Nhật Cường từ vụ buôn lậu rửa tiền đến vụ chiếm đoạt tài liệu mật
Quá trình điều tra vụ án Nhật Cường, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố hơn 20 bị can về các tội Buôn lậu, Rửa tiền, Vi phạm quy định về kế toán, Vi phạm quy định về đấu thầu… Đáng chú ý, mới đây Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã bắt giam 3 bị can chiếm đoạt tài liệu mật liên quan vụ Nhật Cường.
Ngày 9/5/2019, Cơ quan CSĐT (C03) – Bộ Công an đồng loạt khám xét chuỗi cửa hàng Nhật Cường Mobile và trụ sở Công ty Nhật Cường tại phố Trần Phú, Hà Nội.
Đến ngày 14/5/2019, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã khởi tố vụ án số 27/C03-P14 về tội “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường. Đồng thời khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy (SN 1974), Tổng Giám đốc công ty Nhật Cường và 8 đồng phạm để điều tra về hai tội danh nêu trên. Đến ngày 18/5/2019, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an ra quyết định truy nã toàn quốc và quốc tế Bùi Quang Huy.
Quá trình mở rộng điều tra vụ án, từ tháng 7 đến tháng 11/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã lần lượt ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bổ sung tội danh “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” đối với bị can Bùi Quang Huy – Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường.
Video đang HOT
Liên quan đến hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và các đơn vị có liên quan, ngoài Bùi Quang Huy, CQĐT cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam một loạt cán bộ, lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh. Trong số các bị can có ông Nguyễn Văn Tứ – Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội; Nguyễn Tiến Học, nguyên Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội và Lê Duy Tuấn, Giám đốc kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và phát triển Đông Kinh.
Nhóm bị can này được xác định có liên quan đến việc phê duyệt, thực hiện gói thầu “Số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016″. Gói thầu trên được ký ngày 26/12/2016 giữa 3 bên là Sở KHĐT Hà Nội; Công ty TNHH và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh. Giá trị hợp đồng là gần 43 tỷ đồng bao gồm toàn bộ chi phí vận hành, vận chuyển, hỗ trợ, chuyển giao các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước…
Đến ngày 10/7/2020, anh trai của bị can Bùi Quang Huy – Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường là Bùi Quốc Việt (SN 1970) đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “buôn lậu”.
Cùng ngày, CQĐT cũng đã khởi tố bị can đối với Võ Việt Hùng (SN 1976), Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong một diễn biến bất ngờ có liên quan đến vụ án Nhật Cường, ngày 13/7, Cơ quan ANĐT – Bộ Công an đã thi hành lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của hai cán bộ thuộc UBND TP Hà Nội và một cán bộ công an thuộc C03 về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Sau quá trình điều tra, củng cố tài liệu chứng cứ, ngày 22/7, CQĐT tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 3 bị can nêu trên để phục vụ điều tra. Các bị can gồm: Nguyễn Anh Ngọc (SN 1974), Phó trưởng Phòng Thư ký biên tập, Văn phòng UBND TP Hà Nội; Nguyễn Hoàng Trung (SN 1983), chuyên viên Phòng Thư ký biên tập, Văn Phòng UBND TP Hà Nội – ông Trung là lái xe riêng của Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Phạm Quang Dũng (SN 1983), cán bộ C03 Bộ Công an.
Được biết, hành vi phạm tội của ba bị can nêu trên có liên quan vụ án Nhật Cường Mobile.
Viện KSND Tối cao nói gì về thời điểm "giải quyết" vụ Nhật Cường
Viện KSND Tối cao khẳng định, đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương giải quyết trong năm 2020 các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ như vụ Nhật Cường.
Ngày 21/7, Viện KSND Tối cao tổ chức Họp báo về Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2020). Ông Trần Công Phàn - Phó viện trưởng Viện KSND Tối cao chủ trì họp báo.
Tại cuộc họp, đại diện Viện KSND Tối cao cho biết, thời gian qua đã kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật nhiều bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ có chức vụ cao như Đinh La Thăng - nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; Nguyễn Bắc Son - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trương Minh Tuấn - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Văn Hiến - nguyên Đô đốc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng...
Vụ án liên quan sai phạm Công ty Nhật Cường được Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Nhiều vụ án về kinh tế, tham nhũng được dư luận đặc biệt quan tâm được Viện KSND Tối cao khẩn trương ban hành cáo trạng truy tố chỉ trong thời gian ngắn từ 5 đến 7 ngày sau khi kết thúc điều tra. Điển hình như vụ Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tại PVC; vụ liên quan việc góp vốn của tập đoàn PVN vào ngân hàng OceanBank...
Trong quá trình thực hành quyền công tố, VKS đã áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tài sản do tham nhũng mà có; kiên quyết yêu cầu cơ quan điều tra kê biên, phong tỏa tài sản... qua đó hạn chế được tình trạng bị can tẩu tán hoặc che giấu, hợp thức hóa tài sản.
Điển hình, VKS góp phần thu hồi gần 9.000 tỷ đồng bị thất thoát, chiếm đoạt trong vụ Mobifone mua AVG; phong tỏa tài sản trị 6.100 tỷ đồng trong vụ Phạm Công Danh; xác minh, kê biên 185 bất động sản, phong tỏa 26 tài khoản... với trị giá trên 10.000 tỷ đồng trong vụ Hứa Thị Phấn.
VKS cũng yêu cầu thu hồi số tài sản, nhà đất trị giá hơn 20.000 tỷ đồng trong các vụ án liên quan Phan Văn Anh Vũ; ngăn chuyển nhượng trên 1.000 tỷ đồng và chặn giao dịch 14,5 triệu USD tại Lào trong vụ án Trần Bắc Hà và đồng phạm ở BIDV.
Trong vụ án gang thép Thái Nguyên, cơ quan điều tra đã phong tỏa 7 bất động sản, một lượng lớn diện tích nhà xưởng và tiền trong tài khoản của các bị can trị giá khoảng 157 tỷ đồng...
VKS đã góp phần thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ cao, riêng trong năm 2019 đã thu được hơn 35.000 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng; đạt tỷ lệ 47,32%.
Đáng chú ý, Viện KSND Tối cao khẳng định, đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương giải quyết trong năm 2020 các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ như vụ Nhật Cường; vụ án tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) và vụ án Gang thép Thái Nguyên.
Mới đây, ngay trong tháng 7/2020, Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can với Vũ Huy Hoàng - nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương; Hồ Thị Kim Thoa - nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương trong vụ án Sabeco; Trần Vĩnh Tuyến - nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM và các bị can khác trong vụ án Sagri...
Trung tướng Lương Tam Quang: Dùng mọi biện pháp truy bắt ông chủ Nhật Cường Lãnh đạo Bộ Công an cho biết vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng truy bắt bị can Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường). Chiều 25/6, Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin về tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác trọng tâm 6...