Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng!
Những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam là “vũ khí” mới để chống lại “giặc COVID-19″, giống như trong một trận đánh, một chiến dịch, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng với sự chỉ huy thống nhất, cùng “cách đánh” linh hoạt, sáng tạo.
Sáng 26/2, vaccine Nanocovax được nghiên cứu, phát triển trong nước bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ hai. dự kiến kéo dài 3 tháng, so với 6 tháng như kế hoạch ban đầu. Ảnh VGP
Ngay sau khi có những thông tin đầu tiên về việc Việt Nam đã đàm phán, mua vaccine từ nước ngoài, nhận tài trợ vaccine từ các tổ chức quốc tế, nhiều địa phương, thậm chí cả DN đã đăng ký hoặc công bố dành hàng trăm tỷ đồng để mua và tiêm cho người dân của địa phương mình hay người lao động. Trong chống dịch thì vaccine ngừa COVID-19 vẫn là giải pháp căn cơ nhất, thực tế cho thấy các nước bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 đã có hiệu quả, vì vậy mong muốn của một số địa phương, DN là điều dễ hiểu, đặc biệt trong bối cảnh đã xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn.
Video đang HOT
Vì vậy, trong các cuộc họp gần đây với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo), vấn đề vaccine luôn được Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quan tâm, chỉ đạo sát sao để bảo đảm sớm có vaccine tiêm cho người dân ngay trong quý 1/2021. Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ tinh thần “bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam nhưng không thể ngay một lúc tiêm vaccine cho tất cả 100 triệu người nên phải có thứ tự ưu tiên”. Cũng giống như trong một trận đánh, sự thống nhất chỉ huy, “hiệp đồng binh chủng”, điều phối các lực lượng, nguồn lực, phương tiện hiện có là yếu tố tiên quyết để chúng ta có thể thắng “giặc COVID-19″.
Ngay sau cuộc họp với Ban Chỉ đạo ngày 24/2, ngày 26/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19. Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên: Số lượng khoảng 150 triệu liều. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, quyết định số lượng vaccine cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn.
Như vậy việc mua, nhập khẩu, quản lý và sử dụng vaccine ngừa COVID-19 được đặt dưới sự điều phối thống nhất của ngành y tế, triển khai theo từng đợt, trước hết là các nhóm đối tượng ưu tiên, tiến tới tiêm chủng cho toàn dân như trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Điều đáng mừng là cùng với nguồn vaccine mua từ nước ngoài, tốc độ nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm 3 loại vaccine trong nước tiếp tục được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian, thu được những kết quả khả quan.
Những thông tin ban đầu cho thấy các vaccine ngừa COVID-19 chỉ sinh ra kháng thể trong một thời gian nhất định, có nghĩa nhiều khả năng hàng năm đều phải tiêm nhắc lại chứ không phải 1 đợt, hay 1 năm là xong. Dân số Việt Nam là 100 triệu người, việc phát triển thành công vaccine trong nước không chỉ khẳng định năng lực, niềm tự hào của đội ngũ khoa học y tế, đáp ứng kỳ vọng, sự tin tưởng của người dân mà còn giúp chủ động trong phòng, chống dịch, với kinh phí thấp hơn nhiều so với vaccine nhập khẩu.
Mặc dù vậy, lãnh đạo Chính phủ luôn nhấn mạnh dù có vaccine cũng không được chủ quan, mất cảnh giác, vẫn phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn phòng chống dịch bệnh của ngành y tế. Bởi thực tế đất nước có gần 100 triệu dân, hơn 5000 km đường biên giới trên bộ, chưa kể hàng nghìn km bờ biển, nền kinh tế mở, vẫn phải đón chuyên gia nước ngoài vào làm việc nên không thể chắc chắn ở Việt Nam không có mầm bệnh, thậm chí ổ dịch tiềm tàng trong cộng đồng.
Người xưa vẫn nói “muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Với sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, Việt Nam là một trong những nước kiểm soát thành công nhất dịch bệnh COVID-19 khi chưa có vaccine ngừa COVID-19. Và khi có thêm “vũ khí lợi hại” là vaccine, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng cả cuộc chiến chống lại giặc COVID-19, tận dụng được thời cơ phục hồi, phát triển kinh tế nhanh chóng, mạnh mẽ trong thời gian tới, đóng góp vào việc đẩy lùi đại dịch trên thế giới.
Dự kiến thử nghiệm vaccine COVID-19 thứ 2 trên người sớm hơn kế hoạch
Vaccine COVID-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) đóng tại tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu, được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ... đã cho kết quả vaccine an toàn, tạo khả năng miễn dịch cao trên động vật.
Viện Vaccine và Sinh phẩm đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm trên người vào tháng 1/2021, sớm hơn kế hoạch ban đầu 2 tháng.
Việt Nam tăng cường nghiên cứu phát triển vaccine COVID-19 - đến nay, Việt Nam đã tiến hành tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax ngừa COVID-19 trên người giai đoạn 1. Ảnh minh họa: TTXVN
Đây là vaccine thứ 2 của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm trên người, sau vaccine Nanocovax, của Công ty Nanogen thử nghiệm trên người giai đoạn một từ ngày 10/12/2020.
Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế cho biết, Viện bắt đầu thực hiện nghiên cứu Vaccine COVID-19 từ tháng 5/2020 với mục tiêu là sản xuất được vaccine và hoàn thành thử nghiệm lâm sàng 3 giai đoạn trong 18 tháng. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu sản xuất các loại vaccine cúm, Viện thiết lập quy trình bào chế vaccine này tương tự, sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi.
"Kết quả ban đầu khá tốt, chủng phát triển tốt và thích ứng với quy trình công nghệ hiện có. Việc thử nghiệm giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào tháng 4/2021. Giai đoạn 1 kéo dài khoảng 2 tháng, phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm trên người. Nếu kết quả của 3 giai đoạn đều tốt, sớm nhất cũng phải là cuối năm nay mới có vaccine". Tiến sĩ Dương Hữu Thái chia sẻ.
Theo kế hoạch, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), Đại học Y Hà Nội để thử nghiệm lâm sàng vaccine. Vaccine sẽ được chia ra nhiều hàm lượng liều khác nhau ứng với liều tiêm khác nhau để thử nghiệm lâm sàng trên 125 người tình nguyện, thuộc nhiều đối tượng. Các tình nguyên viên giai đoạn 1, từ 18 đến 59 tuổi, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền, cùng nhiều tiêu chí đặc thù khác.
Quá trình đó, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế cùng các đơn vị của Bộ Y tế sẽ theo dõi tình hình của tình nguyện viên, diễn ra thuận lợi sẽ tiến hành các bước tiếp theo. "Thuận lợi của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế là có sẵn cơ sở hạ tầng và công nghệ, có kinh nghiệm hàng chục năm đối với vaccine cúm đại dịch, trên nền tảng về công nghệ được Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức Quốc tế hỗ trợ, đã góp phần đẩy nhanh thời gian nghiên cứu, đánh giá thử nghiệm trên động vật để tiến hành thử nghiệm Vaccine COVID -19 trên người", Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế nói.
Nanocovax vaccine Covid-19 của Việt Nam - liệu có tạo nên kỳ tích? Nanocovax - vaccine Covid-19 đầu tiên trong nước khởi động giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Liệu đã có thể lạc quan trong một tương lai gần có vaccine "made in" Việt Nam sử dụng đại trà? Nanocovax khởi động giai đoạn thử nghiệm lâm sàng là một dấu mốc với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cũng là tin vui...