Nhật cung cấp tàu tuần duyên loại nào cho Philippines, Việt Nam ?
Tại Đối thoại an ninh – quốc phòng Shangri-La ở Singapore ngày 30.5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cam kết hỗ trợ Việt Nam, Philippines tăng năng lực phòng thủ bờ biển, trong đó có việc cung cấp tàu tuần duyên. Việt Nam cũng hy vọng nhận được tàu tuần duyên từ Nhật đầu năm 2015. Vậy đó là loại tàu nào?
Theo báo Asahi Shimbun, việc Thủ tướng Nhật Bản cam kết viện trợ tàu tuần duyên cho Việt Nam và Philippines cũng khiến ngành công nghiệp đóng tàu Nhật Bản phấn khởi, vì ngành đóng tàu tuần duyên Nhật đang lao đao từ sau vụ khủng hoảng tài chính 2008, và khó cạnh tranh với ngành đóng tàu Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tàu tuần duyên PS08 Kariba (lớp Bizan) của Tuần duyên Nhật – Ảnh: JCG
Trước đó, vào tháng 7.2013, Nhật Bản đã cam kết viện trợ 10 tàu tuần duyên đóng mới cho Philippines. Đến cuối năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Philippines chứng kiến lễ ký kết cung cấp khoản vay 183 triệu USD của JICA (Nhật Bản) để tài trợ việc đóng mới 10 tàu tuần duyên cho Philippines (giá mỗi chiếc khoảng 11 triệu USD).
Cả 10 chiếc tàu tuần duyên Nhật cung cấp cho Philippines đều thuộc lớp tàu Bizan (hay còn gọi là Raizan). Lớp tàu này là tàu tuần duyên cỡ nhỏ, dài 40 m, lượng giãn nước 180 tấn, thuỷ thủ đoàn 25 người, vũ trang 1 pháo 20 mm 6 nòng JM-61 Vulcan Gatling. Tốc độ tối đa của loại tàu này là 35 knot (65 km/giờ).
Video đang HOT
Ban đầu JICA đề xuất Nhật đóng 5 chiếc, Philippines đóng 5 chiếc, tuy nhiên sau đó hai bên quyết định cả 10 chiếc đều đóng tại Nhật, trang bị các thiết bị, khí tài hiện đại, đa chức năng.
Theo báo Inquirer (Philippines) ngày 31.3, Lực lượng phòng vệ bờ biển Philippines cho biết khoảng quý 3.2015 sẽ nhận 2-3 chiếc tàu tuần duyên từ Nhật Bản, 7 chiếc còn lại sẽ giao vào năm kế.
Một tàu tuần duyên lớp Bizan của Nhật Bản. Loại tàu này được Nhật đóng mới để cung cấp cho Philippines, và Việt Nam rất có thể cũng nhận được loại tàu này theo cam kết của Thủ tướng Nhật
Trang tin Maritime Executive ngày 2.6 cho biết thêm, Việt Nam cũng yêu cầu Nhật cung cấp 10 chiếc nhưng chưa rõ chủng loại và giá cả. Theo trang tin này, từ tháng 4 năm 2013, Việt Nam đã đề nghị Nhật cung cấp 10 tàu tuần duyên, và Thủ tướng Abe đã cam kết vào tháng 12.2013 sẽ xúc tiến bàn bạc thoả thuận này. Tuy nhiên cuối tháng 5.2014, ông Abe nói trước chính phủ Nhật rằng Nhật không thể cung cấp loại tàu tuần duyên đang sử dụng và đa chức năng hiện tại của Tuần duyên Nhật cho Việt Nam trong tương lai gần, vì loại tàu này đang phải phục vụ nhu cầu bảo vệ biển đảo của Nhật.
Như vậy rất có thể loại tàu tuần duyên Nhật sẽ cung cấp cho Việt Nam cũng là loại Bizan đóng mới như của Philippines.
Tại nhiều nước, việc đầu tư tàu tuần duyên tính ra rẻ hơn so với việc đầu tư cho tàu chiến. Chẳng hạn ngân sách hàng năm chi cho đội tàu tuần duyên của Nhật Bản chỉ bằng chi phí một tàu khu trục trang bị hệ thống phòng không Aegis của Lực lượng bảo vệ biển Nhật Bản.
Do vậy các nước đang phát triển, với ngân sách hạn chế, muốn đầu tư bảo vệ bờ biển bằng tàu tuần duyên hơn là bằng tàu chiến rất tốn kém.
Theo Tin Nóng
Tàu tuần duyên Trung Quốc áp sát Senkaku/Điếu Ngư
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm nay cho hay, 3 tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Nhật Bản, tới gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cũng theo cơ quan này, vụ việc trên diễn ra vào lúc 9h hôm nay (theo giờ địa phương). Khi đó, ba tàu Haijing 2166, Haijing 2350 và Haijing 2506 đi vào vùng biển của Nhật khoảng 60 km trong vòng 3 giờ. Lần gần đây nhất Trung Quốc hành động như vậy là vào hôm 22/11.
Trung Quốc đưa tàu tuần duyên tới gần quần đảo Senkaku.Điếu Ngư sau tuyên bố lập ADIZ ở Biển Hoa Đông.
Căng thẳng giữa Nhật và Trung ngày càng gia tăng sau khi chính quyền Tokyo mua lại ba hòn đảo từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng 9/2012.
Tình hình thêm tồi tệ trước việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập vùng ADIZ trên Biển Hoa Đông vào hồi tháng 11.
Chưa kể, chính phủ Nhật nâng cấp văn phòng liên lạc về Senkaku/Điếu Ngư thành đơn vị phản ứng đặt tại văn phòng thủ tướng.
Theo Kiến Thức
Nhật phản đối tàu Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp Nhật Bản hôm nay triệu quyền đại sứ của Trung Quốc để phản đối việc các tàu ngư chính của nước láng giềng đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, và lưu lại đây suốt nhiều giờ liền. Tàu tuần duyên Trung Quốc tại vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: AFP Theo AFP, các tàu của Trung Quốc đã...