Nhật đặt hệ thống đánh chặn ngay dưới đường bay của tên lửa Triều Tiên
Quân đội Nhật Bản hôm 19/9 đã di chuyển một hệ thống phòng không tới căn cứ Hakodate ở phía bắc đảo Hokkaido, gần đường bay của tên lửa Triều Tiên trong hai vụ phóng gần đây.
Một hệ thống đánh chặn tên lửa đất đối không PAC-3 của Nhật Bản (Ảnh: Reuters)
Triều Tiên hôm 15/9 phóng một tên lửa tầm trung qua vùng đảo Hokkaido của Nhật Bản, tên lửa sau đó đã rơi xuống Thái Bình Dương. Đây là lần thứ hai Triều Tiên phóng tên lửa theo đường bay này.
Sau các vụ phóng này, quân đội Nhật Bản hôm 19/9 quyết định triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đất đối không PAC-3 tới căn cứ Hakodate ở phía bắc đảo Hokkaido.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera mô tả đây là biện pháp đề phòng trước mối đe dọa ngày càng tăng từ tên lửa Triều Tiên.
Video đang HOT
“Triều Tiên có thể sẽ phóng thêm các tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ của chúng tôi trong tương lai. Để đề phòng tình huống khẩn cấp, chúng tôi muốn huy động mọi nỗ lực để đảm bảo sự an toàn của người dân”, ông Onodera nói.
Hệ thống phòng không PAC-3 được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo trước khi chúng chạm tới mục tiêu trên mặt đất. Hệ thống này có nhiệm vụ hỗ trợ cho hệ thống đánh chặn Standard Missile-3 (SM-3) được triển khai trên các tàu khu trục Aegis ở biển Nhật Bản trong trường hợp SM-3 đánh chặn thất bại.
Tuy nhiên, tầm hoạt động của PAC-3 chỉ khoảng 20km. Do vậy muốn diệt tên lửa bay qua Nhật Bản ở tọa độ cao, Nhật Bản phải dùng đến hệ thống SM-3.
Minh Phương
Theo Sputnik
Mỹ cân nhắc bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên
Giới chức Mỹ được cho là đang cân nhắc bắn hạ bất cứ tên lửa nào phóng lên của Triều Tiên, kể cả tên lửa không đe dọa trực tiếp đến Mỹ hay đồng minh, New York Post dẫn nguồn thạo tin cho biết.
Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản hôm 15/9. (Ảnh: Reuters)
New York Post dẫn nguồn tin của CNN trích lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết, vấn đề được đặt ra hiện nay là liệu chương trình tên lửa của Triều Tiên đã phát triển tới mức trở thành mối đe dọa hay chưa.
Trong trường hợp này, Lầu Năm Góc sẽ cân nhắc bắn hạ tên lửa của Triều Tiên ngay cả khi đường bay của tên lửa này không nhằm vào Mỹ hay các đồng minh của Mỹ.
Các cuộc thảo luận về việc có bắn hạ tên lửa Triều Tiên hay không diễn ra sau khi giới tình báo Mỹ đánh giá các vụ phóng tên lửa tầm trung Hwasong-12 của Triều Tiên gần đây đều thành công.
Mặc dù giới chức Mỹ lâu nay nói rằng, quân đội của họ có sẵn nhiều phương án đối phó với Triều Tiên, nhưng phương án bắn hạ tên lửa Triều Tiên chỉ được cân nhắc trong trường hợp tên lửa đe dọa đến Mỹ hay đồng minh.
Ý tưởng bắn hạ tên lửa Triều Tiên ngay cả khi nó không bị coi là mối đe dọa trực tiếp này cũng không phải là mới. Tuy nhiên, chỉ đến thời gian gần đây, sau hàng loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, ý tưởng đó mới trở nên thực tế hơn, CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.
Về phần mình, trả lời phỏng vấn báo chí hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết, cho đến nay Mỹ vẫn chưa cần thiết bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm Góc nhấn mạnh, Mỹ đã có sẵn phương án quân sự đối phó với Triều Tiên và đảm bảo không khiến Hàn Quốc bị tấn công đáp trả từ Bình Nhưỡng.
Minh Phương
Theo NYPost
Mỹ có thể xem xét phương án quân sự với Triều Tiên Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Washington đang xem xét tất cả các phương án, bao gồm cả quân sự lẫn ngoại giao, để xử lý mối đe dọa từ chương trình vũ khí của Triều Tiên. Phó Tổng thống Mike Pence (Ảnh: ABC) "Điều mà các bộ trưởng cũng như tổng thống đã nói rất rõ, đó là chúng tôi...