Nhật dùng siêu máy tính Fugaku tạo ứng dụng AI giống ChatGPT
Siêu máy tính Fugaku với tốc độ xử lý hàng đầu thế giới sẽ tham gia phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dự kiến sẽ cung cấp miễn phí trong tài khóa 2024.
Siêu máy tính Fugaku của Nhật Bản. Ảnh VIỆN RIKEN
Tờ Nikkei Asia đưa tin các nhà nghiên cứu Nhật Bản sẽ sử dụng siêu máy tính Fugaku của nước này để tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giống ChatGPT.
Theo kế hoạch công bố ngày 22.5, công nghệ này sẽ được phát triển trong tài khóa hiện tại, với dự định sẽ đưa ra sử dụng miễn phí trong tài khóa 2024. Viện Công nghệ Tokyo đã phối hợp với Đại học Tohoku, Viện nghiên cứu Riken và nhà đồng phát triển Fugaku là hãng Fujitsu trong dự án.
Họ sẽ phát triển một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) cho AI tạo sinh, tập trung vào ngôn ngữ Nhật. Mô hình sẽ lấy dữ liệu nguồn mở từ Wikipedia và các nguồn khác, với mục tiêu tạo ra những kết quả chính xác hơn bằng tiếng Nhật.
Dự án sẽ kết hợp với đối tác CyberAgent, một công ty quảng cáo kỹ thuật số ở Tokyo đang phát triển AI tạo sinh của riêng mình.
Chính phủ các nước chạy đua tìm cách quản lý công cụ AI
AI tạo sinh đang trên đà phát triển nhanh tại Nhật. CyberAgent tuần trước công bố một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) sử dụng đến 6,8 tỉ tham số. Tokyo Tech và các đối tác sẽ xây dựng một LLM tích hợp khoảng 100 tỉ tham số.
GPT-3, mô hình ngôn ngữ tương thích với ChatGPT của OpenAI sử dụng 175 tỉ tham số.
Cần một máy tính mạnh để xây dựng một LLM, nhưng không có lĩnh vực tư nhân nào tại Nhật sở hữu một máy tính đẳng cấp thế giới như thế. Hãng Riken do chính phủ Nhật hậu thuẫn hiện vận hành Fugaku, một trong những siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Phát triển những AI tạo sinh mới đã trở thành một ưu tiên. LLM sắp tới sẽ được cung cấp cho cả doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu. Mô hình này sẽ được phát hành vào tài khóa 2024, bắt đầu từ tháng 4.2024.
Nhật Bản: Chuyên gia lo ngại nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát vào mùa Hè
Trong cuộc họp của Nhóm chuyên gia tư vấn đề đối sách phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản ngày 23/6, các chuyên gia đã bày tỏ quan ngại về khả năng số ca nhiễm mới tại Nhật Bản có thể tăng do hiệu quả miễn dịch sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 giảm theo thời gian.
Du khách trên một đường phố ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tại cuộc họp, các chuyên gia cho biết tình hình lây nhiễm COVID-19 tại Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm, tuy nhiên, xu hướng này đang dần chững lại và một số địa phương có dấu hiệu đi ngang, trong đó lưu ý tình hình dịch tại tỉnh Okinawa khi số ca mắc mới những ngày gần đây tăng lên và là địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất tại Nhật Bản.
Đối với các thành phố lớn, các chuyên gia dự báo không gia tăng số ca nhiễm mới một cách đột biến. Tuy nhiên, do khả năng miễn dịch của cơ thể dần giảm theo thời gian, xu hướng tiếp xúc đông người tăng lên trong kỳ nghỉ Hè và nguy cơ xuất hiện biến thể mới sau khi Nhật Bản xác nhận các ca nhiễm biến thể BA.4 và BA.5, trong thời gian tới, số ca nhiễm mới tại Nhật Bản có thể tăng lên, gây ảnh hưởng đối với hệ thống y tế. Do đó, giới chuyên gia khuyến nghị các cơ quan quản lý cần chú ý giám sát tình hình một cách chặt chẽ.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo các địa phương của Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy tiêm chủng vaccine mũi bổ sung và người dân cần triệt để thực hiện các biện pháp phòng dịch cơ bản như không đi ra ngoài khi tình trạng sức khỏe kém, đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên. Đối với các cơ sở y tế và trung tâm điều dưỡng, các chuyên gia đề nghị thực hiện các biện pháp phòng dịch một cách linh động, phù hợp, thúc đẩy tiêm chủng vaccine mũi 4 để phòng ngừa nguy cơ biến chứng nặng đối với những người cao tuổi.
Nhật Bản: Nhân viên đi ăn nhà hàng làm mất thông tin cá nhân của toàn bộ cư dân thành phố Chính quyền thành phố Amagasaki thuộc tỉnh Hyogo, miền Tây Nhật Bản ngày 23/6 cho biết đã bị mất một chiếc USB chứa thông tin cá nhân về toàn bộ 460.000 cư dân của mình. Dữ liệu bị mất gồm tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh và số tài khoản ngân hàng của các hộ gia định nhận trợ cấp xã hội....