Nhật cười nhạt trước chiến hạm Aegis Type 052D
Để thực hiện tham vọng của mình, Trung Quốc đóng Type 052D với tốc độ như “gà đẻ trứng”. Tuy nhiên, chất lượng của chiến hạm này bị Nhật xem thường.
Mạng quân sự Sina vừa đăng tải hình ảnh về tàu khu trục Type 052D mới nhất mang số hiệu 117 đang tiến hành thử nghiệm. Đây là chiếc thứ 5 thuộc Type 052D của Hải quân Trung Quốc.
Chiếc tàu mang số hiệu DDG 117 được hạ thủy trong tháng 8/2014. Type 052D đang được đóng mới với tốc độ mà các nước có nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu thế giới như Mỹ cũng phải chào thua.
Tuy nhiên, trái với tốc độ đóng, chất lượng của lớp chiến hạm này chưa bao giờ được đánh giá cao. Tạp chí Nghiên cứu quân sự của Nhật Bản vừa có bài bình luận của các chuyên gia quân sự Nhật Bản, cho rằng, tàu khu trục mang biệt danh “Aegis của Trung Quốc” thực ra chỉ là hổ giấy, liên minh Nhật – Mỹ có thể đánh chìm chúng chỉ trong nháy mắt.
Chuyên gia Nhật Bản chỉ ra rằng, hiện nay Trung Quốc đang đóng hàng loạt khu trục hạm phòng không kiểu mới, trang bị khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa kiểu Aegis, thuộc lớp Lữ Dương II và Lữ Dương III, Type 052C/D, mang tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa Hải Hồng Kỳ 9 (HHQ-9).
Tiêu biểu cho các lớp này là khu trục hạm Type 052C – lớp Lữ Dương II (ví dụ tàu khu trục mang số hiệu 170 Lan Châu) và tàu khu trục Type 052D – Lữ Dương III (ví dụ như tàu mang số hiệu 172 Côn Minh). Hai khu trục hạm này nhìn bên ngoài là bản sao của tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, nên nó được gọi là “Aegis Trung Quốc”.
Sức mạnh không rõ ràng
Tàu Lan Châu và Côn Minh được lắp Radar mạng pha điện tử, phía trước và phía sau đều được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), có thể phóng tên lửa phòng không HHQ-9 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không mặt đất HQ-9) tầm bắn xa trên 150km, độ cao vài chục km.
Bởi vì hình dáng như tàu lớp Aegis của Mỹ, lại ra đời sau gần 30 năm nên mọi người cho rằng nó có tính năng vượt trội. Nhưng hai chiến hạm này có những điểm không tương đồng về hệ thống phóng thẳng đứng và radar, đây là điểm then chốt để phân biệt giữa 2 lớp tàu Aegis của Mỹ và Trung Quốc.
Hệ thống phóng của tàu Lan Châu được trang bị 48 quả tên lửa phòng không hạm còn tàu Côn Minh thì có tới 64 quả. Hệ thống phóng của lớp tàu trước có hình ống tròn, mỗi một ống được trang bị 6 quả tên lửa HHQ-9, phía boong trước có 6 ống phóng, phía boong sau có 2 ống phóng.
Video đang HOT
Còn cả phía trước và sau của Type 052D đều được trang bị 4 cụm 8 ống phóng thẳng đứng. Hệ thống phóng thẳng đứng được trang bị tên lửa phòng không HHQ-9, còn không rõ nó có thể bắn được tên lửa phòng không nào khác hay không.
Còn có một vài ý kiến cho rằng, hệ thống phóng thẳng đứng của khu trục hạm Type 052D có thể phóng loại ngư lôi chống ngầm Y-8, tương đương với tên lửa chống ngầm ASROC của Mỹ. Loại ngư lôi này được phát trên trên cơ sở của tên lửa chống hạm thế hệ YJ-8, nhưng chưa rõ tính năng kỹ chiến thuật của nó như thế nào.
Radar của hai tàu này cũng hoàn toàn khác nhau. Khu trục hạm Type 052C có chụp radar hình cung, còn radar của tàu Côn Minh thì lộ hẳn ra và độ cao lắp đặt của hai loại này cũng cao thấp khác nhau. Tuy 2 loại radar này có điểm khác biệt nhưng các nước phương Tây vẫn đặt cho chúng cùng một biệt danh là “mắt rồng”.
Đương nhiên, những điểm khác nhau này chỉ là vấn đề về nhận biết, còn chúng không có gì khác nhau trong sử dụng thực tế. Tuy hai loại khu trục hạm này không giống nhau nhưng lại có thể hoán đổi sử dụng cho nhau, cho nên có thể nói chúng là “huynh đệ”.
Cũng liên quan đến các bộ phận khác của “Aegis Trung Quốc”, hai tàu này cũng không khác nhau là mấy, không giống như những khác biệt lớn khi so sánh với tàu khu trục Thâm Quyến (Type 051B).
Cho dù lượng giãn nước là 7000 tấn, dài 155m, hay là cách sử dụng kết cấu lắp đặt động cơ, cự ly hành trình tương đối ngắn và cách sử dụng hỏa lực cũng như trực thăng hạm ở hai chiến hạm này đã được tiêu chuẩn hóa hơn, có khả năng hệ thống sonar thủy âm gắn dưới đáy tàu là loại DUBV-23 của Pháp.
Nhưng đánh giá về số lượng tàu được đóng thì hai tàu lớp này có chỗ không giống với loại khu trục hạm kiểu cũ. Type 052C sẽ được đóng 6 chiếc, type 052D sẽ có khoảng 8-10 chiếc, phá bỏ thông lệ cũ mỗi lớp tàu chỉ đóng số lượng rất ít của Trung Quốc.
Bài báo cho biết, tính năng của “Aegis Trung Quốc” vẫn không được tiết lộ nhiều với bên ngoài. Tuy nhiên qua quan sát ngoại hình và các tham số lý thuyết, dường như nó có khả năng phòng không rất cao, tuy nhiên điều đó vẫn chưa làm rõ được tính năng cụ thể. Chưa kể việc liên kết các hệ thống có được tự động hóa hay không thì bên ngoài không ai biết được.
Sự khác nhau giữa Trung Quốc và Mỹ
Chuyên gia Nhật Bản cho biết, trên thực tế, Aegis Trung Quốc có những mẫu thuẫn với động cơ nghiên cứu, phát triển ra nó. Điểm này cũng dẫn đến sự khác biệt của radar và tên lửa mang theo.
Mục đích ban đầu của Aegis Mỹ là đối phó với sự tiến công của Liên Xô. Sau những năm 60 của thế kỷ trước, kế hoạch của Liên Xô chính là sử dụng máy bay, tàu mặt nước và tàu ngầm tiến công hạm đội của Mỹ từ nhiều hướng khác nhau. Liên Xô đã đạt được thành công.
Năm 1975, khi Liên Xô tổ chức diễn tập trên biển, có người nói “quân đội Xô viết chỉ trong vòng 90 phút đã có 100 quả tên lửa chống hạm bắn trúng mục tiêu”. Mà 100 quả chưa phải là giới hạn cuối cùng, quân Liên Xô có thể cùng lúc bắn 200-300 quả tên lửa vào chiến hạm đối phương.
Đối mặt với các mối đe dọa, các thiết bị của hệ thống Aegis Mỹ được chế tạo rất nghiêm túc, về cơ bản được phát triển từ con số không đến các hệ thống tối tân hiện nay. Radar chuyên dụng AN SPY-1 có thể tránh được hiện tượng trễ do phải quay tròn (radar vô hướng), mà tên lửa SM-2 cũng được chế tạo trên tiêu chí tiết kiệm thời gian điều khiển.
Ngoài ra, sau khi Aegis được đưa vào biên chế, hải quân Mỹ vẫn không ngừng cải tiến nâng cấp. Theo nguồn tin công khai, sau này hải quân Mỹ tăng cường thêm khả năng tác chiến hiệp đồng (CEC) và khả năng thích ứng với các tên lửa chống hạm kiểu mới. Mặt khác, Mỹ không ngừng nghiên cứu các phần mềm ưu việt và logic để cải tiến nâng cấp.
Chuyên gia Nhật Bản cho rằng, khi các nhân viên nghiên cứu khoa học quốc phòng Trung Quốc nghiên cứu chế tạo “Lá chắn thần Trung Hoa” thiếu đi sự nhiệt tình và động lực nghiên cứu như khi Mỹ chế tạo Aegis. Nếu họ không có “vấn đề tất yếu phải đối phó” thì các tính năng cuối cùng cũng chỉ là hời hợt.
Thực tế, “Aegis Trung Quốc” chỉ là tích hợp các hệ thống đã có. Cho nên, khả năng tác chiến của nó cũng không thể vượt xa hệ thống cũ được. Khả năng Aegis của Mỹ thì hoàn toàn khác, sự khác nhau trong các giai đoạn nghiên cứu kỹ thuật và động lực trong nghiên cứu đã giúp Mỹ xây dựng được một lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trên thế giới.
(Theo Đất Việt)
Nga sắp tung ra hệ thống trinh sát điện tử có khả năng giám sát toàn cầu
Các chuyên gia quân sự tin rằng giám sát toàn bộ bề mặt Trái đất chỉ cần tới 6-8 hệ thống trinh sát Liana.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã xác nhận Bộ này sẽ tiếp tục phát triển Hệ thống trinh sát điện tử (ELINT) Liana sử dụng vệ tinh Lotos-S. Dự kiến hoàn thành trong năm nay, hệ thống này sẽ cải thiện đáng kể khả năng tình báo điện tử không gian của Nga.
Phát biểu trong một cuộc họp với các quan chức quân sự cấp cao, Bộ trưởng Shoigu cho hay Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phát triển hệ thống trinh sát Liana với việc sử dụng vệ tinh Lotos-S và Pion-NKS.
Khi hoàn thiện, cụm vệ tinh sẽ thay thế vệ tinh tình báo điện tử Tselina (ELINT) thời Liên Xô, và tạo ra một hệ thông ELINT nâng cấp sử dụng cả trên đất liền và trên biển. Ông Shoigu cũng nói thêm việc xây dựng và vận hành nhóm vệ tinh mà hệ thống này yêu cầu sẽ là một ưu tiên của chính phủ.
Mạng lưới Liana sẽ xác định vị trí phát tín hiệu vô tuyến mặt đất từ cả các vật thể tĩnh và di chuyển với các kích cỡ khác nhau, từ các cơ sở mặt đất và trên biển cho tới các phương tiện và tàu đối phương.
Theo các chuyên gia quân sự, vệ tinh Lotos-S của hệ thống trinh sát sẽ được giao nhiệm vụ giám sát mặt đất, trong khi các vệ tinh Pion-NKS chuyên nhiệm giám sát vùng biển.
Liana là hệ thống trinh sát không gian và nhắm mục tiêu thế hệ thứ hai của Nga. Dự án phát triển Liana bắt đầu từ đầu những năm 1990, ngay trước khi Liên Xô tan rã.
Hệ thống tiền nhiệm của Liana là Legenda, hệ thống được xây dựng thời Chiến tranh Lạnh, trong đó sử dụng mạng lưới tình báo tín hiệu US-P (SIGINT) và các vệ tinh US-A ELINT.
Legenda được thiết kế như một hệ thống do thám cho tên lửa hạt nhân và chống tàu của Liên Xô nhằm mục tiêu vào các tàu sân bay của Mỹ, của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như các hạm đội.
Hệ thống trinh sát Liana được bắt đầu phát triển trong giai đoạn khó khăn sau sự sụp đổ của Liên Xô. Dự án Liana bắt đầu năm 1993, nhưng các vệ tinh Lotos-S và Pion-NKS đầu tiên dành cho hệ thống mới Liana tới giai đoạn năm 2009-2014 mới bắt đầu khởi động.
So sánh với hệ thống tiền nhiệm, thiết kế của các vệ tinh của Liana có quỹ đạo hoạt động cao hơn (Legenda chỉ 250km trong khi Liana có quỹ đạo 1.000km).
Điều này đồng nghĩa Liana có tầm quét mở rộng, và vòng đời được cải thiện. Các vệ tinh mới cũng sử dụng các tấm pin mặt trời thay vì các lò phản ứng hạt nhân.
Đầu năm nay, một nguồn tin quân sự Nga tiết lộ rằng mạng lưới Liana được thiết kế để kiểm soát vị trí và chuyển động của các tàu ngầm đóng tại các vùng biển gần đường bờ biển của Nga. Với mục đích này, có các kế hoạch để tạo ra một mạng lưới các thành phần sonar chủ động và bị động được lắp đặt trên các neo gần bờ biển.
Những hệ thống này sẽ thu thập dữ liệu trước khi chuyển nó vào hệ thống Liana, sau đó sẽ truyền lại thông tin để kiểm soát mạng lưới nhằm giám sát và nhắm mục tiêu.
Các chuyên gia quân sự tin rằng giám sát toàn bộ bề mặt Trái đất cần tới 6-8 hệ thống như vậy.
(Theo Soha News)
Chuyên gia "chấm điểm" sức mạnh hạm đội ngầm của Hải quân Việt Nam Chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) - tàu cuối cùng trong lô 6 chiếc cùng loại mà Việt Nam đặt mua từ Nga sắp cập cảng Cam Ranh. Trong thành phần Hải quân Việt Nam chiếc tàu ngầm thứ 6 được đặt tên là Bà Rịa-Vũng Tàu. Hãng tin Nga Sputnik dẫn ý kiến của chuyên gia quân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Italy bắt giữ nhiều thành viên băng nhóm mafia khét tiếng

Nga phạt tiền ngân hàng sử dụng ứng dụng nhắn tin WhatsApp

Pháp trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Algeria

Nổ súng tại trường học Mỹ làm 4 học sinh bị thương

Vợ chồng cựu Tổng thống Peru Ollanta Humala bị tuyên án tù trong đại án tham nhũng

Khoáng sản chiến lược vào tầm ngắm thuế quan của Tổng thống Trump

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

An ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏ

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực

Mới nóng đầu mùa, Nam Á đã phải trải qua nhiệt độ vượt ngưỡng chịu đựng

WHO họp hoàn thiện hiệp ước phòng chống đại dịch trong tương lai

Mỹ đẩy mạnh khai thác khoáng sản tại Trung Á: Bước đi chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc?
Có thể bạn quan tâm

Du lịch Việt Sun tặng quà độc quyền tour Phượng Hoàng Cổ Trấn
Du lịch
11:44:36 16/04/2025
Đám cưới lạ kỳ được chia sẻ nhiều nhất hôm nay: Metro, buýt 2 tầng và dàn bê tráp "soái Tây"
Netizen
11:25:45 16/04/2025
Doãn Quốc Đam, MC Hoàng Linh im lặng giữa ồn ào nghi quảng cáo sữa giả
Sao việt
11:21:02 16/04/2025
Xét xử cựu Phó Vụ trưởng gợi ý DN chi tiền đổi nhà sang biệt thự ở Tây Hồ
Pháp luật
11:13:27 16/04/2025
Độc lạ "xổ số" nghĩa vụ quân sự Thái Lan: Phụ nữ chuyển giới tích cực góp mặt, mong thành người nổi tiếng
Lạ vui
11:01:17 16/04/2025
Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc
Thế giới số
10:59:45 16/04/2025
Lộ ảnh tiểu thư Quỳnh Anh - vợ Duy Mạnh mặt mộc thiếu son phấn, visual khác lạ ra sao?
Sao thể thao
10:24:48 16/04/2025
Cặp đôi cô giáo - huấn luyện viên gây sốt Trung Quốc: Đẹp xé truyện bước ra, tưởng không hợp mà hợp không tưởng
Hậu trường phim
10:21:38 16/04/2025
Choáng váng trước cảnh tượng hàng dài fan chờ xem xử án nam ca sĩ Gen Z bị tố quấy rối tình dục
Sao châu á
10:18:20 16/04/2025
Loài cây cảnh mang tên Hạnh phúc, khi cây ra hoa thì cuộc đời bạn cũng nở hoa
Sáng tạo
10:15:55 16/04/2025