Nhật không ngại dùng quân đấu với TQ vì Senkaku
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda khẳng định rằng nước này có thể phải dùng đến lực lượng quân sự để bảo vệ lãnh thổ của mình, trong đó có quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda
Tại phiên họp của Hạ viện hôm 26-7, ông Noda khẳng định: “Trong trường hợp nước láng giềng có những hành vi phạm pháp tại khu vực lãnh hải của Nhật Bản, trong đó có quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), Chính phủ Nhật Bản sẽ đáp trả một cách mạnh mẽ bao gồm cả việc sử dụng lực lượng phòng vệ (SDF) nếu cần”.
Tuyên bố của ông Noda được đưa ra sau khi nghị sĩ Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), ông Kusuda Daizo chất vấn về việc lực lượng SDP và chính quyền Nhật sẽ phản ứng thể nào nếu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku.
“Cần phải thiết lập hệ thống quản lý khủng hoảng để chặn đứng những sự cố như vậy, tất nhiên chúng ta cũng không loại trừ các nỗ lực ngoại giao”, ông Noda cho biết thêm.
Ông Noda cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai máy bay vận tải MV-22 Osprey của Mỹ ở Nhật Bản. 12 máy bay vận tải MV-22 Osprey của quân đội Mỹ sáng 23-7 đã tới Nhật Bản tại một căn cứ hải quân Mỹ ở Iwakuni, miền Tây Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo ông Noda, “đây là một phần quan trọng trong việc hoàn tất cam kết của Mỹ đối với nỗ lực bảo vệ Nhật Bản và giúp duy trì hòa bình và an ninh cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Cũng ngày, hãng tin Kyodo (Nhật Bản)dẫn các nguồn tin liên quan tới mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc, cho biết hai bên đã nhất trí một cách không chính thức về việc thiết lập đường dây nóng, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm thông báo trước những tuyến đường mà tàu chiến và máy bay chiến đấu của hai nước sẽ đi qua, cũng như việc sử dụng tần số sóng vô tuyến để liên lạc.
Theo NLD
Tiết lộ về gia tộc gìn giữ Senkaku
Sở hữu 4 trong số 5 hòn đảo của quần đảo Senkaku là gia tộc Kurihara. Để gia tăng sức nặng của tuyên bố chủ quyền, cả chính quyền thủ đô Tokyo lẫn chính phủ Nhật đều thông báo kế hoạch mua lại các hòn đảo này.
Quần đảo Senkaku bao gồm 5 hòn đảo nằm ở phía tây đảo Okinawa của Nhật Bản. Tuy đang nằm dưới sự quản lý của chính phủ Nhật, nhưng Senkaku cũng là mục tiêu tranh chấp của Trung Quốc và Đài Loan trên biển Hoa Đông.
"Thủ tướng cũng phải xếp hàng!"
Chính quyền Tokyo và chính phủ Nhật cùng bày tỏ mong muốn mua lại đảo. Tuy Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara đánh tiếng sớm hơn, từ tháng 4-2012, nhưng người ta cho rằng ưu thế thuộc về chính phủ Nhật vì đây là đơn vị hành chính cao hơn.
Tuy vậy, ông Hiroyuki Kurihara, 65 tuổi - em trai của chủ nhân Senkaku, ngày 20-7 khẳng khái nói ngay cả thủ tướng Nhật cũng không thể chen ngang. "Chúng tôi đang thương thảo với chính quyền Tokyo. Và nguyên tắc của gia đình tôi là không đột ngột thay đổi đối tác cho dù nhân vật mới xuất hiện là ai đi nữa. Làm vậy thô lỗ lắm" - ông Hiroyuki Kurihara nói.
Ông Hiroyuki Kurihara tuyên bố đang đàm phán với chính quyền Tokyo. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, ông Kurihara nói Tokyo được toàn quyền quyết định giữ lại các hòn đảo hay chuyển giao quyền sở hữu cho chính phủ, chỉ cần không bán lại cho các tập đoàn tư nhân. Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda công bố kế hoạch quốc hữu hóa Senkaku vào đầu tháng 7-2012.
Hiện gia tộc Kurihara và chính quyền Tokyo đang thương thảo giá trị các hòn đảo. "Chúng tôi mua đảo không vì lý do kinh tế, và chúng tôi cũng không muốn bị đàm tiếu là bán đảo vì tham lời" - ông Kurihara giải thích.
Kế hoạch mua đảo của Nhật Bản, dù là ở cấp thủ đô hay quốc gia, đều khiến Trung Quốc phản ứng kịch liệt. Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo kế hoạch sẽ làm tổn hại quan hệ song phương.
40 năm sở hữu đảo
Gia đình Kurihara đã mua đảo Kitakojima và Minamikojima thuộc quần đảo Senkaku vào năm 1972, sau đó mua đảo Uotsuri vào năm 1978 và đến năm 1988 mua thêm đảo Kuba.
Quần đảo Senkaku là trung tâm tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc. Ảnh: Yomiuri
Người đứng tên sở hữu ba hòn đảo Kitakojima, Minamikojima và Uotsuri là ông Kunioki Kurihara, anh trai của ông Hiroyuki, hiện đang cho chính phủ Nhật thuê và sẽ hết hạn hợp đồng vào tháng 3-2013. Còn đảo Kuba thì do em gái của ông Hiroyuki sở hữu và đang cho Bộ Quốc phòng thuê. Trong quá khứ, đảo Kuba là nơi quân đội Mỹ tập ném bom.
Ông Kurihara cho biết trong suốt bốn thập kỉ sở hữu các hòn đảo, gia tộc ông đã từ chối vô số công ty tư nhân muốn mua đảo. Gia tộc này mong muốn truyền đời quyền sở hữu trên, nhưng do ông Kunioki đã 70 tuổi mà lại không có con, nên họ đồng ý đàm phán để bán lại cho chính quyền Tokyo.
Nhà Kurihara mua lại bốn hòn đảo trên từ một người bạn thân của gia tộc tên Zenji Koga. Ông Koga quản lý đảo từ thời Meiji (Minh Trị), nhưng cũng vì không có con mà quyết định chọn ông Kunioki Kurihara để trao quyền sở hữu. "Đơn giản chúng tôi cho rằng tài sản nên được truyền lại cho các thế hệ sau trong gia đình" - ông Hiroyuki nói.
Theo NLD
Trung Quốc "nhảy nhổm" vì hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Sau khi hãng tin Kyodo đưa tic ngoạnh Washington b Tokyo trong vấề quầo Senkaku/ Điếu Ngư, Bi giao Trung Quốc lên tiếngnh hiệc an ninh Mỹt là "vô". Tân Hoa Xã dẫi người phát ngôn Bi giao Trung Quốc Lưu Vi Dân ngày 10-7nh bất cứ thỏa thuận riêng nào giữa Mỹt sau chiến tranh thế gii thứ hai liên quaến quầo...