Nhật điều tàu sân bay trực thăng truy tìm tàu ngầm lạ
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết một tàu ngầm lạ chiều 18/6 xuất hiện ở vùng tiếp giáp lãnh hải phía đông bắc đảo Amami Oshima của nước này.
Tàu khu trục và máy bay tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) đã được triển khai để theo dõi tàu ngầm. Con tàu đi qua một eo hẹp giữa chuỗi đảo Tokara và đảo Amami Oshima, tỉnh Kagoshima, mà không nhô lên khỏi mặt nước, theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật.
Tàu sân bay trực thăng Kaga của Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Đây được cho là tàu ngầm của hải quân Trung Quốc, tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nhật từ chối tiết lộ điều này cũng như mẫu tàu ngầm vì nó có thể hé lộ manh mối về khả năng phát hiện của MSDF.
Theo luật quốc tế, tàu ngầm phải nổi lên và giương cờ khi đi vào lãnh hải quốc gia khác. Nhưng tàu ngầm không bị cấm khi hoạt động trong vùng tiếp giáp lãnh hải.
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
Hoạt động theo dõi, tìm kiếm dấu vết tàu ngầm lạ có sự tham gia của máy bay tuần tra của MSDF từ căn cứ Kanoya ở Kagoshima và căn cứ Naha ở Okinawa cùng tàu Ashigara Aegis từ căn cứ Sasebo ở Nagasaki và tàu sân bay trực thăng Kaga từ căn cứ Kure ở Hiroshima.
Tàu ngầm nước ngoài “có thể muốn kiểm tra năng lực tác chiến chống ngầm của Mỹ và Nhật Bản”, một nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Nhật (SDF) nói.
Hồi tháng 1/2018, Nhật Bản thông báo đã phát hiện một tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân của Trung Quốc gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đây là quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Dự án siêu tên lửa Nhật nghi bị tin tặc tấn công
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang điều tra một vụ đánh cắp dữ liệu về dự án tên lửa siêu vượt âm do nước này phát triển.
Vụ đánh cắp dữ liệu dường như nằm trong cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào tập đoàn Mitsubishi Electric. Bộ Quốc phòng Nhật Bản nghi ngờ tin tặc đã lấy được thông tin về các yêu cầu kỹ thuật của tên lửa siêu vượt âm như tầm bắn, hệ thống động lực và khả năng chịu nhiệt.
Các yêu cầu trên được đề ra trong quá trình đấu thầu dự án chế tạo siêu tên lửa Nhật Bản, trong đó tập đoàn Mitsubishi Electric không giành được hợp đồng.
Hình dáng bên ngoài của tên lửa HCM. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Mitsubishi Electric cho biết đang điều tra thông tin nhưng không tiết lộ thêm chi tiết, trong khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ chối bình luận.
Cục Hậu cần, Công nghệ và Mua sắm trang bị thuộc Bộ Quốc phòng Nhật hồi tháng 3 công bố lộ trình nghiên cứu Tên lửa Hành trình Siêu vượt âm (HCM) và Đầu đạn lướt siêu tốc (HVGP) trong 10 năm tới nhằm đối phó với các mối đe dọa mới. Sản phẩm đầu tiên dự kiến được ra mắt vào năm 2026.
HCM sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng, đạt tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn ngoài khả năng đánh chặn của nhiều hệ thống phòng không hiện nay. Tên lửa có thể sử dụng đầu đạn xuyên phá lõi kép để đánh thủng boong tàu sân bay và phá hủy các khoang bên dưới, hoặc đầu xuyên nổ tự định hình (EFP) để hủy diệt mục tiêu mặt đất.
Nhật lên kế hoạch ứng phó UFO Bộ Quốc phòng Nhật thông báo sẽ xây dựng giao thức cho các cuộc chạm trán UFO sau khi Mỹ công bố video về vật thể bay không xác định. Quy trình ứng phó, ghi nhận và báo cáo về vật thể bay không xác định (UFO) được xây dựng do bản chất bí ẩn của UFO có thể khiến phi công lực...