Nhặt được ví trả lại, chàng trai “đứng hình” vì sự vô ơn của chủ nhân chiếc ví
“Nếu anh không trả, em sẽ coi camera và trong ví có 2,630 triệu đồng, nhưng về nhà đếm bị thiếu 600 nghìn đồng”. Đó là tin nhắn cô gái gửi cho chàng trai đã trả lại ví cho mình, sau khi cô này bỏ quên trong siêu thị.
Thông tin tìm chủ nhân chiếc ví của chàng trai trẻ.
Người nhặt được ví có nick Facebook là Hoàng Nhân đã chia sẻ câu chuyện “ làm ơn mắc oán” của mình lên mạng xã hội và đã gây ra cuộc tranh luận không ngớt của mọi người.
“Chuyện là như này mọi người ạ, hôm nay em có lên chơi tầng 3 ở siêu thị Vmart, có nhặt được một ví tiền và đã đăng lên E.hội và trang cá nhân để tìm được chủ nhân của chiếc ví. 1h đồng hồ sau đã có người đến nhận và không phàn nàn gì về việc thiếu mất gì cả.
Đến khi em ấy về đến nhà thì thay vì lời cảm ơn, em ấy lại vô comment bài (em viết trên Facebook-PV) là thiếu tiền. Bảo 2,630 triệu và mất đi 600 nghìn đồng chẵn mọi người ạ. Em có thắc mắc và nhắn tin để hỏi thì em ấy nói mình như này đây mọi người đọc giúp em với (kèm hình ảnh chụp tin nhắn-PV).
Xem như này phải làm ơn mắc oán không. Và nếu như có lòng tham thì tại sao em không lấy hết mà chỉ gắp 600 nghìn thôi? Em không phải khoe mẽ nhưng số tiền 600k đó nó chỉ là số tiền quá bé em thường chi tiêu thôi mọi người ạ lần sau ai dám làm người tốt? Em sẽ liên lạc và gửi trả lại đúng 600 ngàn đồng cho em ấy vì danh dự mọi người ạ”.
Video đang HOT
Cô gái chủ nhân chiếc ví vào comment với những lời lẽ hết sức… vô ơn.
Chia sẻ của chàng trai này nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt like và chia sẻ. Đa số mọi người đều cho rằng, cô gái nhận được ví đã vô ơn. Thậm chí, cô gái trẻ còn được cộng đồng mạng nhanh chóng đặt cho biệt danh “ cô gái vàng trong làng vô ơn”.
Đặc biệt, khi cô gái cố giải thích là mình đi ăn và quên ví trên ghế thì bị chàng trai lấy, chứ không phải cô gái đánh rơi càng khiến cho cộng đồng mạng phẫn nộ hơn nữa.
Nhiều người cho rằng, lần sau không ai dám làm người tốt, cũng chẳng ai “dở hơi “nhặt được của rơi trả lại người mất”. Những người đã từng mất ví thì cho rằng, cô gái này quá may mắn mà không biết cảm ơn. Bởi, tiền không quan trọng bằng việc mất hết giấy tờ tùy thân phải đi làm lại sẽ rất khổ sở.
Những người đã từng mất ví thì cho rằng, cô gái này quá may mắn mà không biết cảm ơn.
Những bình luận của độc giả về vụ việc.
K.Chi
Theo infonet.vn
Cô dâu đến nhà trai rước rể để ủng hộ nữ quyền
Một cô dâu Bangladesh đã dẫn theo "binh đoàn" hàng trăm người cùng họ nhà trai rước rể trong lễ cưới tổ chức tại huyện Meherpur ngày 21/9.
Cô dâu Khadiza và chú rể Islam đã phá vỡ tục lệ cưới hỏi truyền thống. Ảnh: BBC
Cô dâu Khadiza Akter Khushi (19 tuổi) đã tạo ra sự kiện có một không hai trong này trong đám cưới với chú rể Tariqul Islam (27 tuổi).
"Nếu đàn ông có thể đến rước dâu, tại sao phụ nữ không thể tự mình đưa dâu được?", cô dâu Khadiza nói.
Khushi cho rằng cô làm điều này vì tất cả phụ nữ Bangladesh. Cô dâu đến nhà trai "rước rể" được cho là lần đầu tiên xuất hiện ở đất nước này khi tục lệ chú rể đến nhà gái rước dâu trong ngày cưới đã tồn tại nhiều thế kỷ.
Kênh BBC (Anh) cho biết hành động ủng hộ nữ quyền của Khadiza đã truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ Bangladesh nhưng cũng gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ. Một người đàn ông đã đề nghị ném dép vào cô dâu chú rể và gia đình họ vì đã làm trái với tục lệ.
Theo truyền thống Bangladesh, trong ngày cưới, chú rể và anh em họ nhà trai sẽ đến nhà gái rước dâu, tổ chức lễ cưới và lễ kỷ niệm trước khi cô dâu nói lời tạm biệt gia đình để về nhà chồng. Nhưng tại Meherpur, cặp đôi này đã có một đám cưới trái ngược với tục lệ, cô dâu cùng anh em họ nhà gái đến nhà trai rước rể, sau đó chú rể sẽ chuyển đến nhà vợ mình sinh sống.
Tuy nhiên Khadiza và chồng cho rằng việc làm này không có gì sai trái, điều đó hoàn toàn bình thường.
"Vấn đề không phải là tục lệ truyền thống, mà chúng tôi muốn đề cao vai trò của người phụ nữ. Ngày nay, một cô gái tới nhà trai không có gì là lạ. Thay vào đó, tình trạng lạm dụng phụ nữ sẽ suy giảm, phụ nữ xứng đáng có được phẩm giá của mình. Phụ nữ và nam giới đều bình đẳng, không ai có quyền hơn hay kém đối phương", cô Khadiza nói.
Cô dâu đầu tiên tại Meherpur (Bangladesh) đến nhà trai rước rể. Ảnh: BBC
Cặp vợ chồng mới cưới này biết chắc lễ cưới sẽ gặp nhiều phản đối, thậm chí cả những thành viên trong gia đình cũng có phần dao động. Tuy nhiên anh Islam nói rằng cuối cùng anh em họ của hai bên cũng đến đầy đủ bởi anh và vợ mình không làm điều gì sai trái.
"Nhiều người kết hôn ở tòa án, nhiều người lựa chọn tổ chức lễ cưới ở nhà thờ. Còn chúng tôi kết hôn theo những gì mình cho là đúng. Chúng tôi ký tên vào giấy đăng ký kết hôn, trước mặt nhân chứng. Người ta nghĩ gì, nói gì không quan trọng. Mỗi người đều có chính kiến riêng và ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm cá nhân", anh nói.
Hải Vân
Theo Báo Tin tức
Chàng khiếm thị và chuyện tình với cô giáo trẻ gây xúc động mạnh Dù gặp phải muôn vàn khó khăn thử thách nhưng chưa một lần họ nói câu 'dừng lại' hay buông tay nhau. Hát vì yêu số 20 là câu chuyện tình yêu đặc biệt giữa chàng trai khiếm thị Cao Duy Đạt (Phú Thọ) và vợ của mình là Vân Anh. Không may mắn như bao người, từ khi mới sinh ra đôi...