Nhật dọa bắn máy bay, Trung Quốc nổi giận
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã phác thảo một kế hoạch cho phép Lực lượng Phòng vệ nước này bắn hạ các máy bay không người lái của nước ngoài xâm nhập vào không phận của họ trong trường hợp máy bay đó phớt lờ những lời cảnh báo. Đây là thông tin vừa được một nguồn tin thân cận với chính phủ Nhật Bản tiết lộ hồi cuối tuần vừa rồi.
Ảnh minh họa
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phê chuẩn kế hoạch được Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori onodera trình lên hôm 11/10 này.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã vạch ra kế hoạch bắn hạ máy bay nói trên nhằm đáp trả vụ việc một máy bay quân sự không người lái của Trung Quốc xâm nhập vào vùng được xác định là không phận Nhật Bản hôm 9/9 nhằm tiến tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Bước đi của Tokyo nhằm thể hiện việc nước này sẵn sàng đáp trả bất kỳ hành động xâm phạm chủ quyền nào, nguồn tin thân cận với chính phủ Nhật Bản cho hay.
Tuy nhiên, cũng theo nguồn tin trên, chính phủ của Thủ tướng Abe tiếp tục phải cân nhắc các biện pháp đối phó với những vụ xâm nhập tiềm năng của máy bay không người lái mang theo vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí sinh học bởi những nguy cơ gây ra từ việc bắn hạ một chiếc máy bay như thế.
Theo những quy định hiện nay về cách thức phản ứng của Lực lượng Phòng không Nhật Bản đối với những cuộc xâm nhập của máy bay có người lái, điều đầu tiên phi công phải làm là phát đi những cảnh báo. Lực lượng Phòng không Nhật Bản sẽ được phép bắn hạ chiếc máy bay xâm nhập nếu nhận thấy nó có thể gây nguy hiểm cho người dân Nhật Bản sau khi phớt lờ mọi lời cảnh báo.
Chính phủ Nhật Bản chưa có quy định rõ ràng cho các máy bay do thám không người lái. Tuy nhiên, sau khi phân tích các máy bay không người lái đang được Trung Quốc phát triển gần đây, Tokyo thấy cần phải có những quy định ngăn chặn bởi những chiếc máy bay đó được trang bị các hệ thống camera và radar tối tân.
Phản ứng trước những quy định mới được đưa ra của Nhật Bản, Trung Quốc tỏ ra rất tức giận. Bắc Kinh hôm nay (22/10) chỉ trích, động thái của Nhật Bản trong việc sử dụng cái gọi là “mối đe dọa” bên ngoài làm cái cớ để tăng cường năng lực quân sự đã gây lo ngại.
Nhật Bản cố tình dựa vào cái gọi là “mối đe dọa bên ngoài” và cố tìm cách gây căng thẳng, đối đầu để lợi dụng tình hình nhằm mở rộng và nâng cấp năng lực quân sự, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying đã phát biểu như vậy.
Video đang HOT
“Ý định thực sự của Nhật Bản chẳng có ích gì mà chỉ gây ra quan ngại và lo lắng cho cộng đồng quốc”, bà Huacho biết tại cuộc họp báo thường kỳ khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc đối với kế hoạch của Nhật Bản trong việc bắn hạ máy bay không người lái của nước ngoài xâm nhập vào không phận nước này.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Lính Afghanistan bắn quân NATO và vai trò của Taliban
Taliban đã lên kế hoạch dài hơi phá hoại nội bộ chính quyền và lực lượng vũ trang của Tổng thống Hamid Karzai.
Từ đầu năm đến nay đã xảy ra hàng chục vụ tấn công do binh lính, cảnh sát Afghanistan tiến hành nhằm vào chính lực lượng NATO, khiến hơn 40 binh sĩ khối quân sự này thiệt mạng. Riêng trong hơn 2 tuần qua, đã xảy ra khoảng 5 vụ tấn công liên tiếp như vậy, làm cho 10 binh sĩ NATO, chủ yếu là lính Mỹ, phải bỏ mạng.
Không phải ngẫu nhiên mà các thành viên của lực lượng vũ trang Afghanistan lại quay súng bắn các đồng minh của mình. Giới quan sát đã xác định được bàn tay của Taliban trong hầu hết các vụ tấn công này.
Liên tiếp các vụ tấn công bất ngờ nhằm vào quân NATO (ảnh: militaryreporter.net)
Cài cắm người vào phe chính phủ
Một tư lệnh phiến quân Taliban đóng ở Nam Waziristan (vùng Tây Bắc Pakistan, giáp biên giới với Afghanistan) đã nhận trách nhiệm trong loạt vụ "quân xanh đánh quân xanh" gần đây là thuộc về các nhóm lẻ Taliban.
Tuyên bố của viên tư lệnh phiến quân trên đã củng cố những khẳng định trước đó của Taliban rằng chúng đã xâm nhập được vào hàng ngũ Quân đội Quốc gia và Cảnh sát Quốc gia Afghanistan.
"Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là thực hiện chuyển hóa tư tưởng đối với thật nhiều thành viên của lực lượng Mili Urdu (tức Quân đội Quốc gia Afghanistan), và làm cho họ nhận thức rằng chính lực lượng nước ngoài đã xâm lược Afghanistan và phá hủy đạo Hồi cũng như danh dự và phẩm giá của dân tộc chúng tôi," viên tư lệnh giấu tên nói với tờ Asia Times.
Theo trùm phiến quân này, khi các cuộc tấn công &'nội bộ' gia tăng, việc điều phối gặp nhiều khó khăn hơn do phía Mỹ tăng cường dùng máy bay không người lái để oanh kích đáp trả với độ chính xác cao.
Trong bối cảnh ấy, các chiến binh Taliban buộc phải giữ bí mật &'cấp bậc' của mình trong các tổ chức tương ứng nhằm tránh sự nhòm ngó của đặc vụ Mỹ chuyên chỉ điểm cho các trận không kích bằng máy bay không người lái. Trong cuộc trao đổi riêng với Asia Times, trùm phiến quân Taliban cho biết các điệp viên của Mỹ này thường đặt một thiết bị định vị điện tử (có tên địa phương là &'patrai') gần các mục tiêu.
Lính Mỹ tại Afghanistan hiện lo ngại có thể bị bắn từ đằng sau bất cứ lúc nào (ảnh: Evan Marcy/Lục quân Hoa Kỳ)
"Ngày nào mà anh tiết lộ cho giới truyền thông biết vị trí của mình trong tổ chức thì từ ngày đó trở đi anh sẽ bị người Mỹ theo dõi," viên tư lệnh chia sẻ. "Chúng tôi giờ đã thay đổi sách lược. Chúng tôi cố gắng lộ diện ở mức thấp nhất trong lúc vẫn tích cực hoạt động chống lại quân thập tự chinh (ám chỉ lực lượng NATO - ND)."
Hỗ trợ những kẻ đào tẩu
Phần đầu trong 1 cuốn sách về các quy tắc của Taliban, do lãnh tụ tinh thần Mullah Omar phát hành, khẳng định: Taliban phải bảo vệ và hỗ trợ những người đào tẩu, trừ phi những kẻ này đã làm hại các chiến binh thánh chiến.
Một nguồn tin phiến quân có liên hệ với cánh quân sự thuộc trùm khủng bố Hafiz Gul Bahadur hoạt động ở vùng Bắc Waziristan, cho rằng dân Afghanistan bắt đầu cảm thấy cuộc chiến của lực lượng phương Tây sẽ thất bại. Theo nguồn tin này, đây chính là nguyên nhân có nhiều người, cả quân sự và dân sự, đào tẩu khỏi chính quyền Afghanistan.
"Giờ đây họ đang chuyển phe và gia nhập lực lượng Taliban vì họ xem Taliban như các lãnh đạo tương lai của đất nước," nguồn tin nói với Asia Times.
Tăng cường tuyên truyền
Một thập kỷ đương đầu với phương Tây đã giúp Taliban tôi luyện chiến lược. Trước kia phiến quân chỉ dựa vào vũ lực thuần túy, nay thì chúng đã có các chiến thuật khác như lôi kéo các phần tử ít học nhưng sùng đạo và mang tinh thần dân tộc cao trong dân chúng tham gia tấn công liên quân quốc tế và chính phủ "bù nhìn" Karzai, theo cách gọi của Taliban.
Phương tiện chính giúp Taliban lợi dụng tình cảm tôn giáo và dân tộc là thông qua bộ máy tuyên truyền. Taliban hiện sử dụng sóng phát thanh, tài liệu in ấn và các buổi thuyết giáo để đánh vào trái tim và khối óc của người dân Afghanistan.
Những nỗ lực tuyên truyền của Taliban được tiếp thêm sức khi phương Tây có nhiều động thái làm tổn hại hình ảnh của chính họ trong con mắt người dân Afghanistan, như đốt kinh Koran tại căn cứ không quân Bagram, tiến hành oanh kích bừa bãi làm thường dân thiệt mạng, hay chuyện binh lính Mỹ &'tè' lên thi thể phiến quân.
NATO huấn luyện quân chính quy Afghanistan (ảnh: CDN)
Lấp khoảng trống pháp lý
Trong lúc chính quyền của Tổng thống Karzai loay hoay tìm cách khôi phục trật tự và thực thi pháp luật, thì Taliban đã nhanh chóng lấp khoảng trống, giúp nhiều người dân Afghanistan giải quyết các vấn đề về pháp lý, và tranh thủ tình cảm của họ.
Các tòa án do Taliban lập tuy áp dụng các biện pháp cực đoan để thực thi công lý nhưng lại nhận được vô khối công việc như là ra phán quyết về các mối ân oán bộ lạc hay gia đình.
Một bô lão ở tỉnh Khost cho biết, "người dân thích giải quyết các tranh chấp của họ thông qua tòa án của Taliban bởi vì họ xử rất nhanh và không tốn nhiều phí".
Asia Times dẫn lời một vị cao niên khác ở tỉnh Paktika khẳng định: "Chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cầm vũ khí chiến đấu chống lại ngoại bang và chính quyền tay sai của chúng, những kẻ đã phỉ báng kinh Koran và phụ nữ của chúng tôi, giết hại người già và trẻ em, phá hủy tài sản của chúng tôi và ủng hộ chế độ tham nhũng của Karzai."/.
Theo VOV
Nhật ngầm cảnh báo sẽ bắn hạ UAV Trung Quốc Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề ra kế hoạch cho phép Lực lượng Tự vệ trên không bắn hạ các máy bay không người lái (UAV) nước ngoài xâm phạm không phận nếu các cảnh báo của lực lượng này bị phớt lờ. Một tiêm kích F-2 của Lực lượng Tự vệ Trên không Nhật Bản cất cánh từ một căn cứ...