Nhật đào tạo cho điều dưỡng viên Việt Nam
Hơn 100 ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam hôm nay bước vào khóa đào tạo tiếng Nhật, chuẩn bị cho hành trình sang Nhật Bản làm việc.
Lễ khai giảng khóa đào tạo tiếng Nhật cho các ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam trước khi sang Nhật Bản diễn ra tại tỉnh Hưng Yên. Chương trình này nằm trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (EPA) có hiệu lực năm 2009.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yasuaki Tanizaki, và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã tới dự và phát biểu ý kiến tại buổi lễ.
Khóa đào tạo trên do công ty cổ phần ARC ACADEMY tổ chức, kéo dài trong thời gian 12 tháng tới, với sự tham gia của 150 ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam. Thời gian đào tạo này dài hơn nhiều so với khoảng thời gian học tiếng Nhật mà Nhật Bản đã áp dụng cho trường hợp tiếp nhận ứng viên từ Philippines và Indonesia.
Theo kết quả của khóa đào tạo, ứng viên nào đạt được chứng chỉ N3 của kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT), đồng thời có nguyện vọng phù hợp với nguyện vọng của bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản, có thể sang nước bạn làm việc.
Ông Yasuaki Tanizaki bày tỏ hy vọng, bên cạnh ngôn ngữ và các kỹ thuật y tế, các bạn trẻ Việt Nam cũng sẽ tiếp thu về “Y tế tinh thần” mà Nhật Bản đã xây dựng được trong thời gian dài. Đồng thời, trong tương lai, các ứng viên sẽ không chỉ công tác tại các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe Nhật Bản, mà còn đóng góp cho việc cải thiện, nâng cao dịch vụ hộ lý và điều dưỡng của Việt Nam.
Hiện tại, Nhật Bản đang thường xuyên thiếu hụt khoảng 50.000 điều dưỡng viên. Nhật Bản cũng là một trong số những nước có tỷ lệ trẻ em ít và tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới, vì vậy ước tính trong vòng 10 năm tới, nước này sẽ cần từ 400.000 đến 600.000 hộ lý chăm sóc cho người cao tuổi.
Video đang HOT
Theo VNE
Bác sĩ bỏ bê phòng khám
Bệnh nhân mệt mỏi vì chờ đợi lâu, bệnh viện thì than quá tải, thế nhưng, tại một số bệnh viện công, bác sĩ lại vắng mặt trong giờ khám bệnh, bỏ bê bệnh nhân...
"BS về hết rồi lấy ai khám bây giờ?"
Bệnh viện (BV) Mắt TP.HCM lúc nào cũng rất đông bệnh nhân (BN) đến khám. Tại khu vực khám ngoại trú có 12 phòng khám (PK), theo quan sát của PV qua nhiều ngày tình trạng bác sĩ (BS) bỏ bê PK là phổ biến.
Chiều 31.10, chúng tôi có mặt lúc 13 giờ 30 tại PK số 8 chứng kiến rất đông BN ngồi chờ BS đến khám nhưng không thấy đâu. Mãi đến 14 giờ 40, BS N.Đ.N mới bước vào khám. Chiều 2.11, PK số 5 của khu khám ngoại trú BV này lặp lại cảnh tương tự. Rất đông BN ngồi chờ khám tỏ ra bực bội vì PK chỉ có điều dưỡng mà không thấy bóng dáng BS. Có người vào phòng rút sổ khám ra về vì không thể chờ đợi thêm. Đến hơn 2 giờ chiều, BS mới từ trên lầu xuống khám bệnh.
Phòng khám Chấn thương - Chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương không một BS dù đang trong giờ khám - Ảnh: H.Minh
Đầu giờ khám, BS vào khám được mấy người rồi đi ra ngoài, đến lúc này đã 9 giờ rồi mà không thấy tăm hơi BS đâu. Nếu là giải lao thì sao BS đi lâu thế?
Một bệnh nhân tại BV Nguyễn Tri Phương
Điều ngạc nhiên là mặc dù đã thông báo lịch khám buổi sáng kéo dài đến 11 giờ 30 nhưng chỉ 10 giờ 30 nhiều PK ở đây đã quét dọn sạch sẽ và BS ung dung xách túi ra về. Sáng 2.11 lúc 10 giờ 40, PV gặp ngay trường hợp bà N.T.C (42 tuổi, ngụ Bến Tre), hớt hải cầm sổ khám bệnh đến trước PK số 10 để nộp sổ khám nhưng điều dưỡng thông báo: "BS về hết rồi lấy ai khám bây giờ?", sau đó cô này bảo bà C: "Thôi, tìm chỗ nào ăn uống, nghỉ ngơi, chiều quay lại". Bà C. vô cùng bức xúc: "Rõ ràng chưa hết giờ khám mà lại bảo tôi đợi đến chiều là sao? BS của BV lớn mà làm ăn kiểu gì không biết nữa!".
Tại BV Nguyễn Tri Phương, sáng 2.11, những BN khám tại PK Chấn thương chỉnh hình cũng phải chịu cảnh đợi chờ BS. "Đầu giờ khám, BS vào khám được mấy người rồi đi ra ngoài, đến lúc này đã 9 giờ rồi mà không thấy tăm hơi BS đâu. Nếu là giải lao thì sao BS đi lâu thế?", một BN thắc mắc. Bà T.T.P (55 tuổi, ngụ Long An) cho biết, bà đã ngồi đợi BS từ lúc 8 giờ sáng. Mãi đến 9 giờ 20 mới có BS đi vào PK này để khám cho BN.
"Lần nào tôi tái khám ở đây chẳng thế"
PK số 11 (khám BHYT) tại BV Chấn thương - Chỉnh hình TP.HCM luôn có rất đông người bệnh, nhưng ghi nhận của chúng tôi tại đây vào nhiều thời điểm khác nhau cho thấy BS cũng thường xuyên vắng mặt. Chẳng hạn, chiều 3.10, danh sách trực có 3 BS, nhưng chỉ có 1 BS có mặt khám bệnh. Lúc này, rất đông BN ngồi đợi than ngắn thở dài vì chờ khám quá lâu. Chiều 16.10, PK số 11 vắng tanh BS, BN đến khám phải chờ đến 2 giờ 30 mới có 1 BS bước vào PK, trong khi lịch khám và bảng điện chạy tên 3 BS (khám liên tục và không nghỉ trưa). Chiều 17.10, chúng tôi tiếp tục đến đây và ghi nhận BN phải đợi hơn 1 tiếng đồng hồ từ 12 giờ 30 đến 13 giờ 37 mới thấy một BS bước vào PK. Lịch trực khám ngày hôm đó cũng có đến 3 BS. Ông Hải (Q.6, khám khớp gối) ngán ngẩm: "Mình cần BS thì phải chấp nhận đợi. Lần nào tôi tái khám ở đây chẳng thế".
Bệnh nhân đợi khám tại phòng khám Nội tiết, BV Chợ Rẫy - Ảnh: H.Minh
Tại BV Chợ Rẫy, chiều 15.10, quan sát PK Nội tiêu hóa, chúng tôi nhận thấy mặc dù PK này có 2 bàn khám và 2 BS được phân công khám trong cả tuần là BS T.V.T và N.P nhưng chỉ có BS P. ngồi khám. Cũng trong chiều 15.10, PK Nội thận có 2 BS khám nhưng đến 3 giờ 10, một BS thay đồng phục và xách túi ra về trước cảnh nhiều BN đang ngồi đợi. Sáng 16.10, nhiều BN đợi khám nội tiết tỏ ra khó chịu và mệt mỏi khi phải đợi nhiều giờ liền. Trong khi khám nội tiết có đến 2 PK liền kề nhau với 3 BS trực khám là N.T.T.T, Đ.Đ.T và T.B.M thì đến khoảng 9 giờ chỉ còn 2 BS khám và đến 10 giờ thì một BS cũng ra khỏi PK đi đâu mất. Chỉ còn lại 1 BS khám trong khi rất đông BN ngồi chờ từ trong phòng ra đến cửa PK. Một số BN cho biết, mặc dù ghi danh sách BS là thế, nhưng lần nào đến tái khám cũng thấy không có đầy đủ BS. Chiều 17.10, tại PK Nội tiêu hóa lặp lại tình trạng như hôm trước. Buổi chiều mặc dù rất đông BN la lết ngồi đợi, thế nhưng PK này vẫn chỉ có 1 BS khám. Tại PK Nội tiết, ca chiều một BS khám đến 14 giờ cũng "chuồn" mất. Ngoài ra, PK Cơ xương khớp, chiều 17.10, nhiều BN cũng than phiền có 2 bàn khám bày ra đó nhưng chỉ có 1 BS có mặt, còn 1 BS khác không thấy tăm hơi đâu.
Chỉ hỏi 2 câu...
Việc BS vắng mặt hoặc lúc BN đông chỉ giao lại cho 1 người khám sẽ dẫn đến tình trạng BS khám nhanh, khám qua loa, BN không hài lòng.
Bà L.T.H, tái khám sau mổ mắt tại BV Mắt TP.HCM cho biết, bà là một trong những người đến chờ khám đầu tiên của buổi chiều tại PK số 8 ngày 30.10, nhưng đợi mãi chẳng thấy BS đâu. Bà H. than thở: "Tôi phải đi từ sớm để đến đây kịp giờ khám buổi chiều, ai dè lại phải ngồi đợi".
Nhiều BN than trời khi phải chờ đợi quá lâu tại PK Ngoại thần kinh cột sống (A32) sáng 2.11 nhưng BS thì mất tăm. Bà S. (50 tuổi, ngụ Q.8) vừa lấy tay đỡ lưng vừa nói: "7 giờ tôi đã có mặt, ai dè đợi mãi chẳng thấy BS đâu mà lưng thì đau ê ẩm, ngồi cũng khó chịu". Nhiều BN khác đến khám cũng nhăn mặt, tập tễnh bước vào PK không thấy BS lại bước ra ghế tiếp tục đợi. Đến gần 9 giờ sáng, BS K. mới bước vào PK và điều dưỡng bắt đầu gọi tên từng người vào khám.
Nhiều BN tỏ ra lo lắng, BS đi vắng trong giờ làm việc nên khi quay lại PK họ sẽ khám nhanh để giải quyết số BN đợi lâu, như vậy chất lượng khám khó đảm bảo. Ông N.T.C (50 tuổi, ngụ Long An) nói rằng, chờ khám thì lâu nhưng khi vào khám BS chỉ hỏi qua loa mấy câu rồi cứ thế nhìn sổ khám bệnh mà BS trước đó đã kê đơn, kê lại các loại thuốc trước đó. Ông L.T.H (60 tuổi, ngụ Tây Ninh) lại cho biết, khi đến lượt mình khám, vào phòng BS chỉ hỏi ông 2 câu: "Đau ở đâu", "Đau nhiều không" rồi bảo đi làm xét nghiệm, chụp CT. "Tôi hơi lo lắng, muốn hỏi thêm nhưng thấy BS kêu BN khác nên đành đi ra luôn", ông H. nói.
Chờ lâu, chuyển sang dịch vụ
Chính vì phải chờ đợi lâu, nhiều người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đã chuyển sang khám dịch vụ cho nhanh. Ông Hòe (Q.Gò Vấp), đi khám niệu tại BV Bình Dân cho biết, mỗi lần đi khám tại BV này, ông vẫn chọn mua phiếu khám dịch vụ vì ngán cảnh đợi chờ. Bà Lụng (45 tuổi, ngụ Cần Thơ) đưa con trai đi khám khối u ở mông tại BV Chấn thương - Chỉnh hình (Q.5, TP.HCM) cũng cho biết, BHYT của con bà đúng tuyến nên được thanh toán 80% nhưng bà cũng không sử dụng đến. "Vì nếu dùng BHYT để thanh toán thì lâu lắm. Con trai tôi lại phải nhập viện để mổ nữa nên chọn dịch vụ cho nhanh. Chịu khó tốn một chút nhưng con tôi được mổ trong ngày, chứ kêu đợi thì đến bao giờ mới được về", bà Lụng nói.
Theo TNO
Những người chia vợi nỗi đau ung thư Với Thủy, ám ảnh lớn nhất là bố chồng cô cũng mất vì căn bệnh ung thư. Khi ông mất cô và gia đình tìm thấy cuốn nhật ký ông ghi lại những ngày tháng điều trị ở khoa Chống đau (Bệnh viện K). Cuốn nhật ký sau đó được chôn theo bệnh nhân, nhưng những dòng chữ trong đó mãi ám ảnh...