Nhật – Hàn thương chiến, Nga là ngư ông đắc lợi?
Theo một nguồn tin của Kommersant tại Hàn Quốc thì Nga có thể sẽ thay thế Nhật Bản làm nhà cung cấp các nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp điện tử của nước này.
Một biểu ngữ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản tại Hàn Quốc – Ảnh: TASS
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ gia tăng thêm một nấc thang mới khi Thỏa thuận thông tin quân sự an ninh chung Nhật Bản-Hàn Quốc ( GSOMIA) giữa hai nước sẽ kết thúc trong ngày 22.11, mà không được gia hạn thêm.
Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đang trải qua cuộc chiến thương mại với nhau sau khi Tòa án Tối cao Hàn Quốc hồi đầu năm đã ra một phán quyết ra lệnh cho các công ty Nhật Bản bồi thường cho việc sử dụng lao động cưỡng bức người Hàn Quốc trong Thế chiến II. Chính phủ Nhật Bản không đồng ý với quyết định này, nói rằng tất cả các yêu sách đã được giải quyết sau khi khôi phục quan hệ ngoại giao vào năm 1965.
Từ đầu tháng 7, Tokyo đã kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu nguyên liệu cho ngành công nghiệp điện tử của Hàn Quốc, gồm cả những nguyên liệu được sử dụng trong quá trình phát triển màn hình tinh thể lỏng.
Video đang HOT
Theo một nguồn tin của Kommersant tại Hàn Quốc thì Nga có thể thay thế Nhật Bản trở thành nhà cung cấp thay thế cho Hàn Quốc các nguyên liệu này. Bên cạnh đó, nguồn tin này còn cho rằng vì Hàn Quốc chưa từng theo Mỹ và EU áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Moscow nên hai nước có thể cùng hợp tác sử dụng công nghệ cơ bản của Nga và các thành tựu nghiên cứu của Hàn Quốc để tạo ra các sản phẩm điện tử thế hệ mới trên thị trường.
Tuy nhiên, theo TASS thì các chuyên gia công nghệ Nga cho rằng những nguyên liệu mà phía Hàn Quốc cần là loại nguyên liệu có tính chuyên môn cao, sản xuất với số lượng nhỏ và thường được sản xuất cho một khách hàng cụ thể. Nhìn chung, các chuyên gia công nghệ Nga cho rằng nước này có thể đáp ứng nhu cầu của Hàn Quốc nhưng sẽ mất thời gian và tốn nhiều công sức nâng cấp công nghệ.
Một số chuyên gia công nghệ Nga khác thậm chí còn cho rằng thông tin này chỉ là do Hàn Quốc muốn tung ra để gây áp lực lên Nhật Bản. Giám đốc thực hành tư vấn rủi ro công nghệ tại KPMG Russia và CIS Sergei Vikharev còn cho rằng Nga sẽ không dễ dàng cạnh tranh với Trung Quốc tại thị trường Hàn Quốc vì Trung Quốc sản xuất hàng điện tử với số lượng lớn và có tất cả các nguyên liệu thô cần thiết.
Ái Vi (theo TASS)
Theo motthegioi.vn
Báo Nga công bố danh tính điệp viên cao cấp được Mỹ rút khỏi Moscow
Gián điệp hàng đầu của Mỹ được rút thành công khỏi Nga có thể là một cựu quan chức cấp cao của Điện Kremlin đang sống ở Washington, theo nhật báo thương mại Nga Kommersant.
Nhân vật bị cáo buộc là gián điệp Mỹ trong Điện Kremlin có thể là Oleg Smolenkov, một quan chức của chính quyền Tổng thống Vladimir Putin, Kommersant cho biết hôm 10/9.
Ông Smolenkov từng là trợ lý đáng tin cậy, lâu năm của Yury Ushakov, trợ lý cao cấp về chính sách đối ngoại của Tổng thống Vladimir Putin. Smolenkov là cấp dưới của Yuri Ushakov từ khi ông này là đại sứ Nga tại Mỹ.
"Vụ này nghiêm trọng đấy", một quan chức giấu tên nói với Kommersant về mức độ nghiêm trọng của vụ việc nếu tờ báo này tiết lộ thông tin.
New York Times cho biết điệp viên Nga đã được tuyển mộ và đào tạo từ hàng thập kỷ trước. Smolenkov được báo cáo là đã biến mất cùng gia đình khi đi nghỉ ở Montenegro vào tháng 6/2017.
Nhân vật bị cáo buộc là gián điệp Mỹ trong Điện Kremlin có thể là Oleg Smolenkov. Ảnh: Moscow News Agency.
Các nhà điều tra Nga ban đầu đã phát hiện vụ mất tích của Smolenkov là một vụ sát hại nhưng Kommersant dẫn nguồn tin của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) sau đó cải chính rằng ông vẫn còn sống và hiện ở nước ngoài.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 10/9 đã nói với các phóng viên rằng Smolenkov không có vai trò cao cấp trong chính quyền của Tổng thống Putin và đã bị sa thải bởi một sắc lệnh bí mật vài năm trước.
Về việc Smolenkov trở thành điệp viên Mỹ, ông Peskov gọi đó là "chuyện viễn tưởng".
Trước đó, hôm 9/9, CNN dẫn nhiều nguồn thạo tin trong chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết vào năm 2017, Mỹ đã bí mật rút một trong những gián điệp cấp cao nhất từng cài vào chính phủ Nga.
New York Times sau đó đưa tin điệp viên CIA này đã bị rút về sau khi giúp cộng đồng tình báo Mỹ điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Nguồn tin cho biết động thái thể hiện lo ngại rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể vô tình vạch trần danh tính của người này do bất cẩn.
CIA đã phủ nhận thông tin này.
Theo Zing.vn
Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho quá trình trao đổi tù nhân Việc trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine đã bị hoãn lại do sự chậm trễ liên quan đến các thủ tục pháp lí. Ảnh minh hoa. Việc trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine, đặc biệt là với trường hợp của các thủy thủ Ukraine bị giam giữ ở eo biển Kerch sẽ bị ảnh hưởng. Một kế hoạch trao...