Nhật hối thúc Australia mua tàu ngầm giữa căng thẳng Biển Đông
Nhật bày tỏ quan ngại về sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc và mong muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Australia thông qua xuất khẩu tàu ngầm.
Cuộc gặp giữa các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Australia và Nhật Bản. Ảnh:Japantimes
Trong chuyến công du tới Australia gần đây, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản nhắc lại quan ngại về hành động gia tăng căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời hối thúc Australia mua sắm các tàu ngầm thế hệ mới để đảm bảo tự do hàng hải trên vùng biển chiến lược này, theo Bloomberg.
“Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động ở Biển Đông. Chúng ta không thể chấp nhận và dung túng cho hành động này, chúng ta cần đảm bảo tinh thần thượng tôn luật pháp và tự do hàng hải”, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói với các phóng viên ở Sydney trong cuộc gặp 2 2 với các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Australia hôm 22/11.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nhắc lại lập trường của nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông nhưng Australia “hối thúc các bên giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và phù hợp với trật tự được luật pháp quốc tế thừa nhận”.
Nhật Bản đang nỗ lực để trở thành đối tác đóng một loạt tàu ngầm thế hệ mới cho Australia trong chương trình trị giá 36 tỷ USD. Theo các nhà quan sát, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đang dựa vào mối đe dọa về tự do hàng hải trên Biển Đông để thuyết phục phía Australia ký hợp đồng này.
“Hai nước chúng ta đều là những nước gần biển và cùng có chung lợi ích chủ chốt trong đảm bảo tự do hàng hải”, ông Nakatani tuyên bố hôm 22/11.
Video đang HOT
Tăng cường hợp tác bằng tàu ngầm
Đối với Nhật Bản, việc chiến thắng trước hai đối thủ nặng ký là Thyssenkrupp AG của Đức và DCNS của Pháp trong cuộc đua chế tạo tàu ngầm cho Australia sẽ củng cố “quan hệ đặc biệt” mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tìm cách xây dựng với nước này để đối phó với hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trên biển.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. Ảnh: Defensenews
Tuy nhiên, Australia vẫn còn lưỡng lự trong việc ký hợp đồng mua các tàu ngầm tiên tiến nhất lớp Soryu của Nhật Bản, vì lo ngại điều này sẽ có nguy cơ chọc giận Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ.
Tàu ngầm lớp Soryu 4.000 tấn là một trong những mẫu tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất thế giới, với giá thành khoảng 487 triệu USD mỗi chiếc. Masaki Ishikawa, một quan chức thuộc bộ phận đấu thầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng tàu ngầm lớp Soryu “rất phù hợp với các nhu cầu của hải quân Australia”.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne cho biết quá trình đánh giá cạnh tranh vẫn đang diễn ra và bà đang đợi hồ sơ đấu thầu của ba nhà thầu từ Đức, Nhật, Pháp cho tới hết tháng này. Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Australia đã có những lời tán dương về mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản.
“Chúng ta có những giá trị chung, chúng ta chia sẻ những lợi ích chiến lược, chúng ta cùng là đồng minh của Mỹ”, bà Payne nói. ” Một phần quan trọng trong cuộc thảo luận của chúng ta hôm nay là tăng cường hợp tác quốc phòng”.
Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp, hai nước nhấn mạnh “sự tham gia sâu rộng vào khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương có tầm quan trọng lớn về kinh tế và chiến lược”. Nhật Bản và Australia cũng nhất trí rằng đảm bảo sự thịnh vượng và ổn định trong khu vực “có tầm quan trọng sống còn với cả hai nước”.
Duy Sơn
Theo VNE
Australia không tuần tra Biển Đông với Mỹ
Australia hôm qua cho biết không có kế hoạch tham gia tuần tra gần các đảo nhân tạo được xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa và sẽ tiếp tục cuộc tập trận với Trung Quốc trên Biển Đông.
Tàu HMAS Arunta của hải quân Australia. Ảnh: WSJ
"Chúng tôi không được đề nghị tham gia với Mỹ và chúng tôi cũng không có kế hoạch nào hơn những gì chúng tôi đã làm", Xinhua dẫn lời Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói.
Bà cũng xác nhận thông tin rằng hai tàu khu trục lớp Anzac của hải quân Australia hiện đã có mặt ở Trung Quốc để tham gia cuộc tập trận chung bắn đạn thật giữa hai nước.
"Đúng vậy, chúng tôi có những cuộc tập trận chung với hải quân Mỹ, chúng tôi cũng có những cuộc tập trận chung với hải quân Trung Quốc, vì thế chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động trong khu vực này", bà Bishop nói.
Các tàu khu trục HMAS Stuart và HMAS Arunta của Australia dự kiến cập cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông cuối tuần này, trước khi cuộc tập trận chung với các tàu Trung Quốc diễn ra vào ngày 2/11.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Malise Payne khẳng định cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ lâu vẫn sẽ diễn ra như dự kiến, bất chấp những căng thẳng gần đây trên Biển Đông.
Ông cũng cho hay trong một thông cáo rằng Australia "không liên quan đến hoạt động hiện tại của Mỹ ở Biển Đông".
Hôm 27/10, Mỹ triển khai tàu khu trục tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Động thái trên của Mỹ nhận được sự ủng hộ từ các đồng minh Philippines, Australia và Nhật Bản.
Tuy nhiên, Trung Quốc phản ứng gay gắt. Các tư lệnh hải quân Mỹ - Trung hôm nay sẽ tổ chức thảo luận trực tuyến về vấn đề này, trong đó Bắc Kinh đe dọa sẽ thể hiện lập trường cứng rắn của mình.
Trước những động thái trên, Bộ Ngoại giao Việt Nam tái khẳng định tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Anh Ngọc
Theo VNE
Philippines, Nhật Bản kết thúc tập trận trên Biển Đông Ngày 24.6, hải quân Philippines và Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) kết thúc cuộc tập trận chung 3 ngày trên Biển Đông bằng chuyến bay trinh sát gần khu vực Trung Quốc tranh chấp chủ quyền. Binh sĩ Nhật Bản trong cuộc tập trận chung với Philippines - Ảnh: Reuters Theo AFP, máy bay P-3C Orion của Nhật và...