Nhật không công nhận “sự đã rồi” trên Biển Đông
Nhật Bản ngày 17/6 đã lên tiếng chỉ trích hoạt động bồi lấn đảo của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định kể cả khi Trung Quốc hoàn tất hoạt động cải tạo phi pháp, Tokyo cũng “ không công nhận sự đã rồi”.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. (Ảnh: Kyodo)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua 16/6 tuyên bố Bắc Kinh sắp hoàn thành dự án cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sẽ chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích dân sự và quân sự tại đây. Phản ứng trước tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/6 tuyên bố lo ngại về các kế hoạch xây dựng cơ sở quân sự của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh tuyên bố sắp cải tạo xong các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thông báo của Mỹ nhấn mạnh nước này lo ngại về việc Bắc Kinh dự tính tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm cả phục vụ mục đích quân sự, tại các bãi đá cải tạo phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa. “Kế hoạch của Trung Quốc không góp phần giảm căng thẳng, không hỗ trợ việc tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình, cũng không củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tuyên bố.
Kyodo News dẫn lời Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm nay (17/6) tuyên bố: “Chúng tôi thực sự quan ngại về các hành động đơn phương hòng thay đổi nguyên trạng và gây leo thang căng thẳng (trong khu vực)”.
Phát biểu này được đưa ra trong cuộc họp báo 1 ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ sớm hoàn tất một số hoạt động cải tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trước khi chuyển sang xây dựng các cơ sở tại đây.
Ông Suga nhấn mạnh rằng “ngay cả khi đã hoàn tất hoạt động cải tạo bồi lấn, đó cũng không được xem là việc đã rồi”. Tuyên bố của Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản ngầm nói rằng Tokyo sẽ không bao giờ công nhận các âm mưu của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thông qua các hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép.
Phát ngôn viên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản tuyên bố: “Đất nước chúng tôi cho rằng điều đặc biệt quan trọng là phải tuân thủ pháp quyền. (Nhật Bản) sẽ đề nghị (Trung Quốc) không có hành động đơn phương gây ra những thay đổi nguyên trạng và (đó là điều) không thể đảo ngược”.
Hãng tin Kyodo News mới đây cho biết Nhật Bản đang cân nhắc thời điểm và cách thức can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ phức tạp tại Biển Đông – nơi Trung Quốc đòi yêu sách với hầu hết diện tích.
Chính phủ Nhật Bản cũng từng tuyên bố Biển Đông là vấn đề quan trọng với lợi ích quốc gia của nước này trong bối cảnh Tokyo đang xem xét lại hiệp ước an ninh và phòng thủ chung với Mỹ. Hiện có nhiều khả năng Tokyo có thể hỗ trợ hậu cần cho hải quân Mỹ hoạt động tại khu vực Biển Đông.
Hồi tuần trước, Đô đốc Li Jie thuộc Hải quân Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố, nếu Nhật Bản đưa tàu chiến tới các khu vực tranh chấp tại Biển Đông, tàu chiến Trung Quốc “được quyền” đáp trả.
Vị đô đốc Trung Quốc cũng cảnh báo rằng các chính trị gia Nhật Bản cần suy nghĩ cẩn thận về việc đưa máy bay và tàu chiến tới Biển Đông, bởi Trung Quốc có thể sẽ không chỉ phản đối thông qua các kênh ngoại giao.
Video đang HOT
Thoa Phạm
Theo Dantri/Kyodo
Trung Quốc muốn áp đặt cả thế giới vào "sự đã rồi!"
Bất chấp chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ xây đảo nhằm biến tất cả thành "sự đã rồi".
Mỹ phản đối, tướng Trung Quốc khăng khăng giữ quan điểm
Ngày 11-5, trong cuộc gặp gỡ với Thượng tướng Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã liên tục thúc ép Bắc Kinh chấm dứt các dự án cải tạo các bãi đá ngầm để xây dựng đảo nhân tạo trên biển Đông.
Theo Lầu Năm Góc, thay vì giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông thông qua hành động thay đổi hiện trạng các đảo, đá và quân sự hóa các hoạt động trên biển, Trung Quốc nên tìm kiếm một giải pháp hòa bình với tất cả các bên tranh chấp.
Trong cuộc gặp mặt với tướng Phạm Trường Long, Bộ trưởng Carter nhấn mạnh rằng, Lầu Năm Góc vẫn muốn phát triển mối quan hệ quân sự bền vững và thực chất với Trung Quốc, nếu nước này ngừng ngay các hoạt động gây hấn trên biển Đông.
Ông Carter cũng tái khẳng định, Washington vẫn đang nỗ lực để đạt được sự đồng thuận trong biên bản ghi nhớ với Bắc Kinh, nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các tai nạn đáng tiếc khi máy bay hai nước hoạt động trên không phận biển Đông.
Trung Quốc đang bất chấp tất cả, đẩy mạnh xây đảo nhân tạo
Phản ứng trước lời kêu gọi của Mỹ, ông Phạm Trường Long đã khăng khăng rằng, Bắc Kinh đang xây dựng các hòn đảo thuộc chủ quyền (phi pháp) của họ trên biển Đông. Ông này nhấn mạnh, việc xây dựng đảo nhân tạo nhằm mục đích "cải thiện điều kiện sống" của dân chúng, đồng thời lớn tiếng yêu cầu Mỹ ngừng ngay các hoạt động quân sự trên vùng biển này.
Về mối quan hệ đang ngày càng căng thẳng với Mỹ, trước đó Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố: "Vấn đề biển Đông là hạt sạn trong quan hệ Trung-Mỹ, cả hai bên cần nhìn xa hơn về phía trước và chú ý đến các vấn đề khu vực và quốc tế lớn hơn, quan trọng hơn".
Được biết, cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter là một phần trong chuyến thăm Mỹ kéo dài một tuần của vị Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Quốc.
Vào ngày 13-6, Tướng Phạm Trường Long hội kiến với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - bà Susan Rice, tại Nhà Trắng để thảo luận về các nguy cơ có thể xảy ra trên biển Đông, cũng như các vấn đề an ninh trên không gian mạng và an toàn hàng hải.
Tướng Phạm Trường Long và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
Reuster đưa tin, Phó đại sứ Trung Quốc tại Washington là bà Ngô Tỷ còn tiết lộ thêm rằng, chuyến đi của ông Long còn có một mục đích khác là làm công tác chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bà Ngô Tỉ cho rằng, Washington và Bắc Kinh không nên giải quyết những bất đồng liên quan đến các vấn đề biển Đông bằng "ngoại giao micro" mà giải quyết theo cách riêng để đảm bảo cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 tới được thành công mỹ mãn.
Trung Quốc muốn đặt cả thế giới vào "sự đã rồi"
Hôm qua, người phát ngôn Lầu Năm Góc Steven Warren cho biết, khác với những chuyến thăm Mỹ trước đây của giới chức quân đội cấp cao Trung Quốc, chuyến thăm của tướng Phạm Trường Long không có họp báo chung do đoàn Bắc Kinh không muốn báo chí đưa tin. Đây là điều bất thường.
Tuần này, Hội nghị thượng đỉnh của khối G7 cũng đã ra tuyên bố phản đối hoạt động đơn phương xây dựng đảo của Trung Quốc, dù không nêu đích danh. Bắc Kinh đã thản nhiên đáp lại bằng tuyên bố, phát ngôn của G7 là "vô trách nhiệm" và "xa rời sự thật".
Báo The Sydney Morning Herald của Australia dẫn nguồn tin chính phủ và quân sự của Australia cho biết, những hình ảnh vệ tinh, được chụp tới thời điểm gần nhất là ngày 10-6, cho thấy một đội tàu nạo vét của Trung Quốc đã chuyển trọng tâm cải tạo từ bên ngoài rìa đảo vào trong các vùng nước trống nội đảo.
Tờ báo dẫn lời một nguồn tin cho biết có bằng chứng rõ ràng cho thấy, Trung Quốc ranh ma dùng phương pháp "đắp bờ" xung quanh thành hình hài một hòn đảo rồi mới lấp kín bên trong. Hiện phần bên trong của Đá Subi, một rạn san hô vòng ở quần đảo Trường Sa, đang được các tàu nạo, hút cát của Trung Quốc lấp kín.
Tạp chí Financial Times của Anh ngày 12-6 cho biết, Công ty nạo vét Thiên Tân thuộc Tập đoàn xây dựng cơ sở hạ tầng (CCCC) của Trung Quốc đang là doanh nghiệp thực hiện các công đoạn hút cát, đào đắp, xây dựng trái phép ở các bãi đá ngầm, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hiện trạng đảo Subi đã bị thay đổi rõ rệt trên ảnh vệ tinh mới nhất
Hình ảnh vệ tinh do tạp chí IHS Jane's cung cấp cho thấy, công ty nạo vét Thiên Tân đã điều nhiều tàu đến khu vực các bãi trên, trong đó có tàu nạo vét lớn nhất châu Á là Thiên Kình, có chiều dài 127m.
Tàu nạo vét bùn Thiên Kình đã bắt đầu tác nghiệp vòng quanh 6 bãi đá ở quần đảo Trường Sa từ tháng 9 năm ngoái. Hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm của nó đang giúp Trung Quốc dựng lên hình hài các đảo trên quần đảo Trường Sa, thay đổi bản đồ Biển Đông.
Hiệu suất làm việc của tàu nạo vét bùn khiến người ta phải kinh ngạc, mỗi giờ nó có thể đào được 4.500m3 đất đá từ dưới đáy biển. Bắc Kinh chỉ cần dựa vào chiếc tàu nạo vét bùn dài 127m này mà chỉ trong vòng 3 tháng đã xây dựng được 2 bãi đá mang dáng dấp của căn cứ.
Hình ảnh Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng đá Vành Khăn
Trên các trang mạng Trung Quốc đã xuất hiện những bức ảnh cho thấy tốc độ đào đắp trên đá Châu Viên (Trung Quốc gọi là Hoa Dương) còn kinh hoàng hơn cả Gạc Ma và Chữ Thập. Bãi đá này đã thành hình một hòn đảo rộng rãi, ô tô tải, máy ủi, máy xúc, tàu chở nguyên vật liệu tấp nập như một công trình thi công trên đất liền.
Thời gian đang là vấn đề lớn nhất của Bắc Kinh hiện nay, giới chức nước này không chừa phút giây nào nhằm cố xây nhanh các đảo nhân tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng rồi đưa dân đến ở" - biên tập của tờ IHS Jane's - ông James Hardy nhấn mạnh.
Bắc Kinh đang chạy đua với thời gian, cứ với tốc độ như thế này, chỉ hết năm nay, Trung Quốc có thể khiến chúng ta không thể nhận ra những bãi đá cũ ở quần đảo Trường Sa nữa, cái thành phố Tam Sa có thể trở thành "thành phố sống" chưa không còn là "thành phố chết" như trước đây.
Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc cứ lầm lũi đào đắp, biến những bãi đá không có người ở, không đủ điều kiện đòi vùng đặc quyền kinh tế thành các hòn đảo nhân tạo để đòi chủ quyền trái phép, hòng đặt các nước láng giềng và cả thế giới "trước sự việc đã rồi"!
Theo Mai Huyền/Đất Việt
TQ coi thường cảnh báo trên Biển Đông: Nguy cơ là gì? Nếu Trung Quốc tiếp tục bỏ qua các cảnh báo thì sẽ là nhân tố tiềm ẩn có thể đẩy đến xung đột trước hết về mặt ngoại giao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Việt Trường đã nhận định tình hình trước việc nhiều nước lên tiếng phản ứng hành động cải tạo các...