Nhật hoàng Akihito: Vua của triều đại lâu đời nhất thế giới
Nhật hoàng Akihito là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Nhật Bản đồng thời là vị vua luôn được dân chúng yêu mến.
Bài phát biểu hiếm có khi Nhật hoàng Akihito ngỏ ý thoái vị Trong bài phát biểu hiếm có trên truyền hình ngày 8/8, Nhật hoàng Akihito đã ám chỉ việc thoái vị vì lý do sức khỏe, đây là động thái chưa từng có trong lịch sử nước Nhật.
Nhật hoàng Akihito (ngoài cùng bên phải) sinh ngày 23/12/1933, là con trai của Thiên hoàng Hirohito và Hoàng hậu Nagako. Ông chính thức thừa kế ngai vàng vào năm 1989 và lấy hiệu là Heisei. Ông hiện là vị hoàng đế tại vị lâu thứ 21 trên thế giới.
Nhật hoàng từng học tiểu học và trung học tại Gakushuin, Trường Bộ Nội chính Hoàng Gia, sau trở thành cơ sở giáo dục tư thục. Năm 1952, ông theo học khoa Kinh tế Chính trị, Đại học Gakushuin và hoàn thành chương trình giáo dục đại học vào năm 1956. Lễ thành nhân và tấn phong Hoàng Thái Tử của ông được tổ chức cùng năm.
Năm 1959, Hoàng Thái Tử Akihito cưới bà Michiko Shoda, con gái của một doanh nhân. Cả nước vui mừng với lễ cưới truyền thống được tổ chức cùng dàn xe ngựa kéo lộng lẫy. Hơn 500.000 người đổ ra đường để chào mừng sự kiện này. Đây được coi một trong những ngày hạnh phúc nhất trong lịch sử hậu chiến Nhật Bản.
Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhà vua là “biểu tượng của Nhà nước và sự đoàn kết của nhân dân”, Nhà vua có được vị thế này là nhờ vào “ý nguyện của nhân dân, người thực sự có quyền lực tối thượng”.
Nhật hoàng Akihito trị vì trong giai đoạn đất nước Nhật Bản có nhiều thay đổi như khủng hoảng kinh tế do vỡ “bong bóng bất động sản” từ những năm 1990, tỷ lệ thất nghiệp đạt kỷ lục vào năm 2009… Bức ảnh chụp Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko nhân dịp đến thăm thành phố Minamisanriku, tỉnh Miyagi sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011.
Video đang HOT
Nhật hoàng từng đón nhiều nguyên thủ nước ngoài tại Nhật. Trong ảnh, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Cung điện Hoàng gia ngày 14/11/2009 nhân chuyến thăm của ông Obama tới đây.
Ông có chuyến công du nước ngoài đầu tiên để tham dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh Elizabeth II và đi thăm nhiều nước Bắc Mỹ, Châu Âu sau khi được phong chức hoàng thái tử. Trong ảnh, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko được chào đón tới cung điện Buckingham của Nữ hoàng Anh Elizabeth II hồi tháng 5/2007.
Nhật Hoàng Akihito cùng Hoàng Hậu Michiko trong chuyến thăm lịch sử đến Philippines trong tháng 1/2016, đánh dấu 6 thập niên quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước. Nhật hoàng cũng từng bày tỏ niềm ân hận vì những hành động do phát xít Nhật gây ra nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2.
Tháng 8/2016, Nhật hoàng Akihito công bố mong muốn thoái vị vì lý do tuổi tác. Điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Nhật Bản này khiến phần lớn người dân ngỡ ngàng. Vì lý do sức khỏe, ông bày tỏ mong muốn chuyển giao nhiệm vụ của Nhật hoàng cho người trong dòng tộc. Người kế nhiệm ông Akihito là người con trai cả, Thái tử Naruhito,
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28/2 đến 05/3/2017. Nhà vua cùng Hoàng hậu Nhật Bản sẽ có nhiều hoạt động tại Hà Nội và Huế. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên mà Nhật hoàng Akihito ghé thăm từ sau khi ông tỏ ý thoái vị.
(Theo Zing News)
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật thăm Đại nội, nghe nhã nhạc cung đình Huế
Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko sáng nay thăm Đại nội Huế, dành khoảng 10 phút thưởng thức ba tiết mục nhã nhạc cung đình.
Sáng 4/3, trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko đến Đại nội Huế. Nhiều người dân chờ đón bên đường 23/8 và Đoàn Thị Điểm, trong số này có rất nhiều người Nhật Bản công tác tại Huế.
Nhà vua và Hoàng hậu bắt đầu thăm Đại nội Huế vào khoảng hơn 10h. Nhà vua và Hoàng hậu được đón tiếp ngay tại cổng Ngọ Môn với nghi thức cao nhất, gồm lính mang lọng, trong tiếng lễ nhạc.
Nhà vua và Hoàng hậu tham quan Đại nội trong tiếng lễ nhạc của đội nhã nhạc cung đình.
Nhà vua và Hoàng hậu nghe giới thiệu về Đại nội Huế. Đây là hoàng cung triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1945, vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Nhà vua và Hoàng hậu sau đó thăm điện Thái Hoà, nơi vua triều Nguyễn thiết triều.
Từ năm 1992, Quỹ Uỷ thác Nhật Bản, thông qua UNESCO, đã hỗ trợ bảo tồn, trùng tu di tích Ngọ Môn và đào tạo nhân lực cho công tác bảo tồn di sản tại Huế.
Nhà vua và Hoàng hậu sau đó đi xe điện đến nhà hát Duyệt Thị Đường bên trong Đại nội. Tại đây, Nhà vua và Hoàng hậu thưởng thức ba tiết mục gồm múa lân, múa lục cúng hoa đăng và nhã nhạc cung đình Huế.
Ông Hatsuhisa Takashima, Thư ký báo chí của Nhà vua, cho biết Nhà vua và Hoàng hậu rất quan tâm đến nhã nhạc cung đình Huế vì "nhã nhạc cung đình Huế và nhã nhạc cung đình Nhật Bản Gagakus được cho có cùng nguồn gốc với nhau".
Khuôn viên Đại nội rộng lớn, gồm nhiều công trình kiến trúc như Ngọ Môn, điện Thái Hoà, nhà hát cung đình Duyệt Thị Đường... nên đoàn công tác của Nhà vua và Hoàng hậu di chuyển bằng xe điện.
Du khách nước ngoài thường đến tham quan thủ đô Tokyo và cố đô Kyoto để tìm hiểu lịch sử hình thành và văn hóa của Nhật Bản. Vì vậy, Nhà vua và Hoàng hậu thăm thủ đô Hà Nội và cố đô Huế để tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử và hình thành phát triển của Việt Nam, ông Takashima cho biết.
Nhà vua và Hoàng hậu kết thúc chuyến thăm tại Đại nội, kéo dài hơn một giờ, và về khách sạn nghỉ trưa.
Tại Huế, Nhà vua và Hoàng hậu còn gặp gỡ các tình nguyện viên của tổ chức JICA và cộng đồng người Nhật Bản tại Việt Nam trước khi rời đi Bangkok, Thái Lan, ngày 5/3 để viếng Quốc vương Bhumibol Adulyadej, qua đời năm 2016.
Võ Thạnh - Hoàng Táo
Theo VNE
Tổng Bí thư mời tiệc trà Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sáng nay dự tiệc trà do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chủ trì trước khi rời Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân đón tiếp Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Ảnh: Giang Huy. Đây là hoạt động trong ngày cuối cùng ở Hà Nội của Nhà...