Nhật đồng ý tiết lộ bí mật tàu ngầm với Úc
Hội đồng an ninh quốc gia Nhật đã phê chuẩn việc chia sẻ các dữ liệu kỹ thuật về công nghệ tàu ngầm của Nhật Bản với Úc. Nhật cũng đã chính thức tuyên bố sẽ tham gia quá trình đấu thầu nhằm chế tạo 12 tàu ngầm cho Úc.
Tàu ngầm công nghệ cao lớp Soryu của Nhật (Ảnh: News.com.au)
Hôm thứ Hai, Tokyo đã thông báo sẽ tham gia đấu thầu cho hợp đồng trị giá 39 tỷ USD nhằm chế tạo hạm đội tàu ngầm mới của Úc với phía đối tác Úc.
Bộ trưởng quốc phòng Úc Kevin Andrews đã mời người đồng cấp Nhật Bản Gen Nakatani tham dự tiến trình cạnh tranh trong một hội nghị truyền hình hôm 6/5.
“Chúng tôi coi trọng hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản và Úc”, ông Nakatani cho biết hồi đầu tuần này. “Úc là một đối tác chiến lược, chia sẻ các giá trị chung và các lợi ích an ninh với Nhật Bản”.
Theo một quan chức quốc phòng Nhật được tờ Japan Times dẫn lời, các dữ liệu cụ thể – phần lớn được xem là tối mật – sẽ được chia sẻ với phí Úc sẽ phải được nhất trí trên cơ sở đàm phán song phương, nhưng nó sẽ bị giới hạn chặt chẽ với những gì mà Canberra cần đẻ đánh giá đề nghị của Nhật Bản.
Video đang HOT
Quyết định của Tokyo nhằm chia sẻ các thông tin như vậy là một bước đi chưa có tiền lệ, vì Nhật Bản trước đó chỉ chia sẻ các dữ liệu kỹ thuật mật với Mỹ.
Do đó, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã phải nhấn mạnh rằng công nghệ được chia sẻ sẽ không cho phép Úc chế tạo một tàu ngầm hoàn chỉnh hay từng phần.
Tàu ngầm tàng hình diesel điện 4.000 tấn lớp Soryu, do các tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi và Kawasaki chế tạo, dường như là ứng viên nặng ký không có đối thủ trong hợp đồng vũ khí.
Các phiên bản hiện thời của tàu ngầm lớp Soryu được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) do Thụy Điển chế tạo. Tuy nhiên, chính phủ Úc cho tới nay không quan tâm tới AIP, mà thích phương án pin lithium-ion, vốn sẽ được chế tạo ở các tàu ngầm lớp Soryu kế tiếp.
Liệu các chi tiết kỹ thuật về hệ thống đẩy pin lithium-ion mới này có được chia sẻ với Canberra hay không vẫn là một câu hỏi mở, vì pin lithium-ion tiên tiến là một trong những bí mật quân sự hàng đầu của Nhật Bản.
Hợp đồng vũ khí lớn nhất của Úc từ trước tới nay, dự kiến sẽ thay thế 6 tàu ngầm lớp Collins của Úc, đã gấp phải những tranh cãi ở trong nước. Canberra gần đây mới quyết định mời Pháp, Đức, Nhật tham gia tiến trình đánh giá thầu kéo dài 10 tháng.
Tập đoàn ThyssenKrupp AG (TKMS) của Đức dường như là lựa chọn thứ 2 của Úc, chủ yếu do kinh nghiệm của hãng này trong việc xuất khẩu tàu ngầm. Hãng Direction des Constructions et Armes Navales (DCNS) của Pháp không được xem là ứng viên tiềm năng.
An Bình
Theo Dantri/Diplomat
Nhật đề xuất hợp tác với Úc sản xuất tàu ngầm
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đưa ra đề xuất hợp tác với chính quyền Úc để nghiên cứu, phát triển và sản xuất thay vì chỉ bán các tàu ngầm lớp Soryu cho Úc.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật được chính phủ Úc đánh giá cao và dự định đặt mua 12 chiếc. (Ảnh: Sea Forces)
Trang AFP ngày 5/1 đưa tin, Nhật đã đề xuất hợp tác sản xuất thay vì xuất khẩu hoàn toàn 12 tàu ngầm lớp Soryu sang Úc. Đề xuất này đã làm nhẹ gánh cho những lo ngại của Canberra về tác động tiêu cực của hợp đồng này đến các ngành công nghiệp trong nước.
Theo đề xuất của Nhật, Tokyo và Canberra sẽ phối hợp nghiên cứu phát triển thép đặc biệt và các vật liệu sản xuất tàu ngầm cho hải quân Úc. Sau đó, phía Nhật sẽ chịu trách nhiệm láp ráp những tàu ngầm này.
Tờ Mainichi Shimbun cho hay đề xuất này đã nhận được những phản ứng tích cực từ Úc và nhiều khả năng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối năm 2015. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên Tokyo hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, phát triển và sản xuất tàu ngầm.
Theo AFP, Úc đang có kế hoạch thay thế đội tàu ngầm chạy bằng dầu diesel và điện, vốn sản xuất từ những năm 90 đã lạc hậu, bằng 12 tàu ngầm mới từ năm 2018.
Bộ Quốc phòng Úc cũng đánh giá cao tàu ngầm lớp Soryu của Nhật ở khả năng di chuyển dài ngày, độ ồn thấp và có ưu thế về công nghệ giám sát. Do đó, ban đầu nhiều chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp sản xuất tàu hiện đại của Nhật sẽ giành được hợp đồng trị giá khoảng 36 tỷ USD này.
Tuy vậy, đảng đối lập và nhiều ngành công nghiệp của Úc phản đối việc giao hợp đồng cho Nhật bởi lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của hợp đồng này đến ngành công nghiệp đóng tàu và những ngành liên quan của nước này.
Chính phủ Úc từng lâm vào thế lưỡng nan giữa việc hồi sinh ngành công nghiệp đóng tàu và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động với việc mua tàu ngầm từ Nhật để tiết kiệm 1/2 chi phí.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Mỹ bác tuyên bố của Triều Tiên về thiết bị hạt nhân thu nhỏ Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ ngày 20/5 đã lên tiếc bác bỏ tuyên bố của Triều Tiên về khả năng thu nhỏ thiết bị hạt nhân để gắn lên đầu tên lửa. Dù vậy Washington tin rằng tên lửa Triều Tiên có thể đe dọa tới lục địa Mỹ và các đồng minh. Triều Tiên hiện sở hữu nhiều loại tên...