Nhật: Hơn 30 người leo núi có thể đã thiệt mạng vì núi lửa
Ít nhất 30 người leo núi tại Nhật được cho là đã thiệt mạng sau khi được các đội cứu hộ tìm thấy trong ngày hôm nay (28/9) tại núi Ontake, ngọn núi lửa cao thứ hai của nước này vừa hoạt động trở lại hôm thứ Bảy.
Thông báo từ cơ quan cảnh sát địa phương khẳng định, hơn 30 người leo núi đã được tìm thấy gần đỉnh của ngọn núi lửa nêu trên trong tình trạng “ngừng tim”, một thuật ngữ được sử dụng trước khi các bác sỹ chính thức tuyên bố tử vong
Lực lượng cứu hộ nỗ lực giải cứu các nạn nhân mắc kẹt
“Chúng tôi xác nhận có hơn 30 cá nhân trong tình trạng ngừng tim được tìm thấy gần đỉnh núi”, người phát ngôn của cảnh sát tỉnh Nagano khẳng định mà không cho biết thêm chi tiết.
Lực lượng cứu hộ đang dự kiến đưa 4 người trong số này xuống núi ngay trong tối nay, tờ Jiji Press cho biết. Khoảng 550 binh sỹ, cảnh sát và lính cứu hỏa đã được huy động tham gia trong một chiến dịch lớn nhằm giải cứu hàng chục người leo núi bị nghi mắc kẹt tại đây, sau khi ngọn núi lửa bất ngờ hoạt động trở lại mà không có cảnh báo
Video đang HOT
Nhiều tro bụi, đất đá và hơi nóng đã bị giải phóng vào đúng dịp cuối tuần có đông du khách tới đây.
Một màn tro bụi dày tới 20cm đã che phủ một diện tích lớn khắp núi, và buộc khoảng 150 người phải trú ẩn tại các trại trú ẩn trên núi. Giới chức địa phương tin rằng có từ 45-49 người leo núi đã ẩn nấp qua đêm trong các cabin trên núi, mặc dù con số chính thức chưa được xác nhận.
Ontake là ngọn núi thu hút nhiều du khách, đặc biệt vào cuối tháng 9 khi lá cây chuyển màu trong mùa thu tạo ra cảnh tượng kỳ thú.
Nhiều cabin trú ẩn trên núi bị đất đá phá hủy
Những người leo núi từ trên đỉnh xuống đã thuật lại cảnh tượng kinh hoàng, khi đất đá từ trên cao trút xuống còn tro bụi nóng bỏng dày đặc trong không khí. Một đoạn phim được quay từ bên trong một cabin vào thời điểm không lâu trước vụ phun trào đã được kênh NHK phát sóng, cho thấy những tiếng la hét hoảng loạn của những người leo núi khi đất đá đổ ầm ầm xuống trên trần và tường.
Một nhóm 25 người leo núi đã phải qua đêm trong một cabin, trong đó có một trẻ nhỏ, cuối cùng cũng tìm cách xuống được trong hôm nay, để tới một trong những lối mòn dẫn lên đỉnh núi.
Một người đàn ông trung niên trong nhóm này cho biết họ từng ở gần đỉnh núi. “Mọi người đều hoảng hốt”, ông thuật lại với đài NHK với khuôn mặt đầy tro bụi. “Thành thực mà nói tôi mừng vì có thể sống sót trở về”.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Mơ mộng giữa dòng Mê Kông
Mê Kông - một kiệt tác kỳ vĩ của tạo hóa như con rồng chảy qua 6 nước trước khi đổ ra biển lớn. Nhiều người nghĩ, dòng Mê Kông ồn ã khốc liệt, nhưng không hẳn bởi vẫn có những khúc yên ả hiền hòa. Đó là đoạn chảy qua tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia.
Sông Mê Kông hiền hòa ở ngoại thành thành phố Ban Lung, tỉnh Rattanakiri
Từ cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (Đức Cơ - Gia Lai), đi xe khoảng 85 cây số là bạn chạm chân tới thành phố Ban Lung của tỉnh Rattanakiri (Campuchia). Đó là một thành phố nhỏ với những người dân nhân hậu và hiếu khách. Có thể gọi Ban Lung là "thành phố rừng" bởi những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi tạo thành những tán rừng tự nhiên bao phủ cả thành phố. 12 nhóm dân tộc thiểu số Khmer Thượng sống ở nơi này còn nhờ vào dòng Mê Kông chảy qua với lượng thủy sản phong phú.
Tuy là thành phố nhỏ nhưng Ban Lung lại có những quy hoạch rất hiện đại để thu hút khách du lịch. Nhờ vào các khu rừng nguyên sinh, thác nước hùng vĩ, mỏ đá quý, hồ núi lửa Yeak Laom nổi tiếng mà Ban Lung được ví như "người tình trăm năm" của những ai yêu sự yên bình.
Ở ngoại thành của Ban Lung là hồ núi lửa Yeak Laom được hình thành từ cách đây 700.000 năm. Người bản địa nơi đây coi hồ núi lửa là nơi linh thiêng, là "cái rốn" của trời đất. Người ta còn nói, sở dĩ hồ nước này không bao giờ cạn là bởi có dòng Mê Kông như một "mạch máu" tiếp nước cho hồ. Và từ nơi đây nhìn xuống, dòng sông Mê Kông vắt ngang thành phố Ban Lung như một con rồng khổng lồ uốn lượn dưới những rừng cây cổ thụ của thành phố.
Cũng giống như các làng quê Việt, bà con ở tỉnh Rattanakiri chủ yếu làm nông nghiệp. Cư dân sống nơi đây hầu hết là người Khmer Thượng với tập tục cổ truyền thờ thần nước. Thần nước của họ chính là dòng Mê Kông. Cũng giống như sông Hồng ở nước ta, người Khmer Thượng coi Mê Kông là dòng sông mẹ. "Mẹ Mê Kông" cho họ nước và tắm mát cho những tâm hồn cằn khô giữa cát trắng.
Do bất đồng ngôn ngữ, chúng tôi không biết tên những ngôi làng ven dòng Mê Kông ở nơi này. Nhưng đó không phải là vấn đề gây cản trở nhiều. Bởi sự an bình của những ngôi làng và sự hiền hậu của người dân đã xóa đi cảm giác lạc lõng. Chiều tối, người dân xách theo thùng quần áo ra dòng sông giặt giũ. Trẻ con theo mẹ ra ngụp lặn dưới dòng nước mộng mơ.
Chia tay Ban Lung - chia tay dòng Mê Kông - chia tay những con người của đất nước chùa tháp hiền lành. Chúng tôi mới hiểu rằng, thế giới thật rộng lớn, văn hóa phong tục thật đa dạng. Nhưng những dòng sông bao giờ cũng là chốn bình yên, mơ mộng và sự sống luôn nảy sinh ven những dòng sông đó.
Theo ANTD
Trung Quốc khoan trúng "núi lửa", loay hoay trong sự bẽ bàng Giàn khoan Hải Dương 981 được sử dụng như một hòn đảo di động để giành chủ quyền, nhưng chính giàn khoan này đang lôi Trung Quốc vào một vũng lầy khó thoát. Mục đích và thực tế Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc mang đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một giàn khoan nửa chìm, công nghệ tiên tiến bậc...