Nhật hỗ trợ du khách 50% chi phí đi lại
Chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch trợ cấp 12,5 tỷ USD để hỗ trợ khách khi bắt đầu đi du lịch hậu Covid-19.
Nhật Bản đang tìm cách thúc đẩy du lịch nội địa bằng cách hỗ trợ 50% chi phí đi lại sau khi Covid-19 được kiểm soát. Theo người đứng đầu Tổng cục Du lịch, Hiroshi Tabata, chính phủ đã đồng ý tung gói hỗ trợ trị giá 12,5 tỷ USD để thực hiện việc này. Mọi người sẽ được hưởng chính sách vào đầu tháng 7, nếu các ca mắc nCoV mới giảm mạnh. Theo Telegraph, chưa rõ chính sách mới này của Nhật Bản chỉ áp dụng với khách quốc nội, hay gồm cả khách quốc tế.
Đền Sensoji ở Asakusa, thủ đô Tokyo hôm 25/4. Trước đại dịch, nơi đây luôn chật kín khách du lịch quốc tế. Ảnh: Bloomberg.
Trong những năm gần đây, du lịch nội địa là một trong số ít các ngành chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong nền kinh tế Nhật Bản. Nhưng đại dịch đã dẫn đến việc hoãn tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo, dự kiến diễn ra vào tháng 7. Đây là đòn giáng nặng nề với ngành du lịch Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo dữ liệu mới nhất của chính phủ, khoảng 2.900 khách quốc tế đến thăm Nhật Bản vào tháng 4, giảm 99,95 so với cùng kỳ năm ngoái vì đại dịch. Đây là lần đầu tiên số lượng khách quốc tế tính theo tháng thấp kỷ lục như vậy, dưới mốc 10.000 khách tính từ năm 1964. Mức giảm phần trăm cũng lớn nhất từ trước đến nay. Số lượng khách nước ngoài trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 ở mức 3,94 triệu, giảm 64,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo dữ liệu từ Tổng Cục Du lịch, khi các hạn chế du lịch được áp dụng trên toàn cầu, số lượng công dân rời đất nước để bay tới các nơi khác trong tháng 4 giảm 99,8%, còn gần 3.900 người.
Nhât Bản đã nới lỏng hạn chế đi lại trong nước vào đầu tháng 4, và mở rộng thêm danh sách cấm nhập cảnh đối với công dân các nước. Ngày 3/4, danh sách cấm nhập cảnh chỉ có khoảng 70 quốc gia, nhưng đến ngày 16/5, con số đó đã tăng lên đến 100. Các quốc gia châu Á nằm trong danh sách này, tính từ ngày 3/4 gồm Indonesia, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Brunei, Việt Nam, Malaysia…
Bí ẩn về 'đồng xu' khổng lồ trên bãi biển
Cư dân địa phương truyền tai nhau câu chuyện về một người trúng giải xổ số lớn sau khi ghé thăm bức vẽ đồng xu Kan'ei Tsh.
Được ban hành vào năm Kan'ei 13 (1636), những đồng xu Kan'ei Tsh đục lỗ vuông lập tức trở thành tiền tệ chuẩn suốt thời Edo, và sau này là một biểu tượng văn hoá. Khách du lịch đến với xứ sở hoa anh đào vẫn có thể bắt gặp bóng dáng những đồng xu này khi dạo trong những con phố cổ, như ở quận Asakusa ở Tokyo.
Đến thành phố Kan-onji, du khách sẽ thấy một bức tranh cát (gọi là Zenigata Sunae) của đồng Kan'ei Tsh trên bãi biển Ariake. Tác phẩm này dài 122 m, rộng 90 m, ước tính chu vi lên tới 345 m. Dù trông như hình tròn khi nhìn từ xa, nó thực ra lại có hình chữ nhật thuôn dài.
Nguồn gốc của bức vẽ đồng Kan'ei Tsh trên cát còn là bí ẩn. Một truyền thuyết nổi tiếng kể lại rằng người địa phương đã thức trắng đêm vẽ nó, để chào đón vị lãnh chúa phong kiến Ikoma Takatoshi, người đang trên đường tới thị sát thành phố năm 1633.
Tuy nhiên, câu chuyện này bị phủ nhận, bởi đồng tiền còn chưa được phát hành vào thời đó. Dù vậy, các nhà nghiên cứu phải đồng tình rằng bức tranh cát này được tạo nên vào thời Edo, nhiều khả năng vào nửa đầu thế kỷ 19 hoặc sớm hơn.
Một số người tin rằng trong Thế Chiến II, quân đội Mỹ đã nghi bức tranh cát này là một pháo đài bí mật và cử lính tới do thám nhiều lần. Ảnh: S hikoku Tourism.
Cư dân địa phương còn truyền tai nhau câu chuyện về một người trúng giải xổ số lớn sau khi ghé thăm bức vẽ đồng xu Kan'ei Tsh. Người ta cho rằng bất kỳ ai nhìn thấy nó đều sẽ sống thọ, khoẻ mạnh và tiền tài dồi dào. Chuyện này dù chưa rõ thực hư, song đã kích thích ngành du lịch địa phương, và bức tranh cát vẽ đồng xu cổ trở thành một "điểm trúng số", nơi khách tham quan đổ xô đến để mong cầu may mắn.
Khi nghệ thuật Zenigata Sunae ngày càng nổi tiếng, thành phố Kan-onji đã lấy cảm hứng từ đó để chọn đồng Kan'ei Tsh làm biểu tượng. Vào năm 2010, đồng tiền cổ này còn được quyết định trở thành một phần của dòng tiền tệ lưu hành trong thành phố, người dân và du khách có thể dùng khi mua bán trong các cửa hàng địa phương.
Khung cảnh sẽ ấn tượng hơn nếu du khách đến đây vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Ảnh: S hikoku Tourism.
Do bức tranh cát là khu vực bất khả xâm phạm, khách tham quan chỉ có thể ngắm từ xa. Nơi lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng nó là từ đài quan sát trên một ngọn đồi trong công viên Kotohiki, vào cửa miễn phí. Trong công viên còn có một bảo tàng trưng bày bộ sưu tập tiền xu trên thế giới.
Bức họa đồng quê Bình Định Rớ chồ đầm Thị Nại, cánh đồng lúa chín và trại chăn vịt ở Cát Tân tạo nên bức tranh đồng quê yên bình khi nhìn từ trên cao. Quang cảnh ngư dân làm nghề rớ chồ (những chiếc rớ được cố định trên sông để đánh bắt tôm, cá) trên đầm Thị Nại. Tên "Thị Nại" có âm gốc tiếng Chămpa gọi...