Nhật đã tạo “Thế ỷ giốc” cho biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào?
Trong bài viết mang tựa đề “Nhật và Philippines kết đồng minh vì lợi ích”, tờ “Thời báo Á châu” của Hồng Kông đã đi sâu phân tích nguyên nhân cơ bản thúc đẩy Nhật và Philippines đẩy mạnh hợp tác quân sự, giao dịch thương mại, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược.
Gần đây, sau 70 năm, Nhật Bản và Philippines bắt đầu triển khai hợp tác quân sự, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược. Nhật đã hứa sẽ cung cấp cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines 10 tàu tuần tiễu, mỗi chiếc trị giá 11 triệu USD. Có thể nói, quan hệ giữa 2 nước chưa bao giờ nồng ấm như lúc này.
Cuối tháng 2 vừa qua, các nhà ngoại giao và quan chức quân sự cao cấp 2 nước đã tổ chức hội nghị tại Manila, tiến hành thảo luận hợp tác trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học hải dương, chống cướp biển, phát triển nghề cá và bảo đảm anh ninh trên biển Đông.
Yếu tố chiến lược khiến hai nước nhanh chóng đạt thành hiệp định là do cả 2 nước đều đang có tranh chấp về lãnh thổ trên biển với Trung Quốc, hơn nữa cũng xuất phát từ việc Chính phủ Philippines muốn nhanh chóng thu được những lợi ích về kinh tế và ổn định chính trị trong nước.
Philippines đang nỗ lực tăng cường sức mạnh hải quân
Sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tái đắc cử, Nhật đang hy vọng vào chiến lược quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, đúng lúc Manila cũng đang mưu cầu xây dựng một liên minh khu vực để tăng cường thực lực quốc phòng. Vì vậy không khó để lí giải nguyên nhân Manila có một chỗ đứng vững chắc trong chuyển dịch cơ cấu chiến lược của Tokyo.
Liên minh Nhật – Phi là một phản ứng đầy tự tin đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông. Hiện tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành một điểm nóng trong khu vực, Nhật Bản đã từng có lần lên án tàu chiến Trung Quốc đã hướng radar điều khiển hỏa lực vào tàu của họ. Còn trên biển Đông, chỉ sau 1 vài tuần tranh chấp Trung Quốc đã kiểm soát được đảo Hoàng Nham mà Philippines tuyên bố thuộc chủ quyền của họ với tên gọi Bãi cạn Scabrough.
Tháng 1/2013, trong một cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và người đồng cấp bên phía Philippines đã tuyên bố Trung Quốc là “mối quan tâm chung” của cả 2 nước. Chính phủ Philippines còn biểu thị, để cân bằng cán cân lực lượng với Trung Quốc tại khu vực này, họ sẽ kiên quyết ủng hộ Nhật Bản sửa đổi hiến pháp hòa bình. Tổng thống Philippines Aquino cho biết, chỉ có Nhật Bản mới đủ khả năng thách thức sự đe dọa của Trung Quốc trong khu vực.
Các chuyên gia quân sự quốc tế cho biết, số tàu tuần tiễu mà Nhật Bản viện trợ cho Philippines được bàn giao trong vòng 18 tháng nữa sẽ nâng cấp lớn lực lượng hải quân vốn khá mỏng yếu của nước này.
Tuy số tàu này không đủ để cải thiện cán cân lực lượng trên biển Đông, nhưng nó sẽ góp phần thức tỉnh nhận thức của Philippines về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên biển, giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu chiến lược riêng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Nhật sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tiễu, tổng trị giá 110 triệu USD
Video đang HOT
Không nghi ngờ gì nữa, trang bị mạnh cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines sẽ giúp Nhật giám sát hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông, phương thức xử lý của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp “Bãi cạn Scabrough” cũng sẽ biểu đạt thái độ và phương thức tiến hành của họ về vấn đề quần đảo Senkaku, qua đó giúp Nhật chuẩn bị trước những đối sách hợp lý và kịp thời.
Đồng thời Nhật còn lạc quan trước viễn cảnh, Philippines sẽ triển khai tối đa tàu chiến có thể huy động dẫn đến phân tán lực lượng tàu hải giám Trung Quốc. Tăng cường thực lực cho hải quân yếu kém của Philippines cũng chính là bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông, góp phần trợ giúp tàu bè Nhật Bản giao thông trên biển được thuận lợi.
Gần đây, Manila đã khởi kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển nhưng Trung Quốc kiên quyết từ chối “ra hầu tòa” và chỉ chấp nhận đàm phán song phương, trong giải quyết các vấn đề trên và lên án mạnh mẽ hành vi mà họ cho là “khinh suất” của Philippines.
Nhật thừa biết, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và giúp Philippines quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên biển Đông cũng là giúp chính họ trong vấn đề đối phó với Trung Quốc. Dù Philippines thắng hay thua kiện cũng tạo được tiền lệ là bắt buộc Trung Quốc phải ra tòa, lúc đó họ sẽ có cơ hội thắng nhiều hơn, có thể nói “Thế ỷ giốc” (nương tựa vào nhau) giữa Nhật Bản – Philippines là sự lựa chọn sáng suốt đối với cả 2 bên.
Trung Quốc cũng nhận thấy sự uy hiếp rất lớn từ mối quan hệ Nhật – Philippines, Nhật là cường quốc thứ 3 thế giới về kinh tế, trong tương lai sẽ có ảnh hưởng cực lớn đến phát triển kinh tế của chính phủ Aquino. Tuy Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, nhưng Nhật Bản mới là bạn hàng lớn nhất của Philippines.
Năm 2012, kim ngạch mậu dịch song phương giữa 2 nước đã lên tới 13 tỷ USD; đồng thời Nhật cũng là nước đầu tư chủ yếu vào Philippines và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Manila. Năm 2012, vốn đầu tư của Nhật vào thị trường Philippines đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 35% tổng vốn đầu tư nước ngoài.
Tàu tuần duyên của Philippines
Không giống như người tiền nhiệm Arroyo, Tổng thống đương nhiệm Aquino không bị cuốn theo ảnh hưởng của Bắc Kinh, thậm chí còn hủy bỏ một số hạng mục hợp tác đã ký với Trung Quốc từ thời Tổng thống Arroyo. Đồng thời với việc Philippines nhanh chóng trả dứt điểm các khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc thì Nhật Bản cũng triển khai các gói viện trợ ODA cho chính phủ nước này, giúp đỡ chính phủ của bà Aquino xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng như: sân bay và hệ thống đường sắt ở thủ đô Manila.
Nhật Bản còn đầu tư vốn ODA vào khu vực đảo Mindanao ở phía nam Philippines, giúp đỡ quân chính phủ đối phó với các phần tử khủng bố thuộc Tổ chức chống Chính phủ lớn nhất là “mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro” (MILF). Đồng thời Nhật cũng là thành viên của cả 2 tổ chức lớn là “Nhóm liên lạc quốc tế” và “Nhóm giám sát quốc tế” trong quá trình đàm phán hòa bình giữa Chính phủ và phe nổi dậy Philippines.
Có thể nói, chính thái độ của Trung Quốc đối với mối quan hệ hợp tác chiến lược Nhật – Philippines sẽ quyết định sự bền chặt của nó, đồng thời các nhân tố bản thân Philippines cũng quyết định “quyền lực mềm” của Nhật Bản có ảnh hưởng lớn đến đâu. Đối với Philippines mà nói, quan hệ song phương Nhật – Philippines là một bước ngoặt quan trọng có lợi ích to lớn và lâu dài, nó thực sự là những viện trợ về quân sự và kinh tế thiết thực chứ không chỉ là những cam kết trên giấy và những tuyên ngôn sáo rỗng.
Theo Dantri
Động lực mới trong quan hệ Nhật Bản-Philippines
Sự khởi sắc trong quan hệ chiến lượcNhật Bản-Philippinesmột phần là do "yếu tốTrung Quốc" và những các quan ngại vềchính trị-kinh tếtrong nước.
Tổng thống Phlippines B. Aquino đã hủy bỏ một số dự án do Trung Quốc tài trợ.
Trong bài viết đăng trên Eurasia Review ngày 5/3, nhà phân tích cao cấp Julius Cesar I. Trajano của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore) đã đưa ra nhận định như trên.
Theo nhà phân tích Julius Cesar I. Trajano, việc Tokyo tuyên bố tặng 10 tàu tuần tra mới cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines là một động thái chưa từng có cho thấy sự khởi sắc trong quan hệ Nhật Bản-Philippines.
Ngoài ra, các nhà ngoại giao và các quan chức hàng hải Nhật Bản và Philippines cũng đã gặp nhau hồi cuối tháng 2/2013 tại Manila để thảo luận về hợp tác biển ở Biển Đông, an toàn và an ninh hàng hải, các biện pháp chống cướp biển, nghiên cứu thủy sản và nghiên cứu khoa học biển.
Mối đe dọa mang tên Trung Quốc
Sự khởi sắc trong quan hệ song phương giữa hai nước trong những năm gần đây được thúc đẩy bởi hai yếu tố chính: nhận thức chung của hai nước về Trung Quốc như một mối đe dọa hiện hữu và các tính toán về chính trị-kinh tế trong nước của chính phủ Philippines.
Với sự cầm quyền trở lại của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản đang thực hiện chiến lược "xoay trục" sang Đông Nam Á và Philippines có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược này. Trong khi đó, Philippines đang đẩy mạnh quan hệ đối tác với các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Các sáng kiến chung để tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước nhằm đáp lại sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc đang thách thức chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và trên thực tế đang kiểm soát bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Trong cuộc hội đàm tại Manila vào tháng Một vừa qua, các vị ngoại trưởng của Nhật Bản và Philippines đã bày tỏ "quan ngại chung" khi Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong việc đòi chủ quyền lãnh thổ. Chính phủ Philippines ủng hộ mạnh mẽ Nhật Bản tái vũ trang, thoát khỏi ràng buộc của Hiến pháp hòa bình để trở thành một yếu tố cân bằng quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tổng thống Benigno Aquino tuyên bố một Nhật Bản mạnh mẽ hơn có thể thách thức sự hiện diện "đầy đe dọa" của Trung Quốc trong khu vực.
Việc chuyển giao 10 tàu tuần tra mới, dự kiến sẽ được chuyển giao trong vòng 18 tháng, có thể coi là một liều thuốc bổ cho Philippines. Mặc dù sẽ không làm thay đổi nhiều tương quan lực lượng hải quân ở Biển Đông, nhưng việc chuyển giao này sẽ nâng cao nhận thức về biển của Philippines và thúc đẩy các thương lượng chiến lược của Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Philippines có thể giúp Nhật Bản bằng cách giám sát các hoạt động hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Đối với Nhật Bản, Biển Đông là một thử nghiệm về cách hành xử của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Hơn nữa, Nhật Bản thấy rằng bằng cách tăng số lượng tàu mà Philippines có thể sử dụng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, sự tập trung và nguồn lực của Các cơ quan hàng hải Trung Quốc sẽ có khả năng bị phân tán giữa biển Hoa Đông và Biển Đông.
Tăng cường năng lực cho các lực lượng biển của Philippines cũng sẽ cho phép nước này đóng góp vào việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
Lợi ích chính trị-kinh tế của Philippines
Quan hệ đối tác mới phát triển giữa Nhật Bản-Philippines cần được đánh giá trong bối cảnh Philippines nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Philippines đã liên tục tìm kiếm sự hỗ trợ rộng khắp từ các đồng minh trong việc đối phó với sự cứng rắn của Trung Quốc. Manila cũng đã đệ trình tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh lên Tòa án Trọng tài quốc tế, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Trong khi tác động chiến lược của "yếu tố Trung Quốc" mang tính quyết định, những tính toán chính trị-kinh tế của chính quyền Aquino cũng góp phần tạo nên những đường nét hiện tại của quan hệ chiến lược Philippines-Nhật Bản. Khi Tokyo khéo léo triển khai "sức mạnh mềm" nhằm nâng cao hình ảnh của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thì Philippines là nước hưởng lợi từ chính sách ngoại giao sức mạnh mềm của Nhật Bản.
Là nền kinh tế lớn thứ ba của thế giới, Nhật Bản được chính quyền Aquino đánh giá là một nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Philippines. Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN nhưng Nhật Bản là đối tác thương mại số một của Philippines với tổng kim ngạch thương mại đạt trên 13 tỷ USD vào năm ngoái. Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu và nguồn đầu tư chính của Philippines, gồm khoảng 35% tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (1,5 tỷ USD) trong năm 2012.
Không giống như Tổng thống tiền nhiệm Gloria Macapagal-Arroyo, Tổng thống Aquino dường như ít tiếp nhận ưu đãi thương mại mà Bắc Kinh hứa hẹn hơn. Được bầu trên cơ sở cương lĩnh chống tham nhũng, Tổng thống Aquino đã hủy bỏ một số dự án do Trung Quốc tài trợ vốn đã bị đình trệ bởi nhiều dấu hiệu bất thường. Trong khi Manila hiện phải trả cho Trung Quốc một khoản vay ưu đãi liên quan đến dự án đường sắt đang bị đục khoét thì Tokyo sẵn sàng hào phóng mở rộng Viện trợ phát triển chính thức (ODA) để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng tốn kém của Tổng thống Aquino.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida gần đây đã công bố rằng chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp các khoản vay cho dự án mở rộng tàu điện ngầm và xây dựng sân bay của chính quyền Aquino. Khoản vay Nhật Bản chiếm phần cao nhất (36,7%) trong tổng số vốn ODA cam kết từ tháng 1 đến tháng 5/2012, với tổng số tiền 3,24 tỷ USD.
"Sức mạnh mềm" của Nhật Bản
Viện trợ cho Mindanao là một trong ba trụ cột chính của ODA Nhật Bản cho Philippines. Khi Tổng thống Aquino xem bản thỏa thuận hòa bình cuối cùng với các phiến quân Hồi giáo là tài sản quan trọng của mình thì Nhật Bản đã đóng góp đáng kể vào tiến trình hòa bình Mindanao thông qua các dự án phát triển. Sáng kiến Tái thiết và Phát triển Nhật Bản-Bangsamoro đã triển khai thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội lên tới 136 triệu USD. Nhật Bản cũng là thành viên của Nhóm Giám sát quốc tế và Nhóm Liên lạc quốc tế với tư cách là một quan sát viên trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Thật sự, sự tương đồng trong nhận thức nguy cơ đang xác định chiều sâu trong quan hệ hợp tác an ninh giữa Tokyo và Manila. Nhưng những quan ngại về chính trị và kinh tế trong nước cũng ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của Manila đối với chính sách ngoại giao sức mạnh mềm và các đề nghị chiến lược của Tokyo. Điều quan trọng hơn đối với với Philippines là cam kết song phương không chỉ nằm ở lời nói mà thông qua việc Manila đã nhận được các khoản đầu tư và ODA rất lớn từ phía Nhật Bản.
Theo Dantri
Philippines kêu gọi giải pháp quốc tế về tranh chấp Biển Đông tại ASEM Philippines hôm nay 5/11 đã kêu gọi một giải pháp quốc tế đối với những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh Á-Âu đang diễn ra ở Lào, và cho biết các tuyến đường biển toàn cầu đang lâm nguy. Tổng thống Philippines Aquino. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã nêu vấn đền trên trong các cuộc gặp...