Nhật, Hàn, Úc giúp Philippines
Philippines sẽ được Mỹ trợ giúp về quân sự trị giá hơn 144 triệu USD trong năm nay
Tàu BRP Gregoria del Pilar 15, tàu chiến lớp Hamilton của Mỹ, đã chuyển giao cho hải quân Philippines. Ảnh: Get Real Post
Ngoài Mỹ, ít nhất 3 quốc gia khác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đang giúp Philippines xây dựng năng lực về quốc phòng đáng tin cậy ở mức tối thiểu để bổ sung cho khả năng ngoại giao của nước này nhằm đối phó với những tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Tây Philippines (tức biển Đông). Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã tuyên bố như trên đồng thời tiết lộ rằng Chính phủ Nhật nhiều khả năng sẽ cung cấp cho nước này 12 tàu tuần tra.
Video đang HOT
Ông Del Rosario nhấn mạnh: “Họ đang xem xét cung cấp 10 tàu tuần tra theo chương trình viện trợ phát triển chính thức (ODA) và 2 tàu lớn hơn”. Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cũng xác nhận Philippines sẽ nhận được ít nhất 10 tàu tuần tra từ Nhật Bản.
Bên cạnh đó, theo báo Philippine Daily Inquirer, ông Del Rosario khẳng định: “Về phần Hàn Quốc, chúng tôi đã đạt thỏa thuận về hậu cần và chúng tôi đã nhận được trang thiết bị, như áo giáp và mũ sắt, cho các lực lượng vũ trang Philippines. Bộ Quốc phòng Philippines cũng đang xem xét khả năng mua máy bay của Hàn Quốc”.
Tháng 11-2011, Tổng thống Benigno Aquino III đã yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (lúc đó đang ở thăm Philippines) về việc cung cấp máy bay, tàu tuần tra và vũ khí hạng nặng khác để giúp tăng cường sức mạnh quân sự cho nước này giữa lúc xảy ra căng thẳng với Trung Quốc. Tổng thống Hàn Quốc không có phản ứng gì trước lời đề nghị đó nhưng tuyên bố rằng Seoul muốn giúp Manila giải quyết các vấn đề về biển.
Ngoài ra, theo Ngoại trưởng Del Rosario, Philippines có thể nhận được một số tàu tìm kiếm và cứu nạn từ Úc cũng như một số lượng lớn nhân viên quân sự Philippines sẽ được các chuyên gia Úc huấn luyện. Ông cho biết trong năm nay, Philippines sẽ nhận được sự trợ giúp về quân sự trị giá hơn 144 triệu USD từ Mỹ.
Trong khi đó, theo báo The Philippine Star, Bộ Quốc phòng Philippines ngày 20-5 tuyên bố rằng việc Trung Quốc triển khai 5 tàu chiến gần lãnh hải của Philippines không hề là nỗi lo nghiêm trọng miễn là những tàu này vẫn còn trong vùng biển quốc tế. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez đã từ chối bình luận về ý kiến cho rằng việc điều động 5 tàu chiến Trung Quốc là sự phản ứng đối với chuyến thăm vịnh Subic của tàu ngầm Mỹ USS North Carolina hồi tuần trước. Ông nói: “Chúng tôi không được phỏng đoán về hành động của các nước khác”. Tuy vậy, ông Galvez quả quyết các giới chức Bộ Quốc phòng Philippines sẽ theo dõi sát diễn biến ở khu vực đang tranh chấp.
Sẽ trả giá nếu bỏ qua ASEAN! Theo trang web GMA News, cựu đại sứ J. Stapleton Roy, đại diện của Mỹ tại cuộc họp Nhóm Nhân sĩ Mỹ – ASEAN (EPG) đang diễn ra ở Manila – Philippines, tuyên bố Mỹ không thúc ép ASEAN chọn lựa ai giữa Mỹ và Trung Quốc, thậm chí khi cả hai nước tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực này. Ông Roy cho rằng sẽ sai lầm khi buộc ASEAN đứng về phe mình bởi vì các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á cũng như Mỹ đều có mối quan hệ quan trọng với Trung Quốc. Ông thừa nhận nhiều người Mỹ có suy nghĩ rằng lý do duy nhất khiến Mỹ quay trở lại Đông Nam Á là sự tăng trưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông lưu ý sự trở lại khu vực này của Washington không nên được hiểu như một chính sách ngăn chặn Trung Quốc. Ông nhấn mạnh bất cứ nước nào không quan tâm đến khu vực ASEAN cũng sẽ phải trả giá nghiêm trọng về kinh tế.
Theo NLD
Mỹ "rót mưa tiền" cho tên lửa Vòm Sắt của Israel
Mỹ có kế hoạch cung cấp thêm cho Israel 70 triệu USD trong năm nay để nước này tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa Vòm Sắt tối tân, các quan chức Mỹ hôm qua (18/5) cho biết.
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Tổng thống Barack Obama đã chỉ đạo ông thực hiện yêu cầu của phía Israel về việc rót thêm tiền viện trợ cho hệ thống tên lửa Vòm Sắt. Đây là thứ vũ khí được thiết kế để đánh chặn các tên lửa tầm ngắn và đạn pháo cỡ lớn.
Trước đó, Washington đã từng cung cấp cho hệ thống Vòm Sắt của Israel 205 triệu USD. Ngoài ra, viện trợ an ninh, quân sự hàng năm của Mỹ dành cho đồng minh thân thiết Israel thường ở vào khoảng 3,1 tỉ USD. Đây là số tiền viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ dành cho một nước.
Trong cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak sáng ngày hôm qua, ông Panetta đã cho người đồng nhiệm Barak biết về ý định của Mỹ trong việc cung cấp thêm tiền viện trợ cho tên lửa Vòm Sắt.
"Mục đích của tôi là đảm bảo rằng, Israel mỗi năm đều có đủ tiền để chế tạo những tên lửa có thể bảo vệ công dân của nước này. Đó là lý do tại sao trong vòng 3 năm tới, chúng tôi sẽ cung cấp thêm tiền cho Israel phát triển hệ thống Vòm Sắt", tuyên bố của ông chủ Lầu Năm Góc cho biết.
Đề xuất cấp thêm tiền cho hệ thống Vòm Sắt của Israel nói trên sẽ cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Theo dự đoán của các nhà phân tích, Quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ chấp thuận việc này.
Vài nét về hệ thống Vòm Sắt
Vòm Sắt là một hệ thống phòng không di động do tập đoàn Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất. Israel bắt đầu chính thức phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt từ mùa hè năm 2006 sau cuộc chiến tranh của nước này với lực lượng Hezbollah ở Nam Li-băng. Chỉ sau 3 năm, Israel đã phát triển, thử nghiệm thành công và đưa vào triển khai tên lửa Vòm Sắt tối tân này.
Hệ thống Vòm Sắt là câu trả lời của Israel đối với mối đe doạ tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Vòm Sắt sẽ kết hợp với các hệ thống tên lửa Arrow và David"s Sling trong chương trình phòng thủ ba tầng của Israel. Cụ thể, hệ thống Vòm Sắt đánh chặn rocket, hệ thống David"s Sling chống tên lửa tầm trung và hệ thống Arrow chống tên lửa tầm xa. Vòm Sắt sẽ là lớp trong cùng của hệ thống phòng thủ 3 tầng này.
Theo nhà sản xuất Rafael, Vòm Sắt là một giải pháp phòng không di động sáng tạo và hiệu quả trước các cuộc tấn công bằng rocket tầm ngắn và những mối đe doạ từ đạn pháo cỡ 155mm ở bất kỳ điều kiện thời tiết nào kể cả mây dày đặc, mưa, bão bụi hoặc sương mù.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt sử dụng một tên lửa đánh chặn có một không hai với đầu đạn đặc biệt có khả năng phá huỷ bất kỳ mục tiêu nào trên không trung chỉ trong vòng vài giây.
Các chuyên gia quốc phòng Israel cho rằng bước đột phá của hệ thống Vòm Sắt không phải là ở khả năng đánh chặn các tên lửa mà chính là ở công nghệ điều khiển và chỉ huy tinh vi. Hệ thống này có thể tự động xác định nguy cơ nào cần phải ngăn chặn và nguy cơ nào có thể bỏ qua chỉ trong vòng 15 đến 90 giây. Sau khi xác định được mục tiêu cần phải ngăn chặn, một quả tên lửa đánh chặn sẽ được phóng đi để loại bỏ ngay lập tức mối đe doạ. Quá trình này sẽ diễn ra đủ nhanh để quả tên lửa hay đạn pháo bị phá huỷ từ xa trước khi nó bắn trúng mục tiêu.
Israel hy vọng hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt sẽ không chỉ thành công trong nước mà cũng sẽ giúp nước này tạo ra thu nhập từ việc xuất khẩu ra các nước bên ngoài. Đã có một số nước tỏ ra quan tâm đến hệ thống Vòm Sắt của Israel. Ấn Độ là một trong những nước này. Hiện tại, Israel đang khẳng định mình là một cường quốc công nghệ và là một nhà xuất khẩu vũ khí được ưa chuộng trên thị trường thế giới.
Theo VNMedia
Nhật Bản sẽ hiện diện quân sự ở Philippines Có thể Mỹ sẽ cho phép Nhật sử dụng chung căn cứ huấn luyện quân sự trên đất Philippines trong thời gian tới. Tàu tuần tra của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - Ảnh: houseofjapan.com Đây là thông tin được cung cấp bởi trang The Financial Post, dẫn nguồn từ tờ báo tiếng Nhật Sankei Shimbun. Theo đó, Washington và Tokyo vừa...