Nhặt đồ Giáng sinh trong thùng rác, cô gái tiết kiệm được 500 triệu đồng
Cứ đến cuối năm là Diaz tập trung lục thùng rác và nhặt được rất nhiều món đồ Giáng sinh giá trị, số tiền cô tiết kiệm được lên đến 20 nghìn USD (500 triệu đồng).
Đối với Melanie Diaz (22 tuổi, sống tại Tampa, Florida, Mỹ), niềm vui Giáng sinh không đến từ những kệ hàng sáng bóng hay việc mua sắm trực tuyến mà nằm trong thùng rác. Cô tiết kiệm được khoảng 20.000 USD (hơn 500 triệu đồng) bằng cách nhặt đồ trang trí và quà tặng Giáng sinh từ thùng rác.
Nhiều món đồ cô thu lượm được có giá trị cao của các nhà bán lẻ nối tiếng ở Mỹ, bao gồm cả vòng hoa Giáng sinh từ Michaels và đồ chơi từ TJ Maxx.
Hai năm qua, Diaz tập trung lục thùng rác vào tháng 12 và tháng 1 với mong muốn tìm ra những “báu vật” ngày lễ bị bỏ đi mà nếu không dùng lại sẽ bị lãng phí. ” Tôi thích nhất là đi lục thùng rác vào dịp Giáng sinh vì họ bắt đầu vứt đi rất nhiều đồ Giáng sinh. Tôi thích giữ lại mọi thứ để có thể cất vào nhà và trang trí cho năm sau”, Diaz cho biết.
Lục thùng rác cô gái tiết kiệm được 500 triệu tiền quà Giáng sinh, đồ trang trí.
Khi thường xuyên lui tới các thùng rác phía sau những nhà bán lẻ nổi tiếng như TJ Maxx, Burlington, Michaels, Jo-Ann Stores, Pop Shelf và Home Goods, cô tìm thấy một lượng lớn đồ dùng cho ngày lễ.
Diaz cũng phát hiện, dịp đầu năm, các cửa hàng thường dọn sạch hàng tồn kho sau kỳ nghỉ lễ và nhiều thứ bị vứt đi: “Phát hiện lớn nhất của tôi là vào tháng 1, tôi đã lục các thùng rác của cửa hàng TJ Maxx và tìm thấy rất nhiều món đồ giá trị chất đầy ắp .
Mùa Noel này, Diaz đã sưu tập đủ các sản phẩm trang trí cho Giáng sinh gồm 10 vòng hoa Giáng sinh của Michael trị giá khoảng 400 USD (10 triệu đồng), cây thông Noel trị giá 500 USD (hơn 12 triệu đồng). Cô cũng đã mua lại những câu đố và đồ chơi cho chó của TJ Maxx, tiết kiệm được khoảng 200 USD (5 triệu đồng) mỗi món.
Ngoài ra, Diaz còn thu được vô số mặt hàng chủ lực khác cho ngày lễ, bao gồm đồ trang trí và tất.
Diaz đã dành hai năm qua để lục thùng rác vào tháng 12 và tháng 1.
Các món đồ lấy được trong thùng rác quá lớn đến nỗi Diaz phải nhờ người mang đi. “Tôi thậm chí phải nhờ gia đình giúp đỡ vì quá sức. Tôi nhớ chúng tôi đã mang mọi thứ vào xe và ngày hôm sau tổ chức một buổi bán đồ cũ. Chúng tôi cũng giữ lại hầu hết đồ đạc. Thật không thể tin được”, cô gái 22 tuổi nói.
Video đang HOT
Những món đồ cô tìm thấy trong thùng rác bao gồm cả áo sơ mi và đồ dùng nhà bếp mang chủ đề Giáng sinh, vẫn còn khá mới. Người sáng tạo nội dung cho biết: “Tôi đã tìm thấy cây thông Noel, đồ trang trí Giáng sinh và đủ loại đồ sáng tạo. Tôi tìm thấy áo sơ mi Giáng sinh, đồ trang trí Giáng sinh để trên bàn hoặc đồ Giáng sinh cho nhà bếp và những thứ tương tự như vậy”.
Một số đồ trang trí mà Diaz phát hiện được trong thùng rác
Những món đồ này được cất đi để năm sau dùng hoặc tặng bạn bè
Cây thông Noel và đồ trang trí chắc chắn là thứ Diaz thích nhất vì giúp cô tiết kiệm được rất nhiều tiền. “Tôi bắt đầu tiết kiệm mọi thứ cho mình vào năm sau. Tôi cũng tặng một số thứ cho bạn bè và gia đình. Tôi không bán bất cứ thứ gì mình tìm thấy”, Diaz nói, cho biết cô rất thích chia sẻ những món đồ mình tìm thấy trong thùng rác với người khác.
Mỗi tháng kiếm 15 triệu, bức ảnh chụp màn hình tiết lộ 1 điều khiến ai đi làm cũng nể
Với 15 triệu, cô gái 27 tuổi này vừa trang trải cuộc sống, vừa nuôi em học Đại học, mà vẫn dư tiền tiết kiệm!
Câu chuyện của cô gái 27 tuổi này chính là minh chứng cho câu nói "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", khiến bất cứ ai lướt qua cũng nể đôi phần, rồi nhận ra: "Lương thấp nên chưa tiết kiệm được" muôn đời vẫn chỉ là một lời ngụy biện, không hơn.
Tháng kiếm 15 triệu, nuôi em học Đại học, vẫn tiết kiệm được hơn 1 triệu
Trong bài đăng của mình, cô gái bày tỏ nỗi băn khoăn về việc không tiết kiệm được nhiều, vì hiện tại đang phải thuê nhà ở thành phố, đồng thời nuôi em học Đại học 100%. Sau đó, cô liệt kê các khoản chi hàng tháng, với mong muốn nhận được sự góp ý, lời khuyên của mọi người, để có thể tiết kiệm được nhiều hơn mỗi tháng.
Nguyên văn chia sẻ của cô gái 27 tuổi
Ảnh chụp màn hình các khoản chi cố định trong tháng của cô
Các khoản chi hàng tháng của cô gái 27 tuổi này có thể tóm tắt như sau:
- Tiền thuê nhà, điện, nước, phí dịch vụ: 4,3 triệu đồng
- Tiền dành cho em gái (tiền cho em tiêu vặt, tiền để dành đóng học phí): 4 triệu đồng
- Tiền ăn uống: 2 triệu đồng
- Tiền trả góp xe máy: 2,7 triệu đồng
- Xăng xe: 300.000đ
- Phát sinh, hiếu hỷ: 500.000đ
Với mức thu nhập trung bình 15 triệu/tháng và cách chi tiêu như trên, hàng tháng, cô vẫn dư khoảng 1,2 triệu đồng để tiết kiệm.
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người khen ngợi cô vì cách chi tiêu quá khéo. Đồng thời, mọi người cũng cho rằng tiền ăn của 2 chị em đang hơi ít, khoản nên cắt giảm chính là tiền cho em tiêu vặt hàng tháng (2 triệu đồng) và tiền thuê nhà.
Nhiều người khuyên cô nên cắt khoản tiền 2 triệu cho em tiêu vặt hàng tháng, vì dù sao em cũng là sinh viên năm 2, cũng có thể đi làm thêm kiếm ít tiền được rồi
Học được gì từ chia sẻ của cô gái này?
15 triệu là mức ngân sách cũng khá vừa đủ cho một người độc thân, đương nhiên, nếu họ biết tiết chế việc chi tiêu, mua sắm. Tuy nhiên, cũng không ít người dù chưa lập gia đình, không có áp lực phải chăm lo cho ai ngoài chính bản thân, nhưng cầm 15 triệu, thậm chí 18-20 triệu/tháng, vẫn thấy chẳng đủ sống.
Đó chính là thực tế khiến không ít người phải nể phục cô bạn 27 tuổi này. Với 15 triệu đồng, cô không những tự lo được cho bản thân, mà còn mua được xe máy với hình thức trả góp, đồng thời nuôi em gái học Đại học.
1 - Không đợi lương cao mới tiết kiệm
Không có để nhận ra trong các khoản chi hàng tháng, gần như chẳng có khoản cố định nào mà cô dành ra để phục vụ việc mua sắm. Cũng nhờ thế mà tới cuối tháng, cô mới có dư 1,2 triệu đồng để tiết kiệm.
Nói cách khác, cô không nuông chiều bản thân quá mức, cũng không đợi tới khi lương cao mới tiết kiệm. Trên thực tế, ranh giới giữa "Đợi lương cao rồi tiết kiệm" và "Không bao giờ tiết kiệm" là rất mong manh.
Lương bao nhiêu là cao? - Chắc chắn chẳng ai có thể đưa ra một con số cụ thể, đúng với tất cả, vì nhu cầu chi tiêu của mỗi người là khác nhau.
Ảnh minh họa
Chưa kể, cũng không có gì đảm bảo thu nhập tăng mà mức chi tiêu không tăng. Lương chưa cao thì tiết kiệm ít, từng chút, từng chút một. Trước tiên là để hình thành thói quen tiết kiệm, rồi sau đó mới bàn tới con số.
Yếu tố quan trọng nhất, quyết định bạn có tiết kiệm thành công hay không, chính là tính bền bỉ. Mỗi ngày tiết kiệm 30k mà duy trì được liên tục trong 365 ngày vẫn tốt hơn là hôm nay tiết kiệm hẳn 500k, rồi mai thấy oải quá nên "tiêu bù" và chẳng thèm tiết kiệm nữa.
2 - Biết dự trù cho những khoản chi bắt buộc trong tương lai
Trong các khoản chi mà cô gái này dùng để lo cho em, có lẽ, khoản tiền học phí là lớn nhất. Thông thường, các trường Đại học sẽ thu học phí theo từng đợt hoặc từng kỳ học, thường sẽ là 1-2 lần đóng/năm.
Với trường hợp của cô gái này, 24 triệu đồng là khoản tiền cô phải chuẩn bị để đóng học phí cho em trong 1 năm. Và cách cô làm chính là mỗi tháng dành ra 2 triệu đồng. Đây là tư duy rất đáng học hỏi.
Nếu có những dự định cần dùng tới tiền, việc trích một phần thu nhập hàng tháng, để dành cho việc thực hiện những mục tiêu ấy sẽ giảm bớt áp lực tài chính, đồng thời, hạn chế tối đa tình trạng vay mượn, thành ra nợ nần.
Căn hộ 90m2 gần như "trống trơn" của cô gái bị ám ảnh với lối sống tối giản và quá sạch sẽ Bạn có thể tưởng tượng một ngôi nhà rộng 90m2 chỉ có một chiếc ghế đẩu và một chiếc kệ tivi không? Điều này nghe có vẻ khó tin! Nhưng ở Hàng Châu, Chiết Giang, một cô gái sinh năm 1990 tên Xiao Chen đã làm điều đó. Cô đưa chủ nghĩa tối giản đến mức cực đoan và khiến ngôi nhà của...