Nhật có thể ngưng điện hạt nhân
Chính quyền Nhật Bản đánh giá cao sự ủng hộ của cộng đồng dân cư sinh sống chung quanh các nhà máy điện hạt nhân
Biểu tình phản đối điện hạt nhân trước trụ sở Công ty Điện lực Tokyo. Ảnh: The Independent
Các giới chức Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết tất cả 54 lò phản ứng hạt nhân của nước này có thể sẽ rơi vào tình trạng đóng cửa vào tháng 4-2012 nếu như các cộng đồng dân cư phản đối kế hoạch vận hành các nhà máy điện hạt nhân vì lo lắng đến sự an toàn. Nếu việc đóng cửa nêu trên trở thành hiện thực, nước Nhật sẽ phải chi thêm ít nhất 2.400 tỉ yen (616.500 tỉ đồng)/năm cho nhu cầu năng lượng trong nước.
Đóng cửa để bảo trì
Kể từ khi thảm họa động đất, sóng thần ngày 11-3 gây nên cuộc khủng hoảng phóng xạ tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở phía Bắc Tokyo, nhà chức trách địa phương vẫn chưa cho khởi động lại các máy phát điện tại ít nhất 4 lò phản ứng vốn dự kiến sẽ hoạt động trở lại sau đợt bảo trì định kỳ. Vào tháng 5 vừa qua, công suất vận hành của các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật chỉ đạt tỉ lệ trung bình 40,9%. Tỉ lệ này đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một thập niên qua. Cách đây một năm, tỉ lệ nêu trên là 62,1%.
Video đang HOT
Thảm họa động đất, sóng thần cũng đã buộc nhà chức trách phải đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân khác cùng với Nhà máy Fukushima Daiichi do Công ty Điện lực Tokyo vận hành. Trước thời điểm đó, lượng điện hạt nhân cung cấp chiếm khoảng 30% điện năng của Nhật Bản.
Để tái khởi động một lò phản ứng một cách hợp pháp, nhà chức trách phải nhận được sự cho phép của Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp (NISA). Thế nhưng, họ thường xin phép thêm cả chính quyền địa phương. Đó là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của sự ủng hộ từ cộng đồng dân cư sinh sống chung quanh nhà máy hạt nhân.
Nỗi lo thiếu điện
Bộ Thương mại Nhật Bản ước tính nếu không có lò phản ứng nào tái khởi động sau khi đã đóng cửa để bảo trì định kỳ sau thảm họa, nước này sẽ phải chi thêm 2.400 tỉ yen để bù đắp lượng điện thiếu hụt trong suốt năm tài chính hiện nay (kéo dài đến tháng 3-2012).
Một giả thiết khác, nếu tất cả mọi lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản đã ngưng hoạt động đều không tái khởi động, chi phí nói trên sẽ tăng vọt đến 3.000 tỉ yen/năm. Khoản tiền này dùng để mua thêm các loại nhiên liệu truyền thống từ nước ngoài trong bối cảnh việc sử dụng loại nhiên liệu tái sinh vẫn còn hạn chế.
Một giới chức NISA cho biết lò phản ứng số 6 với công suất 1.356 MW ở Nhà máy Kashiwazaki-Kariwa, miền Đông Bắc nước Nhật, nằm trong số 19 lò phản ứng ở Nhật hiện vẫn còn hòa mạng điện. Lò phản ứng này hoạt động trở lại 2 ngày trước khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần. Theo kế hoạch, lò này sẽ là lò cuối cùng trong số 19 lò nói trên đóng cửa để bảo trì định kỳ vào tháng 4-2012.
Theo thông lệ, các máy phát điện hạt nhân ở Nhật phải đóng cửa để kiểm tra ít nhất 13 tháng/lần. Giai đoạn bảo trì có thể khác nhau, từ vài tháng đến hơn một năm. Sau đó, thông thường, việc tái khởi động sẽ được bắt đầu bằng việc vận hành thử nghiệm từ 1 – 2 tháng trước khi chính thức hoạt động trở lại.
Theo Người Lao Động
Nhật tìm được chỗ chứa lượng nước bị nhiễm xạ
Gần 400 thùng chở nước sẽ được điều tới nhà máy hạt nhân gặp sự cố Fukushima để đựng hàng chục nghìn tấn nước nhiễm phóng xạ - TEPCO cho biết hôm nay 5.6
Hơn 40 nghìn tấn nước nhiễm phóng xạ sẽ có chỗ chứa.
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - đơn vị điều hành nhà máy hạt nhân Fukushima vừa điều 370 chiếc thùng chở nước có thể chứa tới hơn 40 nghìn tấn nước nhiễm xạ tại nhà máy, phát ngôn viên của TEPCO cho hay. Số nước nhiễm xạ này đang khiến các nhà chức trách Nhật Bản đau đầu trong việc tìm hướng xử lý.
"2 thùng chở nước đang trên đường tới nhà máy vào cuối ngày hôm nay 5.6", Ai Tanaka, phát ngôn viên của TEPCO nói. Trong 2 ngày tới, hai chiếc xe này sẽ tới nhà máy Fukushima. "Đến giữa tháng 8, toàn bộ 370 thùng nước sẽ có mặt tại đây", Tanaka nói thêm.
Những chiếc thùng này đang được cất giữ trong một kho chứa tại tỉnh Tochigi, phía nam Fukushima và sẽ được vận chuyển bằng đường bộ tới Fukushima.
Trận động đất và sóng thần hồi tháng 3 phá hủy hệ thống làm mát tại nhà máy hạt nhân Fukushima khiến lượng phóng xạ rò rỉ ra môi trường ngày một nhiều.
Nồng độ phóng xạ cao 4 nghìn millisievert/giờ được tìm thấy trong không khí ở khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân. Nồng độ này cao gấp nhiều lần so với mức cho phép.
Sau gần 3 tháng kể từ khi thảm họa thiên tai và sự cố hạt nhân xảy ra, Nhật Bản vẫn đang đối mặt với vô vàn khó khăn trong việc khắc phục tình trạng nghiêm trọng này.
Theo Lao Động
Nhật Bản làm giảm mức phóng xạ trong đất và nước Tỉnh Fukushima của Nhật Bản bắt đầu tiến hành các công việc loại bỏ đất nhiễm xạ tại sân trường học. Các hoạt động này được thực hiện tại 26 trường tiểu và trung học trong thành phố Fukushima. Các máy xúc sẽ đào và bỏ đi các lớp đất nền nhiễm xạ khoảng 5cm và thay thế bằng loại đất không nhiễm...