Nhặt được 200 triệu đồng, điều dưỡng tìm trả lại người bệnh
Một bệnh nhân khi đi khám ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định ( TP.HCM) để quên số tiền 200 triệu đồng.
Sau khi nhặt được, điều dưỡng Nguyễn Bá Hải nhanh chóng báo cáo lãnh đạo, tìm trả số tiền cho người đánh rơi.
“Một người tốt, việc tốt đáng trân trọng và biểu dương” – bệnh nhân Khoa viết trong thư cảm ơn nam điều dưỡng – Ảnh do bệnh viện cung cấp
Trưa 6-9, khi đang làm việc tại phòng khám 231, điều dưỡng Nguyễn Bá Hải thấy một túi nilông màu vàng để trên quầy hướng dẫn lầu 2 khu khám bệnh. Khi mở ra, phát hiện bên trong có 200 triệu đồng tiền mặt, ông Hải đã báo lãnh đạo khoa và cùng nhân viên bảo vệ tìm ra được chủ nhân đánh rơi số tiền.
Qua xác minh, chủ nhân của số tiền trên là bệnh nhân Trần Văn Khoa (ngụ quận Gò Vấp). Ông Khoa cho biết khi đi siêu âm đã vô ý để quên bọc tiền. Đại diện đội bảo vệ đã làm thủ tục hoàn trả số tiền trên cho ông Khoa theo quy định.
Vui mừng khi nhận lại được số tiền, ông Khoa đã viết thư tay cảm ơn, bày tỏ sự biết ơn và trân quý với hành động của nhân viên bệnh viện.
Video đang HOT
Trước nghĩa cử cao đẹp “Nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của các nhân viên, ban lãnh đạo, công đoàn bệnh viện đã quyết định khen thưởng đột xuất, với mong muốn nghĩa cử này sẽ ngày càng được nhân rộng trong cán bộ, nhân viên y tế.
Ban lãnh đạo bệnh viện quyết định khen thưởng đột xuất cho nam điều dưỡng Nguyễn Bá Hải (phải) – Ảnh: BVCC
TS.BS Nguyễn Anh Dũng – giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định – nhận xét: “Trong mùa dịch COVID-19, người bệnh nói riêng cũng như nhiều người đều gặp những khó khăn. Câu chuyện này sẽ góp phần tô đẹp thêm hình ảnh người thầy thuốc trong lòng người dân, truyền thêm cảm hứng mạnh mẽ về những điều tử tế, tốt đẹp trong xã hội”.
Từ ngày 27-7, Bệnh viện Nhân dân Gia Định chuyển đổi một phần công năng điều trị COVID-19 với quy mô hơn 300 giường hồi sức các ca mắc COVID-19 ở tuyến cuối, bao gồm các kỹ thuật như ECMO, thở máy xâm lấn, HFNC, lọc máu… Song song đó, bệnh viện vẫn duy trì khối điều trị bệnh lý không COVID-19.
TP.HCM: Một bác sĩ, điều dưỡng phải chăm sóc 140-150 bệnh nhân COVID-19 mỗi ngày
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết mỗi bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện dã chiến phải chăm sóc và quản lý từ 140-150 bệnh nhân COVID-19 một ngày, nhiều người còn thường xuyên phải trực cấp cứu 12 tiếng/ngày khi được điều động.
Y bác sĩ điều trị bệnh nhân tại Trung tâm hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện Dã chiến số 14 - Ảnh: TỰ TRUNG
Ngày 7-9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng chống COVID-19 (Bộ Y tế tại TP.HCM) - có công văn gửi Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, đề nghị tăng cường hỗ trợ lực lượng nhân viên y tế tại các bệnh viện dã chiến và sử dụng tình nguyện viên.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, qua kiểm tra tại một số bệnh viện dã chiến tại TP.HCM còn một số điểm bất hợp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của nhân viên y tế.
Hiện tại mỗi bác sĩ, điều dưỡng hằng ngày phải chăm sóc và quản lý từ 140-150 bệnh nhân COVID-19. Số lượng người bệnh quá lớn, khiến chất lượng điều trị và chăm sóc bị giảm sút. Mỗi tua làm việc của bác sĩ và điều dưỡng thường từ 8-10 tiếng/ngày, trong điều kiện mặc trang phục bảo hộ liên tục có thể gây mất nước và điện giải.
Bên cạnh đó, các bác sĩ và điều dưỡng thường xuyên phải trực cấp cứu 12 tiếng/ngày nếu được điều động tăng cường.
Một số bệnh viện sau khi rút nhân lực không bù đủ nhân lực đã rút làm tăng thêm áp lực cho các nhân viên còn lại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của họ.
Một nhân viên y tế tranh thủ giải lao sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho người dân xuyên trưa - Ảnh: THU HIẾN
Bên cạnh đó, hằng ngày nhân viên y tế được phát cơm hộp với suất ăn là 120.000 đồng/ngày. Những trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 trong quá trình công tác thì được điều chuyển lên khu người bệnh. Suất ăn của nhân viên y tế được chuyển sang tiêu chuẩn suất ăn của người bệnh là 80.000 đồng/ngày...
Từ thực tế trên, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM yêu cầu các đơn vị đã rút nhân viên ra khỏi bệnh viện dã chiến lập tức bổ sung nhân lực thay thế đầy đủ, đảm bảo quân số, tránh tạo áp lực công việc lên các nhân viên còn lại.
Đảm bảo thời gian nghỉ sau khi kết thúc ca trực cho các nhân viên y tế, không để nhân viên làm việc liên tục trong thời gian dài mà không có ngày nghỉ.
Hạn chế sử dụng nhân viên y tế vào vị trí hành chính nhằm đảm bảo công tác chuyên môn. Trong tình hình thiếu nhân lực hành chính, đề nghị bổ sung lực lượng sinh viên, tình nguyện viên vào các vị trí hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính.
Đề nghị đơn vị cung cấp thực phẩm điều chỉnh chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, có thêm lựa chọn phù hợp khẩu vị mỗi vùng miền.
Trường hợp nhân viên y tế không may mắc COVID-19 cần được đảm bảo chế độ ăn tối thiểu như thường ngày, không áp dụng chế độ của người bệnh dành cho nhân viên y tế.
Đề nghị lực lượng an ninh, quân sự chỉ kiểm soát việc ra vào trong điều trị đối với nhân viên y tế, tuyệt đối không gây ảnh hưởng đến đời tư mỗi cá nhân, gây áp lực lên đời sống tinh thần của nhân viên y tế.
Lễ tiễn biệt cha từ miền Nam của người điều dưỡng Đang làm nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ở Long An, điều dưỡng Ngô Văn Huyên nhận tin cha vợ qua đời. Anh Huyên là điều dưỡng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Vợ anh cũng công tác trong ngành y tế. Gia đình anh có hai...