Nhất định phải xem phim tài liệu đề tài kinh nguyệt vừa thắng Oscar 2019!
“ Period. End of sentence.” – bộ phim tài liệu dài 26 phút đang được trình chiếu trên Netflix và dành được vô vàn tình cảm từ các khán giả trong thời gian qua.
Trong khi kinh nguyệt chỉ đơn giản là một “người bạn” phiền toái chẳng mời mà cứ mỗi tháng lại cứ đến thăm chị em phụ nữ và làm phiền từ trạng thái sức khỏe đến trạng thái tình cảm của con gái chúng mình. Ở nhiều nơi trên thế giới, “kinh nguyệt” lại bị xem như một từ cấm kị, một trạng thái không sạch sẽ của người phụ nữ. Ở những nơi kém phát triển như các vùng ngoại ô nghèo Kathikhera tại Ấn Độ, các cô gái đến tuổi trưởng thành phải bỏ học vì không có điều kiện sử dụng băng vệ sinh vào ngày đèn đỏ.
Period. End of Sentence.
Thấu hiểu tình cảnh đang diễn ra, Melissa Burton, một giáo viên đang làm việc tại Los Angeles đã cùng những đồng nghiệp và các em học sinh của mình đến Ấn Độ để thực hiện dự án “ The Pad Project” (Dự án Miếng Băng). Dự án này cung cấp cho những người phụ nữ ở địa phương một việc làm ổn định đó là sản xuất băng vệ sinh từ những thiết bị tiết kiệm, phù hợp với cả điều kiện tự nhiên lẫn tài chính tại vùng quê nghèo này. Nhờ có công việc ấy mà những người phụ nữ ở Kathikhera không những có thêm thu nhập, sẵn sàng làm trụ cột tài chính trong gia đình mà còn tạo ra môi trường sinh hoạt, làm việc cho cộng đồng phụ nữ nơi đây. Tính đến thời điểm hiện tại, dây chuyền sản xuất băng vệ sinh của dự án đã được lan rộng ra 23 tỉnh nghèo khác tại Ấn Độ.
Câu chuyện đằng sau nội dung của Period. End of sentence. không chỉ dừng lại ở sự thành công của dự án hay những thay đổi về kinh tế của phụ nữ sau khi “The Pad Project” được giới thiệu với họ. Đạo diễn gốc Ấn 25 tuổi Rayka Zehtabchi đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra kinh nguyệt vẫn còn được xem như một vết nhơ, một điều bẩn thỉu, một vấn đề mà những người phụ nữ ở quê hương mình chẳng thể nói ra. Khi tiếp xúc ngay cả với những người phụ nữ lớn tuổi nhất tại Kathikhera, Rayka Zehtabchi nghe họ ngậm ngùi chia sẻ rằng ngay cả bản thân họ cũng không đủ dũng khí để giải thích cho con gái mình về hiện tượng kinh nguyệt và để chúng cả đời sống trong sự thiếu hiểu biết, nỗi tủi nhục mỗi khi đến tháng. Điều này đã thôi thúc nữ đạo diễn thực hiện bộ phim tài liệu đầy xúc động này. Khi đưa dự án này lên máy quay, nhiệm vụ của Rayka Zehtabchi được khẳng định chắc nịch: Góp tiếng nói vào việc khẳng định sức mạnh của phụ nữ, xóa bỏ những ranh giới mà họ không thể vượt qua chỉ vì vấn đề sinh lí tự nhiên của mình.
Nhà sản xuất đứng sau Period. End of sentence. mong muốn bộ phim sẽ tạo ra sự thay đổi ít nhất là đối với những khán giả đã xem phim tài liệu này. Họ mong rằng kinh nguyệt sẽ không còn là một chủ đề nhạy cảm, tạo cảm giác dơ bẩn mà phụ nữ thì không dám nói ra còn đàn ông lại cau mày khó chịu khi nghe đến, không những ở Ấn Độ mà còn ở nhiều nền văn hóa khác trên Thế giới. Rayka Zehtabchi chia sẻ: “Tôi cho rằng muốn nâng cao vị thế cho phụ nữ, ta cần phải đưa vấn đề này ra ánh sáng. Chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng về vệ sinh, sức khỏe cho phụ nữ nếu như ta loại bỏ kinh nguyệt ra khỏi những vấn đề bị cấm kị nhắc tới. Bộ phim này không chỉ dành cho phụ nữ mà còn dành cho một nửa dân số còn lại – những người đàn ông. Những người đàn ông cũng cần phải tham gia vào cuộc đối thoại này và dành cho bộ phim sự quan tâm nhiều như những người phụ nữ vậy.”
Melissa Burton – người sáng lập The Pad Project và nữ đạo diễn Rayka Zehtabchi tại Oscar
Period. End of sentence. là một trong số 5 tác phẩm duy nhất được đạo diễn bởi phái nữ nhận đề cử tại Oscar lần thứ 91. Bộ phim từng vấp phải sự phản đối của một nam giám khảo thuộc viện Hàn Lâm cho rằng khán giả nam sẽ khó lòng bầu chọn cho một bộ phim nói về kinh nguyệt! Tuy vậy, có một điều chẳng ai lỡ phản đối đó là Period. End of sentence. là một trong những bộ phim tài liệu xuất sắc nhất về bình đẳng giới trong nhiều năm trở lại đây.
Period. End of Sentence. hiện đang được chiếu trên Netflix.
Theo Helino
'Green Book': Từ câu chuyện cảm động giữa hai người xa lạ đến cú shock giải Phim hay nhất Oscar 2019
Được khởi chiếu và trao giải thưởng "Phim được khán giả yêu thích nhất" danh giá tại Liên hoan Phim Toronto 2018 vừa qua, bộ phim hài tâm lý "Green Book" kể lại cuộc hành trình và tình bạn lạ thường của một tài xế da trắng và nhạc công da màu. Đường đến Oscar 2019 của "Green Book" đang rất rộng mở.
Vào sáng ngày 25/02/2019 (theo giờ Việt Nam), lễ trao giải Oscar 2019 đã diễn ra tại Hollywood trong sự mong đợi của giới chuyên môn và khán giả. Trong số các hạng mục được trao, Best Picture (Phim xuất sắc nhất) đã gây nhiều tranh cãi khi trao cho bộ phim Green Book của đạo diễn Peter Farrelly. Bởi lẽ trước thềm trao giải, giới chuyên môn tin chắc Roma sẽ giành chiến thắng, còn khán giả kỳ vọng A Star Is Born hoặc bất ngờ lớn từ Black Panther - bộ phim siêu anh hùng của nhà Marvel.
Đối với đạo diễn Peter Farrelly, người góp một phần làm nên thương hiệu bộ-đôi-anh-em-Farrelly , thể loại phim hài kết hợp các yếu tố nhân văn được dự đoán là có phần quá sức với ông. Tuy nhiên, ông đã chứng minh điều ngược lại. Nhờ vào sự chỉ đạo đầy kinh nghiệm của mình cùng kịch bản súc tích và diễn xuất của các diễn viên vô cùng tuyệt vời, Peter đã làm nên một Green Book hay đột phá.
Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật, kể về tình bạn lạ thường giữa hai người có xuất thân và màu da khác biệt giữa thời kì biến động của nước Mỹ. Với khả năng lan toả, truyền cảm hứng và chạm đến bao tâm hồn yêu nghệ thuật, bộ phim được dự đoán sẽ trở thành đối thủ nặng kí trong cuộc đua Oscar 2019.
Poster phim "Green Book" - câu chuyện tình bạn cảm động được ra mắt vào dịp lễ Tạ ơn.
Trailer phim "Green Book".
"Green Book" là thuật ngữ được dùng để chỉ cuốn cẩm nang du lịch gồm các nhà nghỉ, quán ăn thích hợp và an toàn cho những người da màu, nhằm tránh những rắc rối trong thời kì nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn là nỗi ám ảnh của nước Mỹ. Cách đặt tựa thông minh này chính là phép ẩn dụ cho nội dung bộ phim kể về chuyến lưu diễn tám tuần khắp miền Nam nước Mĩ của nghệ sĩ dương cầm da màu giàu có Dr. Don Shirley (Mahershala Ali) và vệ sĩ gốc Ý Tony "Lip" Vallelonga (Viggo Mortensen), người được thuê để đảm bảo tiếng đàn của ông có thể đến được với những người yêu nhạc ở vùng có tư tưởng còn cổ hủ bậc nhất đất nước.
Nghệ sĩ dương cầm giàu có Dr. Don Shirley và vệ sĩ kiêm tài xế Tony Vallelonga.
Lấy bối cảnh những năm đầu thập niên 60, Green Book bắt đầu với quyết định tìm công việc mới của Tony, sau một lần thất nghiệp, để có thể chu cấp cho vợ là Dolores (Linda Cardellini) và hai con. Hay tin nghệ sĩ dương cầm cổ điển Dr. Shirley đang cần một tài xế kiêm bảo vệ với mức lương khá, Tony đã ứng tuyển song anh vẫn còn do dự chưa nhận công việc vì phải xa nhà, xa vợ con suốt hai tháng ròng. Dù vậy, nghĩ đến khoản tiền lương sẽ mang đến cho gia đình một cuộc sống đầy đủ hơn, Tony nhận lời lên đường cùng Dr. Shirley và người bạn đồng hành đặc biệt là quyển Negro Motorist Green Book hướng dẫn những địa điểm thân thiện với người da màu. Khác biệt về xuất thân, lối sống và cả cách suy nghĩ, hai người đàn ông tưởng chừng như hoàn toàn trái ngược này đều không hề biết rằng tám tuần sắp tới sẽ là một cuộc hành trình có thể thay đổi cả cuộc đời họ.
Sau khi được công chiếu tại LHP Toronto, Green Book được nhận xét là có nhiều điểm tương đồng với bộ phim kinh điển đoạt giải Oscar danh giá Driving Miss Daisy khi cùng kể về tình bạn lạ thường của hai con người dường như chỉ có điểm chung duy nhất là cùng ngồi trên những chuyến xe. Điều này đã khiến cốt truyện bộ phim có vẻ an toàn và thiếu sự bứt phá. Tuy nhiên, dù tình tiết có phần nhẹ nhàng và dễ đoán, bộ phim vẫn là một hành trình đưa khán giả đi qua những cảm xúc khó quên của Tony, của Dr. Shirley và của chính họ.
Tham gia vào quá trình viết kịch bản cùng đạo diễn Farrelly và biên kịch Brian Currie chính là Nick Vallelonga, con trai của nhân vật chính Tony Vallelonga, người đã kể lại những hồi ức được truyền tải chân thực qua từng thước phim. Bên cạnh đó, Green Book là sự kết hợp vừa đủ giữa thể loại chính kịch và hài kịch. Bộ phim dù khai thác sâu vào khía cạnh nhân văn, định kiến xã hội và nạn phân biệt chủng tộc thời đó, nhưng vẫn không thiếu những khoảnh khắc hài hước được đặt đúng chỗ.
Tuy đạo diễn Farrelly nổi tiếng với những bộ phim hài có phần táo bạo, nhưng lần thử sức với thể loại mới này, ông đã thành công trong việc kể một câu chuyện về tình người, cũng như các vấn đề xã hội nhạy cảm một cách tinh tế. Thay vì những câu bông đùa nhạy cảm, dồn dập thường thấy trong các phim hài của Farrelly, các phân đoạn vui trong Green Book tự nhiên và hoàn toàn phù hợp với tình huống.
Kỹ thuật điện ảnh cũng là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc xây dựng độ chân thực của bộ phim. Với cảm quan mỹ thuật của đạo diễn hình ảnh Sean Porter và nhà thiết kế sản xuất Tim Galvin, thập niên 60 của nước Mỹ hiện lên sống động qua những tông màu xanh vàng hoài cổ. Sự khéo léo chuyển tải câu chuyện thông qua màu sắc này đã cho khán giả cảm giác như đang cùng Tony và Dr. Shirley băng qua những cung đường xuyên rừng chở đầy nắng và tiếng cười. Bên cạnh đó, phần âm nhạc gồm những bản nhạc pop xưa, tương phản với tiếng dương cầm du dương của Dr. Shirley, khiến bộ phim trở nên cuốn hút ngay từ những phút đầu tiên.
Tài xế kiêm vệ sĩ Tony hài hước, xuề xoà và đơn giản...
... trong khi Dr. Shirley luôn nghiêm túc, chỉn chu và có phần kín đáo.
Thành công của phim không thể không kể đến diễn xuất tuyệt vời của hai diễn viên chính, Viggo Mortensen và Mahershala Ali. Họ vừa thể hiện hai nhân vật có tính cách hoàn toàn trái ngược, lại vừa hợp nhau như hai người bạn tâm giao từ lúc nào. Dù Mortensen hiếm khi đảm nhiệm các vai hài, nhưng ông đã khiến người xem cảm nhận thấy dường như nhân vật Tony được viết nên để dành cho ông. Cách Mortensen hoá thân thành người vệ sĩ huênh hoang, thích pha trò nhưng chân thành và giàu tình người đã chinh phục hoàn toàn trái tim khán giả.
Ngược lại, qua sự thể hiện của Ali, Dr. Shirley ở vị trí một người đàn ông khép kín và trầm mặc với tâm tư giằng xé khiến người xem trăn trở nhiều điều. Người nghệ sĩ dương cầm luôn toát lên vẻ đạo mạo, bình tĩnh, nhưng vẫn có những khoảnh khắc bật ra những cảm xúc không thể kìm nén, thể hiện trọn vẹn hai mặt của mỗi con người.
Màn trình diễn xuất sắc của Mortensen và Ali nhận được không ngớt lời khen ngợi từ giới chuyên môn và được đánh giá là hai ứng cử viên xứng đáng cho đề cử Oscar.
Tony trong khoảnh khắc tạm biệt vợ mình là Dolores và hai con trước khi lên đường.
Dr. Shirley, Tony và hai nhạc công còn lại trong ban nhạc.
Tuy nhiên, việc hai nhân vật chính quá nổi bật đã khiến dàn diễn viên phụ trở nên mờ nhạt và không có nhiều đất diễn. Những người thân trong gia đình của Tony hay người vợ đang ngóng trông từng ngày đều là những nhân vật có nhiều tiềm năng để khai thác, nhưng có lẽ do cốt truyện đòi hỏi sự tập trung vào hai nhân vật chính nên họ đành lùi bước về sau một chút. Dù không để lại ấn tượng mấy, nhưng từng diễn viên đều thể hiện tròn vai, là những con cờ trắng đen đã được Farrelly sắp đặt có ván cờ lớn mang tên Green Book.
Đây sẽ là bộ phim khiến người xem cảm thấy "ấm lòng" nhân dịp giáng sinh sắp đến
Không tham vọng, không táo bạo và không bứt phá như những bộ phim ra mắt mùa giải Oscar, nhưng Green Book đã hoàn toàn vượt qua mong đợi của giới chuyên môn và khán giả, trở thành một trong những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua mùa giải năm nay. Những thước phim cảm động về tình người, về sự kết nối đồng điệu giữa hai tâm hồn xa lạ, về câu chuyện của hơn 50 năm về trước vẫn còn có thể chạm đến xã hội thời hiện đại sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mùa lễ hội năm nay. Vì khi bỏ đi những định kiến, xoá đi những khoảng cách và quên đi những khác biệt về màu da, ai trong chúng ta cũng chỉ là những con người bình thường, và con người thì luôn cần có nhau.
Theo saostar
Sau tất cả, Marvel cũng có tượng Oscar đầu tiên cho "bằng chị bằng em" nhờ Black Panther! Black Panther của Marvel Studio là bộ phim gây tranh cãi nhiều nhất Oscar năm nay khi sở hữu đến 7 đề cử, bao gồm cả Best Picture (Phim xuất sắc nhất). Được công bố bởi Melissa McCarthy và Brian Tyree Henry, Black Panther đã nhận giải Oscar đầu tiên cho Marvel, giải Thiết kế trang phục đẹp nhất với các tác phẩm...