Nhặt được 650 nghìn của 1 nữ sinh, cụ bà lớn tuổi quyết không trả lại
“Nhặt được của rơi trả lại người mất”, cứ nghĩ rằng ai cũng biết câu nói này, thế nhưng biết và làm theo nó lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Có những người đôi khi vì lòng tham của bản thân mình mà nhặt được đồ người khác nhưng lại muốn chiếm làm của riêng. Giống như câu chuyện của một người phụ nữ lớn tuổi trong câu chuyện đang khiến dân mạng xôn xao bàn luận vừa mới đây.
Mạng xã hội đang xôn xao về một câu chuyện một bà cụ nhặt tiền của một nữ sinh. (Ảnh: Sohu)
Trang Sohu đăng tải, mới đây nhất, tại Quảng Châu (Trung Quốc), một cô gái đang trên đường đi học cùng với nhóm bạn của mình thì làm rơi mất 200 tệ (khoảng 650 nghìn đồng). Sau đó, cô gái cùng các bạn quay lại tìm mọi ngóc ngách, cuối cùng nhìn thấy một người phụ nữ lớn tuổi vừa nhặt được số tiền mình đánh rơi. Cô gái liền chạy tới giải thích đó tiền tiền của mình, thế nhưng người phụ nữ lớn tuổi quyết không nghe, không có ý định trả lại.
Cô gái cùng nhóm bạn của mình cố gắng giải thích để đòi lại số tiền đánh rơi. (Ảnh: Sohu)
Người phụ nữ lớn tuổi quyết không trả số tiền nhặt được. (Ảnh: Sohu)
Được biết, 200 tệ là một số tiền không nhỏ đối nữ sinh kia vì bố mẹ em phải đi làm ăn xa không ở bên cạnh, hiện tại cô bé đang sống với ông bà nội, cuộc sống không hề dư dả gì. Sau khi biết được tiền mình đánh rơi bị người phụ nữ lớn tuổi kia nhặt được, cô bé đã xin được trả lại, thậm chí khóc đến khản cả cổ, quỳ xuống cầu xin nhưng vẫn không động lòng thương hay khiến người phụ nữ lớn tuổi có ý định trả lại.
Cô bé quỳ hẳn xuống để xin người phụ nữ lớn tuổi trả lại tiền cho mình. (Ảnh: Sohu)
Một người đàn ông đứng gần đó chứng kiến mọi việc cho biết, đã có vài người tiến lại khuyên bà cụ trả tiền cho em học sinh, nhưng vẫn không có kết quả. Cuối cùng, một người có lòng tốt đã tự rút ví của mình cho cô bé 200 tệ coi như bù đắp cho số tiền em đã làm rơi mà không được trả lại kia.
Một người đàn ông đã cho cô bé 200 tệ để bù đắp cho cô bé. (Ảnh: Sohu)
Câu chuyện sau khi đăng tải đã nhanh chóng gây chú ý của dân tình. Hành động của bà cụ đã nhận về nhiều chỉ trích từ phía MXH, ai nấy đều cho rằng đây là hành động thiếu tình người. Một số người bình luận như sau:
- Lúc nào trên lớp thầy cô cũng dạy là phải biết “kính trọng người già”, nhưng những người già như nào mới đáng được kính trọng thì hình như không được dạy.
- Con bé khóc đến lạc cả giọng, chứng tỏ đây là một số tiền rất quan trọng với em. Đã mất bố mẹ, sống thiếu thốn tình thương rồi còn bị một người lớn tuổi bắt nạt như vậy.
- Hành động thiếu tình người quá đi, cô bé khóc, quỳ như thế mà.
- Số tiền quan trọng với nữ sinh này lắm nên cô bé mới thể hiện như thế, thương quá.
Hành động của người phụ nữ lớn tuổi nhận về nhiều chỉ trích từ MXH. (Ảnh: Sohu)
Video đang HOT
Cách đây không lâu, tại Việt Nam cũng xuất hiện một đoạn câu chuyện về vụ việc của 2 cô gái tới đòi lại số tiền đánh rơi đã thu hút được sự chú ý của dư luận. Cụ thể, 2 cô gái đi trên đường đã làm rơi khoản tiền gần 32 triệu đồng. Thông qua việc check camera, cơ quan chức năng đã tìm thấy người phụ nữ nhặt được số tiền đó. Người này đã mang số tiền nhặt được về nhà.
Tuy nhiên, khi chủ nhân số tiền 32 triệu đồng tìm tới, thái độ của người phụ nữ này lại không mấy vui vẻ. Anh công an lên tiếng xin lại 32 triệu đồng vừa nhặt được, bà liền tức giận nói lớn: ” Có 31 triệu mấy à, đừng có nói 32 triệu“.
Bà trả lại tiền cho người đánh rơi, không quên hỏi sẽ hậu tạ mình bao nhiêu. (Ảnh: Beatvn)
Đáng nói, khiến người xem phẫn nộ hơn cả là việc người phụ nữ này thẳng thừng hỏi lại 2 cô gái đánh rơi tiền: ” Rồi mày cho tao mấy triệu“. Đặc biệt, khi được yêu cầu trả lại tiền, bà cũng chỉ đưa ra 30 triệu đồng. 2 cô gái cũng đành gật đầu cho qua, đồng ý để bà cầm số tiền còn lại, coi như hậu tạ.
Chứng kiến thái độ của người phụ nữ này, anh công an cũng không khỏi bất bình: ” Tôi nói cho bà nghe nè, biết người làm rơi mà không trả là chiếm đoạt tài sản của người ta, tội người ta, người ta làm ăn cả năm trời được chừng đó tiền lụm được phải trả cho người ta chứ, còn cái chuyện cho bao nhiêu thì đấy là quyền người ta, bà không có quyền đòi hỏi, mà bà đưa còn không đưa đủ nữa“.
Anh công an đứng ra làm rõ vấn đề. (Ảnh: Beatvn)
Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Chia sẻ dưới bình luận ngay nhé. Và đừng quên cùng YAN cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn!
Lấy chồng Nhật rồi qua Trung Quốc định cư, cô gái khóc nghẹn tiết lộ góc khuất xứ người
Quen chồng người Nhật Bản từ năm 19 tuổi, tới khi kết hôn, Mỹ Dung thuyết phục bằng được ông xã tới định cư ở 1 đất nước xa lạ.
Cầm 10 triệu qua Trung Quốc du lịch và ngã rẽ bất ngờ
Từng là sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh, tuy nhiên Trịnh Thị Mỹ Dung (31 tuổi) lại thấy bản thân không phù hợp với lĩnh vực này. Cô mất phương hướng, rơi vào bế tắc vì không biết phải làm gì tiếp theo.
Một người bạn của Dung khuyên cô rằng nên đi du lịch để khuây khỏa đầu óc và giới thiệu Trung Quốc là một quốc gia phát triển, có nhiều cảnh đẹp, địa điểm thú vị. Đang chán nản, Dung chẳng nghĩ gì nhiều, một mình cầm theo 10 triệu đồng đi du lịch với tâm lý "xả hơi" để lấy lại cân bằng.
"Mình định qua chơi thôi. Qua Trung Quốc mình sợ lắm, sợ bị bán, bị lừa. Vì ở Việt Nam, nghe mọi người nói con gái qua dễ bị dụ", Dung cười nhớ lại thời điểm đó.
Mỹ Dung bỏ học ở Việt Nam, qua Trung Quốc định cư
Ngày đầu tiền bước chân sang tới Quảng Châu, cô nàng choáng ngợp bởi những tòa nhà cao chọc trời, cảm giác như lạc vào thế giới mới. Dung mạnh dạn đăng ký một khóa học tiếng Trung với mục đích lấy thêm chút vốn ngôn ngữ để giao tiếp. Nhưng càng học, cô lại càng cảm thấy thú vị và hợp với cuộc sống ở nơi đây.
Phù hợp lúc đó, trường Jinan University - nơi Dung đang theo học tiếng có diện học bổng hỗ trợ học phí 4-5 năm không mất tiền. Liều mình thử "vận may", Dung nộp hồ sơ ghi tên.
Mua gói bột giặt 7 nghìn cũng phải phân vân
Bỏ lại cuộc sống ở Việt Nam, bất ngờ rẽ ngang làm du học sinh, kinh phí để duy trì cuộc sống tại Trung Quốc khiến Dung cảm thấy áp lực nặng nề. Gia đình vốn không khá giả, cô phải vay mượn thêm bạn bè khắp nơi.
"Giai đoạn đó cực khổ lắm, sau này qua rồi mình mới dám kể cho ba biết. Lúc mới qua có 10 triệu VNĐ. Nhớ lúc ấy, ngay cả tiền mua bột giặt để giặt đồ, có 7 ngàn thôi mà đứng trước cửa hàng tiện lợi cũng phân vân lắm, không biết nên dùng cục xà bông tắm để giặt cho đỡ tốn tiền hay không. Chỉ có thể nuốt nước mắt mà cố gắng thôi", Dung nhớ lại.
Cuộc sống cô đơn ở Quảng Châu khiến Dung bật khóc vì nhớ nhà
Thời gian đầu Dung thuê căn nhà nhỏ bên ngoài, tối rảnh cô đi làm phụ thêm 1 quán ăn ở Quảng Châu. Cũng may chủ quán rất thương, thấy con gái Việt Nam cần cù, chịu khó nên luôn tạo điều kiện cho Dung. Ngoài tiền ăn trong ca được miễn phí, người chủ cũng "bí mật" tăng thêm tiền lương cho cô nàng du học sinh.
"1 tiếng đồng hồ chủ trả cho người dân bản xứ khoảng 20 tệ (khoảng 70K VNĐ) nhưng chủ trả thêm cho mình gần 30 tệ (khoảng 100k VNĐ). Mình rất cảm động, họ nói mình rất khó khăn nên trả cao hơn dù rằng năng suất làm việc không bằng những người bản xứ", Dung tâm sự.
Cuộc sống xa nhà khiến Dung phải cắt xén mọi chi tiêu xuống thấp nhất có thể. Mỗi năm Dung chỉ dám để dành 500 nghìn đồng mua quần áo, cô thường canh đến những chợ bán hàng si (đồ cũ) để tìm mua cho rẻ. Một thân một mình ở xứ người, phải mất gần 1 năm rưỡi, Dung mới dám mở lòng hơn với người dân bản xứ.
Khi quen dần với cuộc sống ở Trung Quốc, Dung kết bạn, đi du lịch nhiều hơn
Lấy chồng Nhật, bất ngờ nổi tiếng, phất lên không tưởng
Mỹ Dung quen chồng quốc tịch Nhật từ năm 19 tuổi. Hai người yêu nhau một thời gian ở Việt Nam, khi cô chuyển qua ở Trung Quốc, chồng cô cũng quay trở về Nhật Bản. Cả hai giữ lửa yêu xa trong suốt khoảng thời gian Dung đi du học.
Thời điểm đó, chồng của Dung mới đi làm, công việc áp lực, lại nợ nần nên không giúp gì được cho cô nhiều. Chỉ có một mình Dung tự lực cánh sinh bên xứ người. Đến khi ổn định và kết thúc khóa học, cả hai quyết định về chung 1 nhà, cô mới thuyết phục chồng sang Trung Quốc định cư.
Dung quen chồng quốc tịch Nhật Bản từ năm 19 tuổi
Không dễ dàng để hai vợ chồng Dung bắt đầu một cuộc sống mới tại một đất nước xa lạ. 3 nền văn hóa giao thoa, ngôn ngữ khác nhau, môi trường khác nhau khiến cả hai phải luôn học cách giữ lửa mối quan hệ.
"Không thể chồng một nơi vợ một nơi được, cũng may mắn, công ty ông xã mình có chi nhánh ở Quảng Châu, Thẩm Quyến, Thượng Hải... Mình bảo anh xin sếp điều công tác qua đây ở cho ổn định.
Chồng mình không hợp với môi trường ở Việt Nam, mình cũng không quen môi trường ở Nhật. Ở Trung Quốc một đất nước không thuộc về ai, nên dù mình làm gì không đúng thì cũng không thể dùng quan điểm người Nhật chỉ trích, hay ông xã làm gì không đúng thì mình cũng không thể dùng quan điểm người Việt chỉ trích ông xã. Tức là không có ranh giới văn hóa gì nữa cả", Dung bày tỏ.
Hiện tại Dung đang làm nhân viên cho các công ty sản xuất phần mềm cho Trung Quốc. Ngoài ra, cô còn là một nhà sáng tạo nội dung, xây dựng kênh Tiktok với hơn 300 nghìn lượt theo dõi. Những video của Mỹ Dung xoay quanh nội dung đơn giản, gần gũi về cuộc sống và những món ngon ở Trung Quốc.
Vợ chồng Mỹ Dung cũng rất chăm đi du lịch
Sau 7 năm "nuốt nước mắt" lập nghiệp xa xứ, Dung có một em bé 5 tuổi, hạnh phúc với hôn nhân viên mãn. Trái ngọt này là phần thưởng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cô nàng.
Nguồn: Người kết nối, Ảnh: FBNV
"Chàng chăn bò" Sô Y Tiết: Nếu chỉ ngồi quay phim, hát online thì cũng đến lúc hết thời "Hôm nào làm nhà xong xuôi, vợ chồng tôi sẽ mở quán nhỏ buôn bán gì đó", Sô Y Tiết chia sẻ dự định tương lai. Mới đây, "chàng chăn bò" Sô Y Tiết đăng tải trên kênh Youtube đoạn clip chia sẻ về cuộc sống hiện tại. Theo đó, nam Youtuber sắp xây nhà trên mảnh đất được anh mua ở Bình...