Nhật kêu gọi Myanmar thả nhà báo
Tokyo thúc giục Myanmar trả tự do cho nhà báo Yuki Kitazumi, công dân Nhật Bản, đang bị giam tại một nhà tù ở Yangon.
“Chúng tôi đang yêu cầu Myanmar sớm trả tự do cho nhà báo này. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để bảo hộ công dân. Đại sứ quán Nhật Bản đang tiếp tục làm rõ lý do Myanmar bắt giam Yuki Kitazumi”, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Katsunobu Kato nói với báo giới hôm nay.
Phóng viên tự do Kitazumi bị lực lượng an ninh Myanmar bắt ngày 18/4. Một phát ngôn viên của đại sứ quán Nhật Bản xác nhận Kitazumi đã được chuyển đến nhà tù Insein ở Yangon, nơi chuyên giam giữ các tù nhân chính trị.
Kitazumi hiện chưa bị chính quyền quân đội Myanmar buộc tội và các nhà ngoại giao Nhật Bản đang xin phép được đến thăm anh này. Đây là lần thứ hai phóng viên Nhật Bản bị bắt kể từ khi nổ ra đảo chính ở Myanmar. Kitazumi từng bị tạm giam hồi tháng hai trong một cuộc trấn áp người biểu tình của lực lượng an ninh Myanmar, song anh nhanh chóng được thả sau đó.
Người Myanmar biểu tình im lặng ở Dawei hôm 14/4. Ảnh : AFP.
Theo một nhóm giám sát địa phương, ít nhất 34 nhà báo và phóng viên ảnh vẫn bị giam trên khắp Myanmar. Quân đội Myanmar dường như đang siết chặt kiểm soát thông tin, hạn chế Internet và đã thu hồi giấy phép hoạt động của 5 cơ quan truyền thông địa phương.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính hôm 1/2 ở Myanmar, ít nhất 737 người đã thiệt mạng. Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 13/4 cảnh báo Myanmar có thể đang tiến gần một cuộc xung đột toàn diện kiểu Syria.
EU tung đòn cấm vận thứ hai lên Myanmar
Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định cấm vận 10 quan chức và 2 tập đoàn Myanmar vì cuộc chính biến và việc trấn áp người biểu tình sau đó.
Cảnh sát Myanmar đến một địa điểm có người biểu tình tại Yangon . Ảnh AFP
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 19.4 thông báo EU đã quyết định cấm vận 10 quan chức Myanmar, đa phần thuộc Hội đồng hành chính nhà nước.
Hai tập đoàn có liên hệ với quân đội Myanmar gồm Tập đoàn kinh tế Myanmar (MEC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Cổ phần kinh tế Myanmar (MEHL) cũng bị cấm vận.
Các cá nhân và tổ chức bị cấm vận sẽ bị đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh. Lệnh cấm vận có hiệu lực khi thông báo được đăng trên cổng thông tin chính thức của EU.
Quyết định được thông báo sau cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước EU ngày 19.4. Ngoại trưởng Maas cáo buộc chính quyền quân sự Myanmar vẫn tiếp tục hành động bạo lực và đẩy đất nước vào ngõ cụt.
Phe phản đối quân đội Myanmar thành lập 'chính phủ thống nhất'
Trước đó, EU đã cấm vận Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing cùng 10 quan chức cấp cao sau cuộc chính biến hồi tháng 2. Cao ủy EU phụ trách chính sách đối ngoại Josep Borrell mới đây tuyên bố sẽ gia tăng hợp tác, ưu đãi kinh tế cho Myanmar nếu nước này khôi phục nền dân chủ.
Theo Reuters, bạo lực từ sau chính biến đã làm hơn 700 người thiệt mạng trong khi hơn 3.000 người bị bắt trong các đợt trấn áp trên cả nước.
Các lãnh đạo bị lật đổ của Myanmar muốn họp ASEAN Một nhóm các nhà lập pháp từ đảng bị lật đổ của Suu Kyi kêu gọi lãnh đạo Đông Nam Á mời tham gia đàm phán giải quyết khủng hoảng. Moe Zaw Oo, người nhận là thứ trưởng ngoại giao của "chính phủ đoàn kết dân tộc" (NUG), cho biết Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không liên hệ với...