Nhật điều tàu sân bay “dạo” Biển Đông nhằm mục đích gì?
Nhật Bản từng bước trở thành một lực lượng an ninh ở Đông Nam Á, tìm kiếm đồng thuận với ASEAN ủng hộ pháp trị và xây dựng cấu trúc an ninh biển, tích cực ngăn chặn các hành động bành trướng của Trung Quốc.
Tờ Thời báo Tài chính (Anh) ngày 21/6 cho hay Nhật Bản điều tàu chiến lớn nhất – tàu sân bay trực thăng Izumo đến Biển Đông thực hiện nhiệm vụ để tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á – những nước được coi là đồng minh tiềm năng, nỗ lực ngăn chặn tham vọng lãnh thổ trên biển của Trung Quốc ở khu vực này.
Sĩ quan đến từ 10 nước Đông Nam Á đã lên tàu sân bay trực thăng Izumo tiến hành tuần tra Biển Đông.
Hoạt động đi lại trên Biển Đông trong thời gian 4 ngày này có ý nghĩa tượng trưng rất cao. Trước đó, Nhật Bản đã đạt được một loạt thỏa thuận song phương, cung cấp “viện trợ quân sự” cho các nước như Việt Nam và Philippines.
Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông ngày càng leo thang có liên quan chặt chẽ đến việc Trung Quốc tìm cách loại bỏ vị thế “bá quyền quân sự” từ lâu của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Ngày 21/6, Tang Siew Mun, người phụ trách Trung tâm nghiên cứu ASEAN, Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak, Singapore cho rằng “ngoại giao quốc phòng gần đây” của Nhật Bản là một biện pháp tích cực, sẽ nhận được hoan nghênh ở khu vực này.
“Nó phản ánh trong thời khắc quan trọng – mối quan tâm của Mỹ ở khu vực này bị nghi ngờ lớn, Nhật Bản có ý nguyện chính trị từng bước xây dựng mình thành một lực lượng an ninh của Đông Nam Á” – Tang Siew Mun nói.
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: The Japan Times
Sĩ quan đến từ 10 nước ASEAN đã lên tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản tiến hành tuần tra Biển Đông – vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền hầu như toàn bộ.
Video đang HOT
Nội dung hoạt động sẽ gồm có hội thảo về luật biển – điều này rõ ràng là tập trung vào phán quyết mà Trung Quốc từ chối thừa nhận, được Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan đưa ra vào ngày 12/7/2016. Phán quyết này đã phủ định yêu sách lãnh thổ chính của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản bà Tomomi Inada cho biết: “Thông qua hội thảo luật quốc tế và quan sát huấn luyện, diễn tập, chúng tôi đang nỗ lực đạt được một đồng thuận để thực hiện pháp trị và ủng hộ cấu trúc an ninh trên biển”.
Hoạt động diễn tập này là một phần trong một chiến lược to lớn hơn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm ủng hộ đồng minh Mỹ, làm cho người dân Nhật Bản quen với vai trò tích cực hơn ở nước ngoài và thể hiện Nhật Bản sẽ quyết tâm ngăn chặn các hành động bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Ngày 4/6/2017, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tham quan tàu sân bay trực thăng JS Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tại vịnh Subic, Philippines. Ảnh: Philstar
Mục đích chuyến thăm lần này là để làm sâu sắc quan hệ an ninh song phương với các nước có tầm quan trọng chiến lược ở Đông Nam Á. Nhật Bản đã viện trợ nhiều tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam và Philippines để hỗ trợ hai nước này đối phó với các mối đe dọa trên biển, thực thi pháp luật trên biển.
Điều đáng chú ý là, Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ với ASEAN. Từ lâu, Trung Quốc luôn có quan hệ khăng khít với Campuchia.
Trong khi đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thay đổi chính sách “thù địch” của chính quyền tiền nhiệm đối với Trung Quốc, ca ngợi nhà lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình, đồng thời đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trên rất nhiều lĩnh vực từ đầu tư hạ tầng cơ sở đến xuất khẩu hoa quả nhiệt đới.
Một số nước Đông Nam Á thực hiện chính sách “ngoại giao cân bằng”, một phần nguyên nhân là lập trường đối với khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump hiện vẫn còn chưa rõ.
Điều đáng chú ý là trong một hội nghị cấp cao khu vực do Philippines tổ chức vào tháng 4/2017, các nhà lãnh đạo ASEAN đã giữ quan điểm kiềm chế, không tiến hành phê phán đối với tham vọng lãnh thổ vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
(Theo Viettimes)
Mỹ tuần tra Biển Đông, Trung Quốc rầm rộ tập trận
Tạp chí quân đội Trung Quốc đưa tin, hải quân nước này đã tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông và thể hiện sự không hài lòng với hoạt động tuần tra của Mỹ, theo chuyên gia quân sự Đài Loan.
Tàu khu trục USS Decatur của hải quân Mỹ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản nói Mỹ không muốn tình hình Biển Đông và cả khu vực trở nên ổn định và rằng, Mỹ vẫn tự khuấy động các rắc rối.
Bước đi của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Philippines đang cải thiện quan hệ sau phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực về vụ kiện Biển Đông.
Tạp chí quân đội Trung Quốc cuối tuần trước đưa tin, hai đội tàu của Hạm đội Nam Hải đã tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông trong "những ngày gần đây". Nguồn tin không nêu rõ vị trí tàu chiến Trung Quốc tập trận cũng như thời điểm tập trận chính xác.
Trong khi đó, quan chức Mỹ nói tàu khu trục USS Decatur tuần trước lần đầu tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn và đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông.
USS Decatur áp sát vùng 12 hải lý nhưng không vượt qua ranh giới này trước khi bị các tàu Trung Quốc, bao gồm tàu khu trục Type 052B, thuộc lớp Quảng Châu bám theo.
Đây là đợt tuần tra tự do hàng hải thứ tư Mỹ trên biển Đông. Mỹ nhiều lần tuần tra trong vùng biển quốc tế nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Bắc Kinh.
Tờ Navy Today, phiên bản tạp chí có liên hệ với hải quân Trung Quốc sau đó đưa tin, chính tàu Type 052B này đã tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Đội tàu đi cùng Type 052B đã diễn tập bắn áp chế tầm ngắn, chống ngầm và phòng không.
Một đội tàu khác, dẫn đầu bởi tàu khu trục Type 054A đã diễn tập sử dụng vũ khí chính và phụ. Ngoài ra, tạp chí quân đội Trung Quốc tiết lộ, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D của Trung Quốc, nằm trong đội tàu tham gia tập trận, mới được cải tiến bằng các khẩu pháo 130 mm.
Cuộc tạp trận cũng bao gồm thử nghiệm một số loại vũ khí.
Chuyên gia nghiên cứu hải quân Trung Quốc ở Đài Loan, Lin Ying-yu nhận định, Trung Quốc thường lên kế hoạch tập trận trước nhiều tháng và ít có khả năng cuộc tập trận có liên hệ với việc tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
"Nhưng việc tạp chí quân đội Trung Quốc đưa tin về cuộc tập trận đã thể hiện sự không hài lòng đối với Mỹ", ông Lin nói, nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh trang bị pháo 130 mm cho tàu khu trục.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc phản đối hoạt động tuần tra của Mỹ ở vùng biển quốc tế, cho rằng đây là hành động "phi pháp và mang mục đích gây hấn, vi phạm chủ quyền và lợi ích an ninh Bắc Kinh".
Theo Đăng Nguyễn - SCMP (Dân Việt)
Trung Quốc muốn gì khi điều tàu sân bay Liêu Ninh tới Hong Kong? Theo giới phân tích, chuyến thăm cảng lần đầu tiên của tàu sân bay Liêu Ninh là nhằm đánh dấu buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành phố này được Anh trao trả cho Trung Quốc diễn ra vào tháng tới cũng như thể hiện tinh thần dân tộc và sức mạnh quân sự. Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa...