Nhặt được khúc gỗ xấu xí về vứt xó 5 năm, người đàn ông không ngờ đó là gia tài 70 tỷ đồng
Tuy nhìn bề ngoài khúc gỗ trông chẳng khác gì một thân gỗ mục nát nhưng giá trị của nó thật sự vô cùng quý giá.
Theo truyền thông Trung Quốc, một khúc gỗ quý hiếm với tuổi đời ước tính lên đến 600 năm đã được phát hiện tại bãi cỏ hoang phía sân sau một nhà máy chế tạo đồ gỗ tại huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Được biết đây là gỗ của một loại cây có tên là Phoebe zhennan, người ta còn gọi nó với cái tên Golden Thread.
Không ai nghĩ khúc gỗ trông xấu xí mà lại có giá trị cao đến như vậy.
Gỗ của cây Phoebe zhennan rất quý, thường được giai cấp quý tộc hay những nhà giàu Trung Quốc xưa kia dùng để dựng nhà cửa, làm đồ nội thất.
Người phát hiện ra khúc gỗ này là ông Lei Jun, giám đốc của nhà máy nơi khúc gỗ hiếm được phát hiện. Theo trang South China Morning Post, khúc gỗ này được ông Lei mang về nhà máy từ tháng 12 năm 2012, tức là khoảng 5 năm trước, khi một ngư dân đề nghị ông giúp đỡ vì khúc gỗ mắc vào lưới đánh cá. Tuy nhiên, khi đó ông không hề phát hiện ra giá trị thực của nó.
“Tôi mang nó về đây từ 5 năm trước. Tôi nghĩ nó chỉ là một khúc gỗ rất bình thường, dài 19m, đường kính lớn hơn thắt lưng một chút nhưng nó rất nặng, tới 5 tấn. Vì trọng lượng của nó nên để mang về nhà máy chúng tôi đã phải mất rất nhiều công sức, thậm chí tôi đã phải thuê người vận chuyển nó với tổng chi phí lúc đó là 90.000 NDT”, ông Lei nói trong một cuộc phỏng vấn với báo giới.
Trong 5 năm sau đó, chẳng có ai ngó ngàng tới khúc gỗ vì vậy nó đã yên vị ở khu vực sân sau của nhà máy từ đó cho tới thời gian gần đây, ông Lei và nhà máy của ông tham gia một sự kiện khảo cổ học.
Các chuyên gia sau khi thực hiện thẩm định khúc gỗ đã khẳng định rằng đây quả thực là một bảo vật quý hiếm và có giá trị lịch sử lớn.
Video đang HOT
Một sản phẩm làm từ gỗ của cây Phoebe zhennan.
Tuy nhìn bề ngoài nó trông chẳng khác gì một thân gỗ mục nát nhưng khi được đánh bóng người ta mới nhìn thấy một màu vàng bóng bao phủ lên nó.
Kết luận ban đầu, các nhà khảo cổ học cho rằng nguồn gốc của khúc gỗ này là ở Ya’an thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nơi đã từng tìm thấy những cây Phoebe zhennan với tuổi đời lên đến 400 năm. Có thể nó đã bị đánh rơi trong quá trình vận chuyển từ Tứ Xuyên sang Bắc Kinh để phục vụ cho việc xây dựng cung điện triều Minh.
Cai Jiwu, một chuyên gia làm việc tại Viện Văn hóa Trung Quốc, cho biết: “Gỗ của cây Phoebe zhennan là một loại gỗ cực kỳ hiếm và thường được các gia đình hoàng gia, quý tộc sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa, cung điện”.
Mặc dù được định giá với giá trị lên tới 20 triệu NDT (khoảng 70 tỷ đồng) nhưng ông Lei đã từ chối bán khúc gỗ này, thay vào đó, ông tặng nó cho một bảo tàng, trang Chutian Golden News cho biết.
“Tôi đã đọc tin tức và được biết rất nhiều bảo vật của Trung Quốc bị thất lạc và bán ra nước ngoài. Tôi nghĩ, những gì thuộc về lịch sử và văn hóa dân tộc thì nên được trưng bày và lưu trữ trong bảo tàng”, ông Lei nói.
Thu Thủy / Theo Trí Thức Trẻ
Bí ẩn thành phố "trôi nổi" giữa lòng đại dương khiến các nhà khoa học bối rối
Sự hiện diện của một thành phố cổ xưa và huyền bí, "trôi nổi" trên mặt biển Thái Bình Dương khiến các nhà khảo cổ học vô cùng khó hiểu.
Công nghệ tân tiến đã giúp các nhà khảo cổ học có cái nhìn tường tận về thành phố hoang tàn Nan Madol, sau một thời gian dài không thể tiếp cận do nằm ở vị trí quá hẻo lánh.
Thành phố kỳ lạ này được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển phía đông đảo Pohnpei, thuộc chủ quyền liên bang Micronesian, bao gồm 97 khối đá khổng lồ được xây dựng trên đỉnh một đầm phá.
Các đảo lớn nhỏ được ngăn cách nhau bởi những kênh nước hẹp và bao quanh là một hệ thống đê biển kiên cố. Địa thế ấy khiến người ta dễ liên tưởng tới thành phố mất tích Atlantis nổi danh.
Các nhà khoa học cho rằng thành phố này được xây dựng từ thế kỷ thứ nhất.
Thành phố nhìn từ trên cao.
Series truyền hình khoa giáo "What on Earth?" đã thảo luận về những phát hiện mới nhất. Trong chương trình, tiến sĩ khảo cổ học Patrick Hunt bày tỏ sự băn khoăn: "Tại sao lại có người xây dựng một thành phố lênh đênh trên biển? Tại sao nó lại nằm ở đây, cách biệt hoàn toàn với mọi nền văn minh ta đã biết?".
Thành phố với tên gọi có nghĩa "khoảng không ở giữa" (ý nói đến hệ thống kênh ngòi chằng chịt đan xen bao quanh thành phố này) ẩn chứa nhiều câu hỏi đến nỗi qua nhiều thập kỷ, các chuyên gia vẫn chưa thể trả lời. Nhà thám hiểm George Kourounis nói: "Có điều gì đó rất kỳ quặc đã xảy ra trên vịnh biển Pohnpei. Trong tất cả các hòn đảo được tìm thấy thì có tới 100 hòn mang dáng dấp hình học giống hệt nhau. Tại sao lại như vậy?"
Ước tính tổng số đá bazan hình lăng trụ để xây dựng nên những bức tường này là khoảng 250 triệu tấn.
Các đảo được xây dựng gần như hoàn toàn bằng các bức tường bazan hình lăng trụ cao từ 5,5m đến 7,6m và dày khoảng 5,2m.
Các nhà khoa học ước tính tổng số đá bazan hình lăng trụ để xây dựng nên những bức tường này là khoảng 250 triệu tấn. Và câu hỏi đặt ra là "Vì sao các bức tường đá bazan được xây dựng bằng cách xếp chồng lên nhau lại rất cao. Trong khi, mỗi khối đá bazan như vậy có thể trọng lên tới 50 tấn?". Câu hỏi đến nay vẫn là một ẩn số...
Bản đồ thành phố Nan Madol.
Những hình ảnh vệ tinh được công bố trong chương trình cho thấy, thành phố xa xôi nằm cách Los Angeles khoảng 4000km và 2800km so với Australia.
Theo các nhà khoa học, dù hầu như không có tài liệu nào ghi chép song đây rất có thể từng là nơi sinh sống của một tộc người từ xa xưa. Với niên đại từ khoảng thế kỷ I hoặc II sau Công nguyên, Nan Madol khả năng cao là một trong những thành phố xuất hiện sớm nhất trong lịch sử của quần đảo Thái Bình Dương.
Nhà khảo cổ học Karen Bellinger ngỡ ngàng: "Nhìn qua ảnh vệ tinh đã thật bất ngờ, chiêm ngưỡng thành phố dưới mặt đất lại càng tuyệt vời hơn. Có những bức tường cao tới 1,7m và dày tới 4,8m".
Minh Hòa / Theo Trí Thức Trẻ
10 phát hiện khảo cổ "xịn" tới mức đến nay vẫn khiến các nhà khoa học ngạc nhiên Bạn sẽ phải kinh ngạc bởi những phát hiện khảo cổ học này, có những phát minh tiến bộ tới mức không ai tin chúng đã tồn tại từ xa xưa. 1. Hệ thống sưởi ở trung tâm Cung điện Minoan (2700 - 1400 năm TCN). Trong khu vực lịch sử Knossos, tại Hy Lạp, các nhà khảo cổ học đã bất ngờ...