boong thượng chỉnh sửa lá cờ Tổ quốc.
Hai anh Đường và Minh dùng tay gỡ từng nếp gấp lá cờ bị gió quấn vào dây từ những trận gió đêm qua. Sau khi gỡ từng nếp gấp, hai kiểm ngư viên dùng tay vuốt thẳng lá cờ đang căng gió.
Anh Đường bảo: “Đi biển, sáng nào trước khi tàu bắt đầu làm nhiệm vụ, anh em chúng tôi lên boong thượng để chỉnh sửa lại lá cờ Tổ quốc cho ngay ngắn, phẳng phiu, đảm bảo lá cờ phải căng gió. Giữa biển khơi, gió giật mạnh, cờ bị rối, có khi bị gió giật tơi rách, chúng tôi phải cho thay cờ ngay. Anh em chúng tôi tâm niệm, lá cờ là hình ảnh Tổ quốc, là đồng bào đang dõi theo chúng tôi hằng ngày và cũng là nguồn động viên lớn cho anh em thuyền viên chúng tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.
Sau mỗi trận đối đầu với tàu Trung Quốc, các Kiểm ngư Việt Nam lại lên sửa lại cờ Tổ Quốc
Đúng như anh Đường kiểm ngư viên nói, anh em phóng viên chúng tôi cũng vậy, những ngày lênh đênh trên biển Hoàng Sa, mỗi khi thấy tàu Việt Nam với cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc tàu khiến có cảm giác gần gũi như gặp người thân nơi xa lạ. Những lúc như thế này, cờ Tổ quốc đã gợi nên những điều gần gũi, thân quen…
Ngày 14/5, chúng tôi chứng kiến một buổi lễ kết nạp Đảng cho kiểm ngư viên Lê Văn Bình đầy xúc động. Bình 27 tuổi, 9 năm tuổi nghề gắn liền với con tàu.
Mới đầu năm nay, Bình được chuyển biên chế vào lực lượng Kiểm ngư. Và hôm nay là ngày vinh dự nhất của Bình. Bình tâm sự: “Được đứng vào hàng ngũ của Đảng là niềm tự hào và vinh dự, nhưng em vinh dự và đặc biệt xúc động vì mình được Tổ chức kết nạp Đảng ngay giữa biển Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ quốc. Vao Đang la vinh dư và trach nhiêm cung se cao hơn, nên em se tiêp tuc phân đâu, ren luyên hoan thanh xuât săc moi nhiêm vu đươc giao, nhât la thơi gian cung vơi lưc lương châp phap bên bi đâu tranh buôc Trung Quôc phai dơi gian khoan Hai Dương-981 ha đăt trai phep ra khoi vung biên đăc quyên kinh tê cua Viêt Nam”.
Đại diện Chi bộ Đảng tàu Kiểm ngư HP 926 trao quyết định kết nạp Đảng cho anh Lê Văn Bình
Anh Đinh Kim Thao, can bô tuyên truyền, đại diện chi Bộ HP 926, cho biết, Binh la ngươi đâu tiên đươc kêt nap Đang trên vung biên Hoang Sa cua Tô quôc. “Đê co đươc sư kiên đang nhơ nay, kiểm ngư viên Lê Văn Binh đa không ngưng nô lưc, hoan thanh xuât săc moi nhiêm vu đươc giao trong suôt nhiều năm công tac. Và lần này, nhận nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Bình lên đường với tinh thần trách nhiệm cao và phấn khởi. Bình được kết nạp Đảng trên tàu không chỉ là niềm vinh dự cho bản thân mà còn là niềm vinh dự cho toàn bộ anh em trong biên đội chúng tôi”, anh Thảo nói.
Video đang HOT
Con chào đời lúc bố đi Hoàng Sa
Ngày tôi lên tàu ra Hoàng Sa khi con gái vừa chào đời 36 ngày tuổi. Lên tàu với đầy nỗi lo âu xen lẫn nỗi nhớ con. Chính vì thế, khi nghe câu chuyện về Nguyễn Xuân Tâm (32 tuổi) tôi thấu hiểu, chia sẻ với ông bố trẻ đang tạm gác chuyện gia đình, bám biển bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Tâm quê Hoa Lư (Ninh Bình) và gần 10 năm gắn liền với biển cả, thời gian anh dành cho biển nhiều hơn rất nhiều lần dành cho gia đình. Tháng 4/2014, Tâm gia nhập vào lực lượng Kiểm ngư Việt Nam và cũng liên tiếp những ngày lênh đênh trên biển. Tâm bảo, người vợ thấu hiểu công việc của chồng và cậu con trai 4 tuổi kháu khỉnh đã trở thành niềm động viên lớn lao để Tâm bám biển.
Và nay, khi đang hành trình ra Hoàng Sa, đứa con thứ 2 của Tâm chào đời. Tâm kể, đầu thang 5/2010, luc vơ Tâm chi con 5 ngay nưa sinh đứa con đầu lòng anh nhận nhiêm vu lên đương đi Trương Sa. Them lăm đươc nhin măt con luc chao đơi, nhưng nhiêm vu Đang, Nha nươc va nhân dân giao pho, Tâm phai tam gac lai hanh phuc riêng tư đê lo viêc nươc.
Và lần này, ngày 5/5, Tâm nhân nhiêm vu đi Hoang Sa cung biên đôi thẳng tiến Hoàng Sa, 3 ngay sau đo, vơ Tâm sinh chau thư 2. Đên Đa Năng, Tâm tranh thu goi điên vê hoi thăm, đông viên thăm hỏi vợ con rồi lên tau ra khơi.
“Nhưng luc như thê, nhơ vơ con lăm anh a, nhưng vi Tô quôc, vi nhân dân, vi bao vê Trương Sa, Hoang Sa la nhiêm vu chinh tri thiêng liêng cua môi can bô trong lưc lương châp phap như chung em”, Tâm tâm sư rôi Tâm bao trong chuyên công tac nay, anh se nghi và đăt cho con gai cai tên thât đep, hơp vơi ky niêm trong chuyên hai trinh đên vơi Hoang Sa thiêng liêng.
Ba hồi còi chào Đại tướng
Những ngày tác nghiệp trên tàu HP 926, tôi tâm sự nhiều với thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy. Có lẽ do cùng tuổi nên tôi và thuyền trưởng Duy khá thân nhau trong thời gian ngắn.
Thuyền trưởng tàu HP 926 Nguyễn Cao Duy đang chỉ huy tàu khi chạm trán tàu Trung Quốc
Sau những ngày tận mắt chứng kiến phong thái điềm tĩnh, quyết đoán khi điều khiển tàu trong thời khắc sinh-tử, cộng với những phút trải lòng, tôi biết Duy sẽ là một thuyền trưởng tài ba. Mái tóc húi cua, đôi mắt sáng quắc và dáng người thư sinh, ít ai nghĩ Duy là một thuyền trưởng rắn rỏi và quyết đoán với hơn 10 năm kinh nghiệm. Nhưng điều làm tôi thán phục ở Thuyền trưởng Duy là tấm lòng của anh.
Ngày trên đường đưa tàu từ Hải Phòng vào Đà Nẵng để chuẩn bị chuyến đi Hoàng Sa, sáng 7/5, khi đi ngang qua vùng biển Quảng Bình, Duy lệnh cho lái tàu hướng mũi vào Vũng Chùa – Đảo Yến, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên nghỉ, kéo còi chào Đại tướng.
Trên đài chỉ huy, Duy thắp nén nhang cầu nguyện trước ảnh Bác Hồ và thầm hứa với Bác, với Đại tướng sẽ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981, xứng đáng với truyền thống đánh ngoại xâm của cha ông.
Xong nghi lễ, Duy lại kéo ba hồi còi tạm biệt Đại tướng rồi quay mũi tàu thẳng hướng về Hoàng Sa. “Ngày còn nhỏ, học lịch sử Việt Nam với những trận đánh thần thánh, tôi rất ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nay, chúng tôi, tuổi trẻ của Tổ quốc đang thực thi luật pháp trên biển và đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép ở Hoàng Sa, tôi cảm thấy tự hào khi đóng góp chút công sức của mình cho cuộc tranh đấu. Tôi tin, Đại tướng sẽ cùng theo chúng tôi trong cuộc tranh đấu này và chúng ta sẽ chiến thắng”, thuyền trưởng Duy tâm sự.
Trong những ngày đấu tranh ở Hoàng Sa, trong những đợt áp sát giàn khoan để đấu tranh bị tàu Trung Quốc truy cản quyết liệt, dùng vòi rồng, súng bắn nước công suất lớn, áp lực cao tấn công phá hủy một số trang thiết bị trên tàu… nhưng Thuyền trưởng Duy đã lèo lái con tàu của mình tránh né không cho bắn vào đỉnh cột cờ, nơi lá cờ tổ quốc tung. Với Duy, đối mặt với Trung Quốc, tàu có thể bị móp méo, thiết bị có thể bị phá hủy nhưng lá cờ Tổ quốc là bất khả xâm phạm. Vì với Duy, “lá cờ là Tổ quốc, là đồng bào của chúng ta đó…”.
Theo Khampha
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về "tọa độ nóng"
Những ngày giữa đầu tháng 5, miền Trung nóng như chảo lửa nhưng cũng không át được cái "nóng" từ phía Hoàng Sa, nơi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép. Mấy ngày Hoàng Sa "nóng", anh em báo chí miền Trung cứ nhốn nháo tìm đường ra Hoàng Sa, dù biết nơi ấy là hiểm nguy. Mặc kệ, phải đến với Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc.
Đi Hoàng Sa tác nghiệp
Sáng ngày 10/5, nghe tin Kiểm ngư Việt Nam có tàu ra Hoàng Sa, tôi leo lên xe máy phóng 80km/h đến cảng Tiên Sa. Đến cảng, thấy anh em phóng viên các báo đã ở trên tàu mang số hiệu HP 926. Còi tàu hụ chuẩn bị rời cảng. Chỉ kịp dựng chiếc xe trên cầu cảng, vứt chiếc chìa khóa cho một anh Kiểm ngư viên không quen biết với lời nhắn vội "Em gửi xe, về sẽ tìm anh" rồi phóng lên tàu. Xuất trình thẻ nhà báo, giấy tờ và ước nguyện đi Hoàng Sa, các anh gật đầu đồng ý. Vừa lên tàu, tàu hụ còi rời cảng.
Chưa bao giờ trong cuộc đời tôi đưa ra một quyết định quan trọng chỉ trong vòng chưa đầy 5 phút, thế mà lần này tôi đưa ra quyết định, mà lại là quyết định lên tàu ra Hoàng Sa. Điều khó tin hơn, người quyết định cho tôi đi còn "khẩn hơn", quyết định của các anh chỉ bằng cái gật đầu. Thế là tôi là một trong những phóng viên đầu tiên có mặt trên chuyến tàu ra "vùng chiến sự" Hoàng Sa với hành trang là một chiếc giỏ xách đựng máy quay, máy ảnh, máy tính và... bộ đồ mặc trên người.
Lên tàu, tưởng chỉ mỗi mình mình không kịp chuẩn bị gì, hỏi quanh anh em, ai cũng hành trang là túi đựng đồ nghề và bộ đồ mặc trên người và nụ cười tươi... hơn hoa. Một chuyến tác nghiệp mang tính lịch sử!
Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Tàu đưa chúng tôi ra Hoàng Sa thuộc biên chế Kiểm ngư Việt Nam nhưng lại là con tàu có chức năng cứu hộ cứu nạn và ứng phó sự cố dầu tràn trên biển. Tàu được thiết kế chịu sóng vô cấp, dềnh dàng nhưng chắc chắn.
Vật vã...
Giàn khoan Hải Dương-981 cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 117 hải lý nhưng cách cảng Tiên Sa đến 190 hải lý (hơn 350km) về hướng Đông Nam. Dù là giữa hè nhưng trên biển Đông đã có gió Tây Nam nên biển động mạnh, sóng giật cấp 6, cấp 7.
Vì thế, chặng đường 190 hải lý từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa là chặng vật vã không chỉ với cánh báo chí mà cả với những Kiểm ngư viên. Trong đêm vượt biển đến với Hoàng Sa, sóng gió dữ dội. Chiếc tàu Kiểm ngư loại lớn nhưng dần dần bé nhỏ giữa trùng khơi. Biển động mạnh. Tàu lắc lư như muốn úp xuống biển. Mặt biển cao hơn tàu gần cả chục mét. Mọi hoạt động của con người lắc lư theo con tàu. Không quen với sóng lớn, phần lớn phóng viên trên tàu không chịu nổi sóng dập đều phải nằm vật trên sàn tàu... Đi tàu gặp sóng lớn, đến những việc nhỏ thường nhật như ăn cơm, uống nước, tắm gội,... cũng trở nên hết sức khó khăn. Giữa biển khơi, chúng tôi chính thức bị "cách ly" với trên bờ vì sóng điện thoại không có.
Biết chúng tôi không quen với sóng biển, thuyền phó Nguyễn Bưởi, hạ lệnh cho anh em thuyền viên nhường giường ngủ trong khoang cho cánh phóng viên với lý do: "Anh em Kiểm ngư chúng tôi chịu sóng quen rồi nên có thể ngủ bất cứ ở đâu, còn các anh phải có giường mới ngủ được". Nói vậy nhưng không phải vậy! Cánh nhà báo nhanh chóng rời khoang ngủ ra nằm vật vã trên những thùng hàng đặt ở phía sau tàu vì không chịu nổi mùi dầu máy. Nhiều anh em cố bám trụ ở khoang ngủ thì đến giữa khuya, khi sóng cấp 4, cấp 5, phải bò ra nhà vệ sinh "hò dô ta". Khoảng 2 giờ sáng ngày 11/5, sóng gió thêm mạnh cấp 6, cấp 7 cộng với "sức cùng lực tận", nhiều phóng viên không tự đứng dậy để ra nhà vệ sinh "hò dô ta" mà chỉ đủ sức bò ra bệ cửa... Bẹp dí.
Chúng tôi, những người thuộc diện khỏe mạnh nằm ngủ ở những thùng hàng phía sau tàu đến khuya cũng phải bỏ chạy vì những đợt sóng vỗ mạn tàu phủ ướt. Hết chỗ "đẹp", chúng tôi buộc phải lên sàn tàu ở tầng 2 để ngủ, dù biết, càng lên cao càng lắc lư dữ dội. Ở tầng 2, ban đầu chúng tôi nằm tề chỉnh trên gối, chiếu nhưng sau những đợt sóng dập, mọi người đều thả mình lăn tự do qua lại trên sàn tàu vì không còn đủ sức để gượng lại.
4 giờ sáng, chúng tôi đã nằm trong vùng biển Hoàng Sa. Giữa biển, trời sớm sáng, 4 giờ đã thấy mặt trời nhô lên từ biển sáng rực. Biển lóng lánh xanh mướt. Sau gần 20 giờ nằm vật vã trên tàu và một đêm sóng dần gió dập tơi bời, sáng ra nhìn quanh chỉ vài anh em phóng viên còn sức dậy rửa mặt và ra boong hít thở, phần lớn anh em vẫn bẹp dí trong những khoang tàu.
Bữa sáng đầu tiên của chúng tôi trên biển Hoàng Sa là mì tôm. Chưa bao giờ chúng tôi thấy bữa điểm tâm mì tôm lại thơm ngon đến vậy. Thơm, ngon nhưng ai cũng chỉ ăn vội một hai chén rồi lo chạy ra boong vì không thể chịu nổi ăn uống trong sự lắc lư ở buồng kín. Nếu như buổi ăn tối trước đó tương đối đầy đủ anh em thì bữa sáng thưa vắng đến một nửa. Nửa còn lại đang vật vã với những trần say sóng ở trong khoang, ở trên boong và ở trên sàn tàu.
Hàng chục tàu Hải cảnh, dịch vụ và cả tàu cá giả dạng bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Thấy hai đồng nghiệp của chúng tôi ở báo Tiền Phong và VOV lả người vì say sóng, ăn không được nằm vật vã trên giường, Đường - Kiểm ngư viên - lấy hai phong lương khô đưa cho hai người. Thế nhưng, vài giờ đồng hồ sau, cả hai đồng nghiệp của chúng tôi vẫn không thể ăn được lương khô vì... không đủ sức để bóc phong bao.
Vây ráp... chào nhau
9 giờ 15 ngày 11/5, chúng tôi đến tọa độ X, nơi tập kết quân, cách giàn khoan Hải Dương-981 chừng 10 hải lý. Ngay tức khắc, "chào" tàu chúng tôi là một nhóm 11 tàu các loại của Trung Quốc gồm tàu Hải cảnh, tàu hàng, tàu dịch vụ,... vây quanh, áp sát trong nhiều giờ đồng hồ liên tiếp. Trên đầu, nhiều chiến đấu cơ và máy bay do thám của Trung Quốc quần thảo. Biên đội tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên cường bám trụ tại vị trí mặc cho những hành động gây hấn vây quanh. Anh em chúng tôi, những "nhà báo đất liền" lần đầu tác nghiệp nơi đầu sóng ngọn gió, dù đang lả người nhưng đều bật dậy để tác nghiệp. Quay phim, chụp ảnh trong cái lắc lư, chao đảo của tàu. Đến đầu giờ chiều, thêm một lần nữa, hàng chục tàu các loại của Trung Quốc vây ráp các tàu Kiểm ngư trong biên đội chúng tôi với những hành động tương tự.
Biên đội trưởng Biên đội Kiểm ngư Việt Nam vùng 4, Vũ Đức Tạo, người có mặt tại đây từ ngày 3-5, nửa đùa nửa thật trấn an: "Mỗi lần có tàu mới xuất hiện là hàng chục tàu các loại của Trung Quốc và cả máy bay vây đến để... chào nhau. Dần dần, các anh sẽ quen cả thôi".
Trước lúc chia nhóm để tác nghiệp, ông Phan Đình Cát, phụ trách Kiểm ngư Việt Nam vùng 4, tâm sự: "Khi các anh trên bờ, các anh là nhà báo, còn khi đã bước lên tàu ra đây thì các anh là phóng viên chiến trường, là chiến sĩ. Chúng ta cùng đấu tranh để thấy sự hung hăng của tàu Trung Quốc khi đâm va, dùng vòi rồng tấn công tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam".
Chiều 11/5, nhóm phóng viên chúng tôi được chia ra 5 mũi để tác nghiệp. Mỗi lượt tàu đến đón, anh em chúng tôi lại bịn rịn chia tay nhau. Không ai nói với ai lời nào, chỉ để những cặp mắt nói chuyện với nhau. Trong bão, lũ dữ dội miền Trung, anh em chúng tôi cùng nhau lao vào tâm bão, chạy về rốn lũ đầy hiểm nguy đã trở nên quá đỗi bình thường, nhưng lần này, anh em chia nhau tác nghiệp giữa Hoàng Sa, dù không ai nói ra nhưng ai cũng lo lắng. Bởi lẽ, đây là lần đầu tiên chúng tôi tác nghiệp giữa trùng khơi, nơi rập rình của hàng trăm tàu các loại và cả máy bay quần thảo trên đầu đe dọa, uy hiếp tinh thần với những ngón đòn đầy nham hiểm, chưa biết sống chết thế nào.
Với chúng tôi, đây là cuộc tác nghiệp giữa vùng chiến sự, giữa chốn mà địch có thể dùng vòi rồng, dùng tàu đâm va bất cứ lúc nào.
Theo Khampha