Nhật Hoàng tri ân các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 1/1, Nhật Hoàng Naruhito gửi tới người dân Nhật Bản thông điệp mừng Năm mới 2021, trong đó bày tỏ tri ân các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nêu bật những khó khăn và thách thức mà các nhân viên y tế tuyến đầu đang phải chống đỡ trong bối cảnh số ca mắc mới ngày một tăng cao.
Nhật hoàng Naruhito (trái) và Hoàng hậu Masako. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong thông điệp chứa đựng nhiều hy vọng, Nhật Hoàng Naruhito nhấn mạnh cảm ơn các nhân viên y tế đã làm việc suốt ngày đêm để cứu sống bệnh nhân, cũng như gửi lời chia buồn tới những người đã mất đi người thân và bạn bè vì dịch COVID-19 ở Nhật Bản và trên khắp thế giới. Ông nói: “Cuộc sống hằng ngày của chúng ta đã bị ảnh hưởng lớn do căn bệnh truyền nhiễm này. Chúng tôi đặc biệt lo lắng cho những người đang phải chật vật ứng phó với hoàn cảnh khó khăn như mất việc làm hay nhà cửa, hoặc những người đang cảm thấy cô đơn”.
Bên cạnh đó, Nhật Hoàng Naruhito cũng đề cập thảm họa mưa lũ ở phía Tây Nhật Bản hồi tháng 7/2020 và bày tỏ đoàn kết với những người đã mất đi người thân và nhà cửa trong thảm họa này. Khẳng định rằng trong quá khứ, loài người đã vượt qua nhiều dịch bệnh truyền nhiễm và thảm họa thiên nhiên bằng sự đoàn kết và sự kiên trì, Nhật Hoàng Naruhito bày tỏ hy vọng mọi người sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua những thách thức và khó khăn.
Về phần mình, xuất hiện bên Nhật Hoàng Naruhito, Hoàng hậu Masako bày tỏ: “Chúng tôi cầu nguyện cầu năm 2021 sẽ là một năm thái bình cho tất cả mọi người”.
Nhật Hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đưa ra thông điệp trên trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới của dịch COVID-19 với số ca mắc mới trên toàn quốc đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 4.000 ca/ngày đúng vào ngày cuối cùng của năm 2020. Điều này gây quan ngại về nguy cơ hệ thống y tế bị quá tải. Cơ quan Nội chính Hoàng gia đã thông báo hủy sự kiện chào mừng Năm Mới ở Hoàng cung vì lo ngại dịch bệnh lây lan. Đây là lần đầu tiên sự kiện này bị hủy bỏ kể từ năm 1990 khi Nhật Bản để tang Nhật Hoàng Hirohito, ông nội của Nhật Hoàng Naruhito.
Trong bài phát biểu cùng ngày nhân dịp Năm mới, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide khẳng định chính phủ nước này sẽ làm mọi việc có thể để kiểm soát dịch COVID-19 và gấp rút chuẩn bị cho các thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo vào mùa Hè 2021.
Video đang HOT
Thủ tướng Suga nêu rõ: “Nội các cam kết bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân, tiếp tục nỗ lực hết sức để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và vực dậy nền kinh tế”. Khẳng định dịch COVID-19 là “cuộc khủng hoảng chưa từng có ở tầm quốc gia”, Thủ tướng Suga cảm ơn các nhân viên y tế ở tuyến đầu đã làm việc ngày đêm để chống lại dịch bệnh nguy hiểm này. Liên quan các thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo, dự kiến sẽ diễn ra trong nửa cuối năm 2021, Thủ tướng Suga khẳng định các sự kiện thể thao này sẽ được tổ chức “một cách an toàn và an ninh” và sẽ là “biểu tượng cho sự đoàn kết của thế giới”.
Để đưa nền kinh tế Nhật Bản trở lại quỹ đạo tăng trưởng sau đại dịch, Thủ tướng Suga cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ hoạt động đầu tư vào công nghệ xanh và “sẽ tập trung tất cả các nguồn lực chính sách và hành động quyết liệt đối với các cải cách”. Bên cạnh đó, ông cũng cam kết phát triển nền kinh tế vùng thông qua cải cách nông nghiệp và phát triển du lịch.
Về lĩnh vực đối ngoại, Thủ tướng Suga khẳng định quan hệ đồng minh an ninh với Mỹ sẽ vẫn là nền tảng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản. Nhà lãnh đạo Nhật Bản đồng thời cam kết tiếp tục nỗ lực để hiện thực hóa “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở”, ý tưởng do cựu Thủ tướng Abe Shinzo đưa ra và được Tokyo tích cực triển khai trong thời gian qua, trong khi vẫn duy trì quan hệ ổn định với các nước láng giềng.
Hơn 83,7 triệu người mắc Covid-19, WHO phê duyệt vắc-xin
Tính đến 6h sáng nay, dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 83,7 triệu người khắp toàn cầu, trong đó hơn 1,82 triệu người tử vong. Ngoài ra, số ca hồi phục trên thế giới đạt hơn 59,2 triệu người.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với tổng số người nhiễm và thiệt mạng kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay là hơn 20,4 triệu và 353.674.
Ổ dịch lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ với hơn 10,2 triệu người nhiễm và 149.018 ca tử vong. Kế đó là Brazil với hơn 7,6 triệu người bệnh, bao gồm 194.975 người trong đó đã tử vong.
Thế giới đón Năm mới trong phập phồng lo lắng
Tại Australia, dù tình hình dịch Covid-19 hết sức phức tạp, màn trình diễn pháo hoa vẫn được tổ chức ở thành phố Sydney. Tuy nhiên người dân thành phố này bị cấm tụ tập đông người để xem màn trình diễn.
Hãng tin ABC ngày 31/12 cho biết, một số ca nhiễm Covid-19 đã được ghi nhận ở phía tây thành phố Sydney, và những ca này có liên quan tới ổ dịch mới phát hiện ở bãi biển Avalon nằm ở phía bắc thành phố này.
Trong khi đó, bầu không khí trước lễ Giao thừa ở Nhật Bản khá ảm đạm. Do số ca nhiễm mới tại Tokyo trong ngày 31/12 lên tới 1.337 trường hợp, nên Thị trưởng Yuriko Koike đã buộc phải kêu gọi người dân nơi đây nên ở nhà trong những ngày tới.
Người dân Trung Quốc đi xét nghiệm. Ảnh: THX
Tại Hàn Quốc, chính quyền thủ đô Seoul đã hủy lễ đánh chuông đêm Giao thừa ở khu Jongno. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1953, buổi lễ này bị hủy bỏ. Hàn Quốc cũng ra lệnh cấm các cuộc tụ tập trên 5 người và đóng cửa các điểm du lịch lớn từ đêm Giáng sinh đến 3/1.
Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc cũng phải hủy bỏ một số hoạt động tụ tập đông người đón chào năm mới. Tuy nhiên, các hoạt động ngoài trời như bắn pháo hoa vẫn được tổ chức ở một số nơi khác của Trung Quốc như Thượng Hải, Đài Loan, Hong Kong...
Do dịch Covid-19, Bangkok đã phải áp đặt thêm một số lệnh giới nghiêm mới, bao gồm đóng cửa một số tụ điểm vui chơi giải trí. Các hoạt động như biểu diễn ca nhạc ở một số quận sầm uất tại Bangkok cũng bị hủy bỏ. Dù vậy, màn bắn pháo hoa vẫn được tổ chức.
Ở châu Âu, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết nước này đã triển khai 100.000 cảnh sát và hiến binh trên khắp cả nước trong đêm Giao thừa để thực hiện lệnh giới nghiêm.
Tại Anh, do biến thể mới của virus corona đang hoành hành dữ dội, nên chính quyền thủ đô London đã phải siết chặt thêm nhiều biện pháp phòng dịch bệnh.
WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc-xin đầu tiên
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trên Twitter, "vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech đã trở thành vắc-xin đầu tiên nhận được sự phê duyệt để sử dụng khẩn cấp kể từ khi dịch bùng phát". Việc này được cho là sẽ mở đường cho các quốc gia trên khắp thế giới nhanh chóng đồng ý nhập khẩu và phân phối vắc-xin này.
Mariangela Simao, quan chức WHO phụ trách mảng tiếp cận thuốc và các sản phẩm y tế, nhận định động thái trên là một bước rất tích cực hướng đến đảm bảo toàn cầu được tiếp cận vắc-xin ngừa Covid-19. Theo bà, cần có một nỗ lực toàn cầu lớn hơn để có đủ nguồn cung vắc-xin, đáp ứng nhu cầu của các nhóm người ưu tiên ở khắp mọi nơi.
Thái Lan: Vi phạm quy định cấm tụ tập có thể bị phạt tới 1.300 USD Chính phủ Thái Lan đã cấm tất cả các cuộc tụ tập có nguy cơ làm lây lan dịch COVID-19, ngoại trừ phạm vi gia đình và các hoạt động của chính phủ. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức tại các khu vực có dịch. Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan, ngày 22/12/2020. Ảnh...