Nhặt được chiếc ví lạ trên xe buýt, người đàn ông cầm về song vài ngày sau phải đem trả vội
Người đàn ông mở ví ra, thấy có khá nhiều tiền thì rất vui và mặc nhiên coi là của mình. Song có 1 sự việc xảy ra sau đó vài hôm khiến ông ta phải nghĩ lại.
Câu chuyện thứ nhất: Lương tâm nghề nghiệp
Có một người đàn ông tới ghé thăm một ngôi chùa đang được xây dựng ở Ấn Độ. Tại đó, ông ta thấy một người thợ đang tạc một bức tượng Phật.
Đang chăm chú nhìn, người đàn ông bỗng phát hiện ra rằng, cạnh đó có một bức tượng Phật trông cũng giống hệt như vậy. Thấy hiếu kỳ, ông ta mới hỏi người thợ rằng tại sao lại cần phải làm 2 bức tượng giống nhau y đúc như thế để làm gì.
Vị khách tò mò không hiểu sao người thợ phải làm 2 bức tượng giống nhau y hệt để làm gì. (Ảnh minh họa)
Người thợ đang bận rộn với công việc, chẳng buồn ngước nhìn lên, chỉ nhẹ nhàng trả lời vị khách, rằng bức tượng kia đã gần hoàn thành thì xuất hiện lỗi ở giai đoạn cuối cùng nên họ mới phải làm lại.
Người đàn ông thấy vậy, liền đi tới chỗ bức tượng bị lỗi kia, chăm chú xem xét, nhưng vẫn không tìm ra lỗi ở chỗ nào. Cuối cùng, ông ta không nén nổi tò mò, lại đi ra gần chỗ người thợ rồi hỏi: “Lỗi ở chỗ nào vậy, sao tôi không thấy nhỉ?”.
Người thợ vẫn chăm chú với công việc của mình, không ngẩng đầu lên mà chỉ đáp: “Có một vết xước nhỏ ở dưới mũi của bức tượng”.
Người đàn ông hỏi tiếp: “Vậy sau khi hoàn thành, các anh sẽ đặt bức tượng ở đâu?”.
“Chúng tôi sẽ đặt nó ở trên đỉnh một cái cột cao 6m”, người thợ trả lời.
Nghe thấy vậy, vị khách không khỏi kinh ngạc thốt lên: “Ở độ cao ấy thì ai có thể nhìn thấy một vết xước nhỏ ở bên dưới mũi của bức tượng Phật chứ?”.
Đến lúc này, người thợ mới tạm dừng công việc, nhìn lên vị khách, vừa mỉm cười vừa nói: “Tôi”.
Lời bàn: Lương tâm nói chung, hay lương tâm nghề nghiệp nói riêng, chính là những thứ phải xuất phát từ bên trong chúng ta, từ chính cái TÂM của mỗi con người, chứ không liên quan gì đến việc người khác có biết, có nhận ra hay không.
Video đang HOT
Người làm việc mà chỉ muốn trưng ra cho người khác thấy, ắt chưa phải là hay, cũng khó làm nên việc lớn.
Nếu chúng ta làm hết sức mình, thì chưa cần ai biết, tự ta biết và hài lòng là đủ. Nếu chúng ta chỉ làm cho qua loa, dù người khác chưa phát hiện ra lỗi, song chính bản thân chúng ta sẽ không bao giờ thực sự cảm thấy thanh thản.
Câu chuyện thứ 2: Chiếc ví nhặt được trên xe buýt
Một ngày nọ, có một doanh nhân quyết định thay vì đi ô tô riêng, ông ta sẽ thử đi xe buýt một hôm xem sao. Xe buýt khá vắng người, ông ta nhanh chóng tìm cho mình được một chỗ ngồi ở phía cuối xe.
Vừa ngồi xuống, vị doanh nhân phát hiện ra ở ghế bên cạnh có một chiếc ví của ai đó rơi ra. Nhìn ra xung quanh không thấy ai, ông ta nhanh chóng cầm chiếc ví đút vào trong túi quần của mình không chút đắn đo.
Người đàn ông tìm cho mình chỗ ngồi ở phía cuối xe, phát hiện ra chiếc ví và nhanh chóng cất vào túi. (Ảnh minh họa)
Về đến nhà, người đàn ông mở ví ra và thấy có đến vài ngàn rupee trong đó thì rất vui, mặc dù thấy cả tên tuổi, địa chỉ của người có vẻ như là chủ nhân của chiếc ví, nhưng cũng không quan tâm. Ông ta tự coi rằng đây là một món quà mà ông trời đã tặng cho mình nên không cần phải trả lại cho người đã mất.
Vài hôm sau, vị doanh nhân phát hiện ra mình đã đánh rơi tờ 100 rupee ở đâu đó. Mặc dù tìm mãi nhưng không thấy nó ở đâu cả.
Đến tối cùng ngày hôm đó, bỗng một người hầu ở trong nhà cầm 1 tờ 100 rupee đến đưa cho ông ta rồi nói: “Thưa ngài, tôi nhìn thấy tờ 100 rupee này rơi ở gara, đoán chắc chỉ có thể là của ngài nên tôi đem trả cho ngài”.
Cầm tờ 100 rupee trong tay, vị doanh nhân sững sờ trong giây lát rồi nghĩ: “Ôi trời ơi, mình còn không bằng một người hầu ở trong nhà. Cậu ta nhặt được tiền còn biết đem trả cho chủ, còn mình nhặt được ví thì lập tức tự coi là của mình”.
Nghĩ vậy, vị doanh nhân lập tức đem chiếc ví đến địa chỉ có ghi trong ví, tận tay trả lại nó cho chủ nhân. Người này vô cùng ngạc nhiên và vui mừng khi nhận lại được món đồ đã mất, không ngớt lời cảm ơn vị doanh nhân.
Người đàn ông vừa cười vừa nói: “Anh không cần cảm ơn tôi đâu, mà hãy cảm ơn người làm của tôi ấy, chính cậu ta đã giúp tôi thay đổi suy nghĩ đấy”.
Lời bàn: Việc tốt cũng như những tia nắng ấm, có thể lan tỏa khắp nơi, giúp sưởi ấm trái tim của vô số những người khác, tạo ra vô số những việc tốt đẹp khác nữa. Chính vì vậy, đừng ngại làm việc tốt, dù nó nhỏ đến đâu đi chăng nữa.
Bên cạnh đó, câu chuyện cũng là một lời răn mình, con người ai cũng có những lúc sai lầm, bị lòng tham lấn át, nhưng khi đã nhận ra đó là sai lầm, thì nhất định phải sửa sai.
Người trẻ 'mừng hụt' vì nhiều tuyến xe buýt chưa chạy lại
Vì phòng dịch Covid-19, một số tuyến xe buýt vẫn chưa được hoạt động trở lại khiến nhiều người trẻ 'mừng hụt'.
Nhiều bạn trẻ "mừng hụt" vì nhiều tuyến xe buýt vẫn chưa chạy lại - ẢNH: TẤN ĐẠT
Chưa nắm rõ thông tin nên phải đi nhiều tuyến
Sáng 4.5, chúng tôi đã có mặt tại Bến xe Công viên 23.9 để ghi nhận tình hình sau khi Sở GTVT TP.HCM bắt đầu cho các tuyến xe buýt hoạt động trở lại. Cũng tại đây, nhiều bạn trẻ đã "mừng hụt" vì các tuyến xe buýt mình đi vẫn chưa chạy lại.
Ngồi thẩn thờ chờ bắt tuyến xe khác về lại huyện Củ Chi, chị Võ Thị Kim Bình, 20 tuổi, chia sẻ: "Có công việc ở xa nên mới ra đây bắt xe buýt đi cho tiện. Lúc đầu tưởng may mắn vì đi ngay dịp xe buýt chạy lại, nhưng giờ mình mới biết tuyến xe buýt số 13 chưa hoạt động trở lại. Mình phải chọn phương án đi tuyến xe 04 ra Bến xe An Sương, rồi bắt thêm một tuyến về Củ Chi", chị Kim Bình cho biết.
Giống như Kim Bình, anh Bùi Thế Nghĩa, 27 tuổi, trú ngụ tại Q.1, TP.HCM, cũng có việc nên ra bến đón tuyến xe số 69 đến công ty trên đường Ông Ích Khiếm, Q.11, TP.HCM, tuy nhiên xe vẫn chưa chạy nên anh đành đi xe ôm.
"Ngồi chờ một hồi lâu mới biết là tuyến xe mình đi không có hoạt động trở lại, lên mấy trang về xe buýt trên Facebook mới vỡ lẽ ra một số tuyến xe vẫn chưa chạy vì dịch Covid-19...", anh Thế Nghĩa cho biết.
Các tuyến xe buýt hoạt động trở lại được vệ sinh, khử khuẩn khi ra vào trạm - ẢNH: TẤN ĐẠT
"Tôi thấy mừng lắm"
Theo như chúng tôi quan sát, hành khách khi lên xe buýt được rửa tay bằng nước sát khuẩn, đồng thời phải ngồi cách xa tối thiểu 1 m.
Bắt tuyến xe buýt số 65 để đến nơi làm việc trên đường Cách Mạng Tháng 8, Q.10, TP.HCM, chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 25 tuổi, trú tại đường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TPHCM, chia sẻ khi nghe thông báo xe buýt hoạt động trở lại là chị mừng lắm, vì gần một tháng nay chị toàn đi "ké" xe máy người ta.
Chị Duyên cho biết kể từ sau vụ tai nạn giao thông cách đây 3 năm, chị đã chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển phục vụ công việc của mình. "Mấy ngày đầu đi xe buýt không có quen mùi xe nhưng dần dần mình cũng thích nghi được", chị Duyên chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ đi xe buýt - ẢNH: TẤN ĐẠT
Anh Trần Thế Ân, 28 tuổi, trú hẻm 451 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP.HCM, cho biết khi hay tin xe buýt chạy lại, anh mừng lắm. "Khi xe buýt hoạt động lại tôi thấy các bác tài áp dụng các biện pháp phòng dịch như rửa tay sát khuẩn cho hành khách, nhắc hành khách đeo khẩu trang..., tôi cảm thấy an tâm vì góp phần phòng ngừa dịch bệnh Covid-19", anh Thế Anh chia sẻ.
Trong khi đó, Nguyễn Thị Mỹ Tiên, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ tuy là tuần sau mới vào lại Sài Gòn nhưng khi nghe tin xe buýt hoạt động trở lại thì Tiên rất mừng. Vì đối với Tiên hơn 2 năm nay xe buýt số 08 như là một người bạn.
"Em học ở Thủ Đức, TP.HCM nhưng sống ở nhà người cô ở Q.8, nên xe buýt là phương tiện em sử dụng thường xuyên để đi học. Một ngày ít nhất em đi 2 chuyến đi và về, bên cạnh đó những ngày rảnh rỗi còn bắt các tuyến xe buýt khác để đi ra công viên học tiếng Anh với bạn bè...", Mỹ Tiên chia sẻ.
Tuyến xe buýt nào hoạt động lại ?
Theo thông báo về phương án tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn TP.HCM ngày 29 tháng 4 năm 2020, Sở GTVT TP.HCM cho biết từ ngày 4.5, 69 tuyến xe buýt trợ giá sẽ hoạt động trở lại với tối đa 50% số chuyến theo biểu đồ ngày thường.
Riêng 27 tuyến xe buýt còn lại gồm: 02, 11, 13, 17, 30, 31, 34, 38, 48, 50, 52, 56, 57, 62, 64, 68, 69, 76, 79, 86, 89, 91, 93, 94, 103, 144, 148 là các tuyến có lượng hành khách thấp hơn 1.200 người/ngày tiếp tục tạm ngưng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Hành khách đi xe buýt ngồi cách nhau một ghế hoặc tối thiểu 1 m để đảm bảo giãn cách theo Chỉ thị 19, cửa sổ xe buýt luôn mở hoặc mở máy lạnh từ 26oC trở lên, tiếp viên và tài xế đeo khẩu trang, găng tay trong suốt hành trình.
Tuyến xe buýt hoạt động trở lại phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch Covid-19 - ẢNH: TẤN ĐẠT
Xe buýt Sài Gòn hoạt động trở lại từ ngày 4/5 Sau 1 tháng dừng chạy để phòng dịch Covid-19, TP.HCM cho phục hồi hoạt động xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết, sáng mai (4/5) sẽ khôi phục hoạt động của 72 tuyến xe buýt trên địa bàn sau thời gian tạm ngưng hoạt động do dịch...