Nhật củng cố chỗ đứng tại Đông Nam Á
Với chuyến thăm Campuchia và Lào, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hoàn tất công du tất cả 10 thành viên ASEAN chưa đầy 1 năm lên cầm quyền.
Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone tiếp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Vientiane – Ảnh: TTXVN
Ngày 17.11, Thủ tướng Abe đã có các cuộc hội đàm với Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone và Thủ tướng Thongsinh Thammavong tại thủ đô Vientiane. Theo Kyodo News, hai bên nhất trí việc tiến tới thành lập một khuôn khổ đối thoại thường xuyên về các vấn đề quốc phòng – an ninh giữa các quan chức quốc phòng và ngoại giao. Ngoài ra, hai thủ tướng Abe và Thongsinh Thammavong chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác bao gồm Nhật sẽ viện trợ ODA cho Lào để phục vụ các dự án hạ tầng như mở rộng và nâng cấp sân bay Wattay, xây cầu Sekong cũng như hỗ trợ nước chủ nhà về trang thiết bị và đào tạo nhân lực y tế.
Video đang HOT
Trước đó, sau cuộc hội đàm ngày 16.11 tại Phnom Penh, Thủ tướng Abe và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố đồng ý hợp tác trên nhiều lĩnh vực, gồm đầu tư, cải cách dân chủ và y tế. Về các vấn đề của khu vực, hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Tuyên bố chung còn khẳng định sự cần thiết sớm cho ra đời Bộ quy tắc ửng xử trên biển Đông, theo AFP.
Với chuyến công du lần này, ông Abe đã hoàn tất việc thăm toàn bộ 10 quốc gia thành viên ASEAN trong vòng chưa đầy 1 năm kể từ khi nhậm chức vào tháng 12.2012 và là Thủ tướng Nhật đầu tiên đến Campuchia sau 13 năm qua. Ngược lại, ông Abe đến nay vẫn chưa có cuộc thượng đỉnh chính thức nào với các lãnh đạo của Trung Quốc và Hàn Quốc, hai láng giềng Đông Bắc Á đang có tranh chấp căng thẳng với Nhật về các vấn đề lịch sử và chủ quyền. Theo giới quan sát, điều này chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng tăng của ASEAN đối với Nhật. Lâu nay, giới chức Tokyo nhiều lần nhấn mạnh ý định tăng cường hợp tác hơn nữa với các quốc gia Đông Nam Á, khu vực tăng trưởng năng động và có vị thế ngày càng tăng trong chính sách đối ngoại và an ninh của các cường quốc. Ngoài ra, tờ The Straits Times dẫn lời Giáo sư Koichi Sato, chuyên gia về Trung Quốc thuộc ĐH J.F.Oberlin ở Tokyo, nhận định Thủ tướng Abe đang muốn cạnh tranh về chỗ đứng và ảnh hưởng tại Đông Nam Á với Trung Quốc, nước quan hệ rất thân thiết với ASEAN nhưng đang có tranh chấp biển đảo với một số thành viên trong khối lẫn Nhật Bản.
Theo TNO
Trung Quốc công bố nhiều cải cách lớn
Ngày 15.11, Trung Quốc công bố thêm chi tiết về một số cải cách kinh tế - xã hội được quyết định tại Hội nghị trung ương 3 vừa qua.
Một trại lao động cải tạo ở tỉnh Hà Bắc - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Về mặt xã hội, 2 quyết định quan trọng là nới lỏng chính sách một con và bãi bỏ chính sách cải tạo lao động gây nhiều tranh cãi, theo Tân Hoa xã.
Hệ thống trại cải tạo lao động ra đời từ năm 1957 để giam giữ những người phạm các tội danh không nghiêm trọng như trộm cắp, gây rối trật tự, mại dâm và sử dụng ma túy với thời gian từ 1-4 năm. Tuy nhiên, dư luận Trung Quốc và nhiều chuyên gia có uy tín thời gian qua liên tục kêu gọi dẹp bỏ vì cho rằng chính sách này tồn tại nhiều điều bất hợp lý nguy hiểm như chính quyền địa phương và công an có quyền ra lệnh giam giữ mà không cần ra tòa xét xử. Một số luật gia cáo buộc các trại cải tạo đã biến tướng thành nơi để chính quyền địa phương bỏ tù những người tố giác tham nhũng hoặc bị cho là chống đối. Tính tới đầu năm nay, có khoảng 60.000 người đang ở trong các trại cải tạo trên khắp nước và bị cho là phải lao động khổ sai. Theo tờ Beijing News hôm qua, Trung Quốc sẽ cho thử nghiệm tại 4 thành phố việc thay thế trại lao động cải tạo bằng hệ thống "cơ sở điều chỉnh hành vi thông qua giáo dục". Tuy nhiên, tờ báo không giải thích sự khác biệt giữa chúng cũng như không nói rõ thời gian.
Bên cạnh đó, Tân Hoa xã dẫn nghị quyết của Đảng Cộng sản cho hay các cặp vợ chồng mà một trong hai người là con một thì sẽ có quyền có con thứ hai. Đây là sự nới lỏng đáng kể so với quy định trước đó bắt buộc cả hai đều phải là con một thì mới được hưởng ngoại lệ. Các trường hợp được cho phép có con thứ hai khác là gia đình thuộc dân tộc ít người hoặc ở nông thôn có con đầu là nữ. Chính sách một con được cho là đã giúp kiểm soát tốt dân số Trung Quốc trong nhiều thập niên qua nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy như nguy cơ thiếu hụt lao động, mất cân bằng giới tính, gánh nặng đè lên vai người già cũng như các cáo buộc cưỡng bức triệt sản và phá thai.
Về kinh tế, nhà nước cam kết sẽ tăng cường giám sát và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của tập đoàn quốc doanh, tăng cường vai trò của khu vực tư nhân và có một số cởi trói về tài chính. Cụ thể, theo Tân Hoa xã, tập đoàn nhà nước sẽ phải nộp ngân sách dưới dạng cổ tức lên tới 30% thay vì chỉ từ 5-15% như trước nay. "Quyết định này sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh và buộc tập đoàn quốc doanh phải tự gia tăng hiệu quả hoạt động cũng như phân phối vốn hợp lý hơn", chuyên gia Lưu Lợi Cường của Ngân hàng ANZ nhận định với AFP. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng mô hình khu thương mại tự do đang được thử nghiệm ở Thượng Hải và cho phép các công ty tư nhân có cổ phần trong những dự án của nhà nước. Những biện pháp nới lỏng khác bao gồm cho phép mở thêm ngân hàng nhỏ sử dụng vốn tư nhân, "cởi trói" về lãi suất, khuyến khích công ty và cá nhân đầu tư ra nước ngoài...
Theo TNO
30 quân nhân Triều Tiên thiệt mạng 'vì chìm tàu' Hôm qua, Đài NHK của Nhật Bản dẫn thông tin từ truyền thông CHDCND Triều Tiên cho biết 30 quân nhân nước này đã "hy sinh khi thi hành nhiệm vụ" hồi tháng trước. Ông Kim Jong-un thăm mộ các quân nhân thiệt mạng - Ảnh: NHK Đài truyền hình Triều Tiên phát bản tin chiếu cảnh lãnh đạo Kim Jong-un đến viếng...