Nhật giăng “thiên la địa võng” chặn tàu chiến Trung Quốc
Lục quân Nhật đã triển khai hàng loạt hệ thống radar và tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới nhất thuộc Type 12 để ngăn chặn chiến hạm Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm Type 12 được chế tạo trên nguyên mẫu hệ thống tên lửa đất đối không Type 03
Tăng cường các hệ thống tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới
Theo tờ báo này, loại tên lửa được coi là mạnh nhất của Nhật Bản được triển khai ở các hòn đảo thuộc 2 khu vực Kyushu và Okinawa, tạo thành một bức tường phòng thủ, ngăn chặn các chiến hạm của Trung Quốc hoạt động ở Senkaku/Điếu Ngư và thường xuyên qua các eo biển của Nhật để ra vào Thái Bình Dương.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nước này sẽ liên tục triển các hệ thống tên lửa bờ đối hạm trên các đảo ở khu vực tây nam, đến khoảng năm 2023, lực lượng tự vệ trên đất liền (tức lực lượng lục quân) của nước này sẽ hoàn tất quá trình xây dựng bức tường phòng thủ chiến hạm Trung Quốc trên biển.
Khi đó, các máy bay tuần tiễu chống ngầm của Nhật như P-3C Orion và Kawasaki P-1 sẽ cung cấp cho lực lượng tự vệ trên biển những thông tin về chiến hạm Trung Quốc hoạt động ở Senkaku/Điếu Ngư và ra vào hoạt động ở Thái Bình Dương.
Những thông tin này sẽ được chuyển đến lực lượng đồn trú trên các đảo và chiến hạm của lực lượng tự vệ trên biển thông qua “Hệ thống chỉ huy-kiểm soát hỏa lực tác chiến”, chỉ huy-hiệp đồng lực lượng phòng thủ bờ biển và hải quân tập kích tàu chiến địch.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm Type 88
Hạt nhân của bức tường phòng thủ chuỗi đảo tây nam của Nhật trong tương lai sẽ là các hệ thống tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới nhất Type 12, được chế tạo trên nguyên mẫu hệ thống tên lửa đất đối không Type 03. Còn hiện nay, chủ yếu là sẽ dựa vào các hệ thống SSM-1 Type 88.
Tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới Type 12 có trọng lượng 660kg, chiều dài 5m, đường kính 0,35m, độ cao bay 5-6m so với mặt biển, sử dụng động cơ Turbojet nhiên liệu rắn cho vận tốc 1150km/h (0,95Mach) với hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động. Mỗi xe phóng tên lửa Type 12 sẽ có 2 cụm, 6 ống phóng tên lửa.
Với tầm phóng xa hơn khoảng 50km (200/150km), đầu đạn nặng hơn (270/225 kg), cùng với độ chính xác và khả năng dẫn đường cao hơn so với Type 88, Type 12 sẽ cung cấp cho lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật khả năng chống hạm rất mạnh, có khả năng phong tỏa toàn bộ các eo biển, chặn đường tàu chiến Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương.
Tên lửa chống hạm thế hệ mới Type 12 còn có khả năng thu nhận và truyền các dữ liệu về tàu chiến địch về trung tâm chỉ huy và tự động điều chỉnh đường bay phù hợp. Hơn nữa, khoảng thời gian chuẩn bị giữa 2 lần phóng ngắn hơn rất nhiều so với Type 88.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới Type 12
Video đang HOT
Được biết, từ đầu tháng trước, Trường đào tạo của lực lượng tự vệ trên biển (tương đương Học viện Lục quân) đóng ở Shizuoka đã tiếp nhận 2 hệ thống tên lửa Type 12 để phục vụ công tác huấn luyện chiến đấu.
Hiện nay Nhật Bản có tổng cộng 5 chi đội tên lửa bờ đối hạm, tổng cộng có 80 hệ thống tên lửa Type 88. Trong “Kế hoạch điều chỉnh lực lượng phòng vệ trung hạn” được Bộ quốc phòng Nhật Bản xây dựng năm 2014 cho thấy, hiện nước này đã chế tạo được 36 hệ thống tên lửa Type 12, để thay thế cho Type 88.
Tuy nhiên, trong thời điểm chưa chế tạo đủ các hệ thống tên lửa thế hệ mới, các hệ thống Type 88 vẫn còn được sử dụng trong thời kỳ giao thời và được triển khai xem kẽ với những hệ thống tên lửa Type 12 mới.
Nhật Bản “giăng lưới” đón chiến hạm Trung Quốc
Các hệ thống tên lửa mới Type 12 sẽ được triển khai ở Okinawa và Kumamoto, nằm ơ bờ biển phía tây Kyushu. 2 địa điểm này được nối với nhau bởi đảo Amami (shima Amami). Trong đó, riêng Kumamoto sẽ được triển khai khoảng 196 tên lưa đôi ham Type 12, tri gia 30,9 ty yên (302 triêu USD).
Tháng 8 năm ngoái, Nhật đã triển khai các hệ thống tên lửa bờ đối hạm Type 88 và tên lửa đất đối không Type 03 đến đảo Amami. Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên đất liền của nước này cũng đã triển khai 550 quân đồn trú ở đảo này, nhằm tăng cương kha năng phong thu cac hon đao xa bơ trong khu vưc.
“Thiên la địa võng”chạy dài từ quần đảo Kyushu đến tận đảo Yonaguni
Ngoai đao Amami-Oshima, tháng 6-2014 chinh phu Nhât Ban cung đã triên khai cac đơn vi thuôc Lưc lương phong vê măt đât và các hệ thống tên lửa trên tơi cac đao Miyako va Ishigaki thuôc tinh Okinawa, sau khi nôi cac nươc nay đưa ra quyêt đinh tăng cương phong thu quân đao Ryukyu.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã xây dựng trên đảo Yonaguni một căn cứ radar giám sát không/hải, tại một khu vực có diện tích 210.000km2, đồng thời triển khai một đơn vị tác chiến điện tử, với quân số khoảng 100 người, nhằm tăng cường đối phó với tàu chiến và máy bay của Trung Quốc.
Yonaguni nằm ở cực tây của Nhật Bản và cũng là một hòn đảo có người ở gần Senkaku/Điếu Ngư nhất với khoảng cách vẻn vẹn 150km. Đồng thời, khu vực biển phụ cận của cũng nó chính là điểm khởi đầu luồng đường tiến vào eo biển Miyako để ra Thái Bình Dương.
Các radar trên đảo sẽ nhanh chóng phát hiện các máy bay và tàu chiến Trung Quốc xâm nhập khu vực này để báo động cho lực lượng tự vệ trên không, trên biển và trên bộ sẵn sàng chiến đấu.
Trên đảo này còn có một sân bay đã được tu sửa hoàn chỉnh, có khả năng triển khai 1 phi đội máy bay chiến đấu. Tiêm kích Nhật cất cánh từ sân bay này đến Senkaku/Điếu Ngư và eo biển Miyako chỉ mất 6-8 phút bay.
Vị trí chiến lược của Senkaku/Điếu Ngư đối với Trung Quốc và Nhật Bản
Với chiến lược tổng thể này, người Nhật đã xây dựng một “thiên la địa võng” chạy dài từ quần đảo Kyushu đến tận đảo Yonaguni để “bắt chết” chiến hạm Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống này đến các cụm đảo tây nam để bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư còn gặp khá nhiều khó khăn.
Một ví dụ là các hệ thống radar của lực lượng tự vệ trên biển, do hạn chế của đường cong trái đất nên tầm bao quát sẽ giảm đi chỉ còn khoảng vài chục km, hạn chế khả năng kiểm soát hải phận, bởi vậy cần có sự chi viện thông tin từ các máy bay tuần tiễu trên biển hoặc cảnh báo sớm.
Một điểm nữa là các tàu khu trục hiện nay đều có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh với tầm bắn lên đến hàng nghìn km, những chiến đấu cơ đánh biển cũng có tên lửa không đối đất tầm xa nên khi có biến, mục tiêu triệt hạ đầu tiên sẽ là các hòn đảo này.
Bởi vậy, các hệ thống tên lửa bờ đối hạm với tầm bắn không quá xa sẽ phải có sự chi viện của lực lượng tự vệ trên không và trên biển. Nhật sẽ phải hoàn thiện “Hệ thống chỉ huy-kiểm soát hỏa lực tác chiến” để giải bài toán chỉ huy – hiệp đồng giữa lực lượng phòng thủ bờ biển với các chiến hạm và máy bay chiến đấu.
Theo Toàn Thắng
Đất Việt
Nga có thể kiểm soát mọi hoạt động của phương Tây
Với việc triển khai hệ thống radar &'siêu đường chân trời' trên khắp lãnh thổ, vùng lãnh thổ thuộc Nga, Moskva có thể giám sát &'nhất cử nhất động' của phương Tây.
Thông tin về việc Nga tăng cường khả năng giám sát đối thủ đã được Tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga cho biết, theo đó nước này đã bắt đầu triển khai các đơn vị phòng thủ vũ trụ ở Bắc Cực ngay từ đầu năm 2014 và xây dựng radar cảnh báo tên lửa sớm tại vùng cực Bắc của nước này.
"Việc mở rộng phạm vi bao quát của radar cảnh báo tên lửa sớm là một trong những lĩnh vực chính trong công việc của chúng tôi, đặc biệt là khi nó vươn đến cực Bắc của nước Nga, chúng tôi đã bắt đầu triển khai các đơn vị tác chiến điện tử tại Bắc Cực", Thiếu tướng Alexander Golovko, tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga cho biết.
Hiện nay, Nga đang gấp rút hoàn thành mạng lưới cảnh báo sớm tên lửa toàn diện của họ vào năm 2018. Bốn trạm radar cảnh báo sớm Voronezh-DM thuộc một phần của mạng lưới này đã được xây dựng, ở Krasnodar, Leningrad, Kaliningrad và Irkutsk. Trong đó, 2 trạm ở Kaliningrad và Irkutsk đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Ngoài trạm radar ở Vorkuta, Nga cũng đang chuẩn bị xây dựng các hệ thống radar thế hệ mới tại các vùng lãnh thổ Krasnoyarsk và Altai, cũng như ở miền Trung nước Nga (thuộc khu vực Orenburg), ông Golovko cho biết.
Theo nguồn tin quốc phòng Nga tiết lộ, hệ thống radar Voronezh-DM là loại trạm radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km. Tất cả các mục tiêu trong tầm phát hiện của Voronezh-DM đều được hiển thị rõ ràng lên một màn hình LCD cỡ lớn, độ phân giải cao để có thể đánh giá về đối phương.
Điều đặc biệt, Quân đội Nga có thể nhanh chóng tái bố trí các trạm radar Voronezh-DM đến những khu vực khác và cần ít nhân lực vận hành hơn so với những trạm radar thế hệ trước. Ngoài những trạm radar Voronezh-DM, hiện nay Nga đang sở hữu mạng lưới radar có năng lực giám sát hàng đầu thế giới.
Vì vậy, dù những hệ thống radar Voronezh-DM chưa được Nga kích hoạt hết nhưng Bộ Quốc phòng nước này đã tỏ ra khá hài lòng về năng lực giám sát của chúng.
Mới đây nhất là trong 2 ngày 27 và 29/11/2014, radar Nga đã &'bắt sống' 3 vụ phóng SLBM của tàu ngầm Mỹ. Theo Thiếu tướng Anatoly Nestechuk, phó tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga, 3 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa trên là của nước ngoài, được phóng từ một địa điểm trên biển ở phía Đông Thái Bình Dương, quỹ đạo phóng của tên lửa hướng về phía Tây, tức là về phía lãnh thổ Liên bang Nga.
"Sáng ngày 29/11, chúng tôi đã phát hiện một vụ phóng tên lửa đạn đạo của nước ngoài và 2 ngày trước đó (27/11), chúng tôi cũng phát hiện hai vụ phóng tên lửa tương tự, lực lượng phòng thủ tên lửa của chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình" - Tướng Nestechuk nói.
Hồi tháng 9/2014, hệ thống radar cảnh báo sớm của Nga cũng từng &'tóm gọn' vụ phóng tên lửa Arrow-2 của Israel ngay khi tên lửa này rời khỏi mặt đất. Hãng RIA dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này đã phát hiện một vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Địa Trung Hải về phía Israel.
Đường bay của tên lửa mục tiêu này xuất phát từ khu vực trung tâm Địa Trung Hải và bay về phía bờ biển phía đông. Tên lửa mục tiêu này được cho là rơi xuống khu vực cách thủ đô Tel Aviv của Israel khoảng 300km. Trong ảnh: Phạm vi giám sát của radar Nga.
Ngay sau khi thông tin này được Nga công bố, Bộ Quốc phòng Israel thừa nhận, quân đội nước này đã phối hợp với các đồng nghiệp Mỹ phóng thử một quả tên lửa đánh chặn Arrow 2. "Tên lửa đánh chặn này đã hoàn thành tất cả các giai đoạn bay theo kế hoạch. Vụ phóng thử nhằm nghiên cứu khả năng của hệ thống cải tiến này trong việc chống lại các mối đe dọa đang hiện hữu", Bộ Quốc phòng Israel cho biết.
Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong năm 2014, các lực lượng trực chiến thuộc hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga đã phát hiện được khoảng 40 vụ phóng tên lửa toàn cầu. Với thành tích này, Nga đã tự tin cho rằng không một quả tên lửa nào lọt qua khu vực kiểm soát của họ. Ảnh trong bài: Hệ thống radar Voronezh-DM.
Theo Đất Việt
Nga triển khai siêu radar giám sát không gian tại Moscow Quân đội Nga vừa đưa vào trang bị thêm các hệ thống radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở mọi độ cao tại Moscow. Theo tờ RIR đưa tin cho biết, các đơn vị kỹ thuật vô tuyến thuộc lực lượng phòng thủ không gian của Nga đóng tại Moscow vừa đưa vào trang bị thêm các hệ thống radar mới...