Nhật cử quan chức sang Mỹ bàn vụ kimono thành nhãn hiệu nội y
Các quan chức Nhật Bản sẽ tới Mỹ vào tuần sau để thảo luận về vụ lùm xùm quanh việc Kim Kardashian West lấy tên trang phục truyền thống kimono của Nhật làm thương hiệu nội y.
Trong thông cáo đăng trên Twitter, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko nhắc tới việc Kardashian West sẽ đổi tên thương hiệu, nhưng cho biết ông vẫn sẽ cử các quan chức sang gặp Văn phòng Bằng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ ngày 9/7. Ông nói Nhật Bản sẽ tiếp tục theo dõi tình hình.
Trong buổi họp báo ngày 2/7, Bộ trưởng Seko nói ông muốn “kiểm tra cẩn thận” vấn đề này và các quan chức sẽ sang để “trao đổi quan điểm một cách đầy đủ”, theo hãng tin Reuters.
Ngày 2/7, Kardashian West cho biết trên Twitter rằng cô sẽ dùng tên thương hiệu mới “sau nhiều cân nhắc kỹ lưỡng”. Ảnh: Kim Kardashian West/Twitter.
“Kimono được cả thế giới biết đến như là một phần văn hóa chúng ta”, ông nói. “Ngay cả ở Mỹ, kimono được biết đến rộng rãi là từ Nhật Bản”.
Ngày 2/7, Kardashian West cho biết trên Twitter rằng cô sẽ dùng tên thương hiệu mới “sau nhiều cân nhắc kỹ lưỡng”.
Ngày 25/6, ngôi sao truyền hình thực tế thường gây điều tiếng ở Hollywood đã khai trương dòng đồ lót định hình (shapewear) có tên “kimono”. Cái tên này ngay lập tức khiến người Nhật trên toàn thế giới phẫn nộ, cho rằng cô đã “lợi dụng văn hóa”, và phản bác lại bằng hashtag #KimOhNo có phát âm tương tự kimono.
Kimono, loại áo dài tới chân, với ống tay áo dài và rộng, được thắt ở eo bằng dải dây lưng Obi, vừa là truyền thống, vừa là một dạng nghệ thuật ở Nhật Bản từ nhiều thế kỷ nay.
Video đang HOT
Thị trưởng thành phố Kyoto, cố đô của Nhật, ông Daisaku Kadokawa viết thư ngỏ cho Kardashian West yêu cầu cô cân nhắc lại dòng sản phẩm của mình.
“Chúng tôi nghĩ cái tên ‘kimono’ là tài sản chung của nhân loại, những người yêu thích kimono và văn hóa của nó. Vì vậy, cái tên đó không thể bị độc quyền”, thị trưởng Kadokawa viết.
Theo news.zing.vn
Người Nhật phẫn nộ vì quốc phục kimono thành thương hiệu áo lót ở Mỹ
Kim Kardashian West khiến người Nhật tức giận khi tung ra dòng áo lót định hình (shapewear) mang tên "Kimono Intimates", trùng tên trang phục truyền thống của Nhật Bản.
Ngôi sao truyền hình thực tế người Mỹ nói dòng shapewear mới khai trương ngày 25/6 này "tôn vinh và tạo dáng đường cong của phụ nữ".
Tuy nhiên, dân mạng Nhật Bản cho rằng thương hiệu này xúc phạm trang phục truyền thống của họ.
Theo Kim Kardashian West, dòng shapewear mới khai trương ngày 25/6 này "tôn vinh và tạo dáng đường cong của phụ nữ". Ảnh: Kim Kardashian West/Twitter.
Kimono, loại áo dài tới chân, với ống tay áo dài và rộng, được thắt ở eo bằng dải dây lưng Obi, vừa là truyền thống, vừa là một dạng nghệ thuật ở Nhật Bản từ nhiều thế kỷ nay.
Được coi là quốc phục của Nhật Bản, kimono ngày nay thường xuyên được mặc trong các dịp đặc biệt, có vị trí quan trọng trong văn hóa Nhật tương tự áo dài đối với Việt Nam.
"Chúng tôi mặc kimono để mừng sức khỏe, con cái lớn nhanh, đính hôn, cưới xin, tốt nghiệp, hoặc đám ma. Các bộ kimono mặc dành cho dịp đặc biệt và được truyền từ đời này qua đời khác", Yuka Ohishi, một phụ nữ Nhật Bản nói với BBC.
Kimono vừa là truyền thống, vừa là một dạng nghệ thuật ở Nhật Bản từ nhiều thế kỷ nay. Ảnh: Getty Images.
"Thế nhưng, dòng áo lót định hình này không giống kimono chút nào - cô ta chỉ chọn tên thương hiệu có từ Kim trong đó, không tôn trọng ý nghĩa của trang phục trong văn hóa của chúng tôi".
Kardashian West, nhà tạo mẫu chịu tai tiếng hơn 10 năm trước do clip sex với bạn trai ca sĩ bị phát tán, đã đăng ký thương hiệu Kimono ở Mỹ, bao gồm "Kimono Body", "Kimono Intimates" và "Kimono World".
Nhiều người chỉ trích cô vì đã lấy biểu tượng văn hóa của Nhật Bản làm thương hiệu. Những người khác khó chịu vì quốc phục Nhật Bản giờ đây có cùng tên với áo lót.
"Cô không có tí tôn trọng nào cho người không phải gia đình cô phải không? 15 năm phát triển thương hiệu, mà không tìm nổi một cố vấn văn hóa", tài khoản Twitter @kasumihrkw gay gắt lên án.
"Đừng đánh cắp văn hóa chúng tôi. #KimOhNo", tài khoản @Sato_kimono viết trên Twitter. Ảnh: Sato Kimono/Twitter.
Một số người bắt đầu dùng hashtag #KimOhNo ("Oh no" có nghĩa "trời, không được"), phát âm tương tự kimono.
Số khác lo ngại nhiều người dân các nước sẽ gắn tên "kimono" với Kardashian West, thay vì Nhật Bản.
"Tôi nghĩ Kim có nhiều ảnh hưởng lên văn hóa đại chúng, và tôi sợ người ta sẽ chỉ biết kimono là thương hiệu của cô ta", Ohishi nói. "Tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả tìm kiếm, hashtag, nếu thương hiệu này lớn mạnh như các thương hiệu khác của cô ta".
"Cái đẹp của kimono là sự duyên dáng, tinh tế và nhẹ nhàng. Nó không quá ôm dáng hay gợi cảm, và không để lộ thân thể người mặc", giáo sư Sheila Cliffe từ đại học nữ sinh Jumonji ở Saitama, Nhật Bản, nói với đài BBC.
Kimono không quá ôm dáng và không để lộ thân thể người mặc. Ảnh: Sato Kimono/Twitter.
"Nếu tôi làm áo ngực và gọi nó là sari (trang phục truyền thống Ấn Độ, gồm mảnh vải dài quấn quanh eo và vắt qua vai), nhiều người sẽ rất khó chịu, như thế là cực kỳ xúc phạm... Kimono là một phần bản sắc người Nhật. Cái tên đó không thuộc về Kim Kardashian", giáo sư Cliffe nói thêm.
Theo news.zing.vn
Tranh cãi xung quanh cụm từ 'kimono' Trong khi tổng thống Mỹ Donald Trump đang tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản, một ngôi sao truyền hình thực tế Mỹ đã gây ra tranh cãi khi sử dụng từ "kimono" trong một dự án thương mại. Trang phục Kimono truyền thống Ngôi sao Kim Kardashian West, nổi tiếng với thân hình "siêu vòng ba", bị cáo buộc...