Nhặt cùng lúc 3 điện thoại xịn, 2 sinh viên tìm người trả lại
Đi chơi lễ 2-9, hai sinh viên phát hiện 3 chiếc điện thoại có giá trị cao rơi ngay trụ ATM, nên đã nhặt rồi mang đến công an nhờ tìm người đánh rơi để trả lại.
Ngày 3-9, Công an thị xã La Gi ( Bình Thuận) cho biết, đã biểu dương, động viên tinh thần về hành động đẹp của 2 sinh viên nhặt được của rơi để trả lại cho người mất.
Trước đó, sinh viên Thái Văn Thiện Tâm (sinh năm 2002, sinh viên trường ĐH Kinh tế – Luật) và Trần Minh Hiếu Thảo (sinh 2003) về thăm nhà ở xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, Bình Thuận dịp lễ Quốc khánh 2-9. Khi đến chơi tại thị xã La Gi vào tối 1-9, hai sinh viên này phát hiện 3 chiếc điện thoại có giá trị cao rơi tại cửa cây ATM.
Hai bạn trẻ tốt bụng và 3 chiếc điện thoại tìm thấy tại cây ATM. Ảnh: DT
Nhặt được điện thoại, Tâm và Thảo đứng chờ người quay lại nhận nhưng không thấy. Sau đó hai bạn trẻ quyết định đem 3 chiếc điện thoại bàn giao cho Công an thị xã La Gi để nhờ tìm người đánh rơi trả lại.
Qua các kênh thông báo, đến nay Công an đã xác định được người đánh rơi điện thoại và tiến hành trao trả số tài sản trên. Hành động đẹp của hai bạn sinh viên cũng được biểu dương, đánh giá cao.
Video đang HOT
Sinh viên gấp rút tìm nhà trọ ở TP.HCM để học trực tiếp
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại TP.HCM, nhiều trường đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch cho sinh viên trở lại học tập trực tiếp. Nhiều sinh viên từ các tỉnh đã chạy đua tìm kiếm phòng trọ ngay sau tết.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông báo đến các địa phương về việc cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp an toàn trở lại sau tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sớm nhất có thể.
Trở lại TP học tập, sinh viên vừa mừng vừa lo
Nhận được thông báo trở lại trường vào đầu tháng 3, Nguyễn Tú Anh (quê Đồng Nai, sinh viên (SV) năm nhất Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) đã sẵn sàng mọi hành trang để trở lại trường sau khoảng thời gian dài học trực tuyến. "Mình rất vui và phấn khích vì được trực tiếp học tại trường, gặp bạn bè, tương tác với thầy cô sau quãng thời gian chỉ được gặp nhau qua màn hình máy tính" - Tú Anh chia sẻ.
Sinh viên tìm trọ tại một dãy phòng ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: HN
0Tại TP.HCM, từ ngày 14-2 đến giữa tháng 3, các trường ĐH Ngoại thương, Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM, Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM, Sư phạm kỹ thuật, Công nghiệp... đã lên kế hoạch cho SV trở lại trường học trực tiếp.
Tuy vậy, Tú Anh cũng có chút lo lắng vì phải thích nghi với môi trường hoàn toàn mới, xa gia đình và phải hoàn toàn tự lo cho bản thân. Tú Anh tâm sự: "Mình băn khoăn không biết nên quản lý khoản chi tiêu như thế nào thì phù hợp". Trước thời điểm dịch, Tú Anh chưa có kế hoạch lên TP cho đến đầu tháng 3 năm nay, bạn mới có kế hoạch lên ở trọ tại TP để tiện việc di chuyển đến trường cũng như học tập.
Cô SV năm nhất cũng gặp không ít khó khăn về đường sá ở TP và giá phòng. "Giá phòng lúc đầu mình dự định thuê là dưới 5 triệu đồng nhưng thật sự khá khó để có một phòng thoáng đãng, sạch sẽ, gần trường với mức giá ấy" - Tú Anh cho hay.
Gần 1.000 chỗ trọ cho sinh viên giá 2,5-4 triệu đồng/phòng/tháng
Thông tin từ Trung tâm Hỗ trợ học sinh, SV TP.HCM cho biết hiện trung tâm đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ SV trở lại TP.HCM học tập trực tiếp.
Theo đó, ngoài chương trình "Back to school" hỗ trợ SV trở lại trường học sau đợt dịch COVID-19 với 200 SV tình nguyện tham gia, trung tâm đã triển khai các hoạt động giới thiệu nhà trọ bằng hình thức trực tuyến và ứng dụng "Thông tin nhà trọ" để tiện cho các chủ nhà trọ lẫn SV trao đổi thông tin.
Hiện hệ thống đã tiếp nhận gần 1.000 chỗ trọ thuộc 350 địa chỉ và một số ký túc xá cho SV. Mức giá trung bình 2,5-4 triệu đồng/phòng/tháng dành cho 2-5 người ở. Giá phòng trọ phụ thuộc vào diện tích, nội thất và cơ sở vật chất tại chỗ trọ.
Ngoài ra, do các trường đại học, cao đẳng đã dần tổ chức dạy học tập trung trở lại, trung tâm tiếp tục triển khai các hoạt động giới thiệu việc làm để hỗ trợ SV thông qua kênh trực tuyến với khoảng 1.000 lượt SV tiếp cận mỗi ngày. Các công việc chủ yếu là gia sư, lễ tân, phục vụ tiệc, phục vụ sự kiện... Trung tâm thỏa thuận mức lương tối thiểu, đảm bảo quyền lợi của SV khi cộng tác với các đơn vị.
Tình trạng hết phòng luôn xảy ra
Không chỉ riêng Tú Anh, đối với nhiều SV ở thời điểm này, vấn đề phòng trọ là nỗi lo lớn nhất. Nhiều SV có nhiều lựa chọn nhưng chưa ưng ý với giá phòng và vấn đề vệ sinh, an ninh. Một số khác thì được thông báo hết phòng do nhu cầu tìm phòng trọ sau tết tăng cao.
Nguyễn Thanh Bình (quê Tiền Giang, SV năm hai Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) cho biết: "Khi dịch kéo dài, mình đã trả phòng trọ, về quê để giảm bớt gánh nặng kinh tế. Giờ đây, mình bắt đầu tìm phòng trọ để quay lại TP học nhưng chưa thấy chỗ nào phù hợp".
Ngay sau tết, Thanh Bình đã tìm kiếm phòng trọ trên các hội nhóm mạng xã hội nhưng khi đến xem thì chỉ nhận được thông báo hết phòng từ chủ nhà trọ.
"SV năm hai, năm ba như mình bây giờ phải chạy đua với tân SV để tìm phòng trọ như mong muốn. Mức giá mình định thuê tầm 3 triệu đồng nhưng nếu không nhanh chóng thuê thì phòng với mức giá ấy sẽ hết ngay lập tức và mình lại loay hoay tìm kiếm" - Thanh Bình chia sẻ.
Anh Hà Trọng Hiếu (35 tuổi), chủ chuỗi nhà cho thuê với gần 300 phòng, cho biết thời điểm này hầu hết trường đại học đã có lịch học trực tiếp, mỗi ngày anh nhận được rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn hỏi thuê phòng.
"Hầu hết người hỏi thuê phòng là SV. Hơn 80% phòng của tôi đã được các bạn SV đặt cọc và chuẩn bị nhận phòng" - anh Hiếu cho hay. Sau kỳ nghỉ tết, đây là lần đầu tiên anh chứng kiến nhu cầu thuê phòng, thuê nhà tăng cao vào tháng 2, 3.
Anh Hiếu chia sẻ chính vì nhu cầu thuê phòng tăng cao sau tết nên nhiều chủ nhà trọ đã đẩy mức giá cho thuê lên. Quá nhiều SV đua nhau thuê phòng, các bạn sợ hết phòng nên sẵn sàng trả giá thuê cao hơn mức dự định của mình. Anh cho rằng SV nên cần sự giúp đỡ của phụ huynh cũng như anh chị đi trước để hỏi kinh nghiệm về việc thuê phòng và tiêu chí các bạn nên đặt lên hàng đầu khi thuê phải luôn là vấn đề an ninh, sau đó là giá phòng phù hợp với khả năng của mình.
Từ vụ cậu sinh viên nhập học và tự tử trên sông Sài Gòn: Em đã nghèo suốt 19 năm tuổi đời... Khi bạn nghèo, bạn khổ một thì cha mẹ bạn khổ mười, vì họ đã phải nuốt nước mắt vào trong, đổ mồ hôi ra ngoài nuôi bạn khôn lớn. Và bạn làm gì dại dột để chạy trốn cái nghèo ấy, thì họ khổ thành một trăm. Mà khổ ở tuổi ấy, sẽ chẳng còn mấy cơ hội để đổi đời thoát...