Nhật có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở Tokyo
Chính phủ Nhật Bản cân nhắc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở Tokyo, các khu vực xung quanh và đảo Hokkaido khi số ca nhiễm nCoV đang giảm.
Chính phủ sẽ đề xuất vấn đề này tại một cuộc họp của ủy ban cố vấn vào ngày 25/5. Động thái trên sẽ kết thúc tình trạng khẩn cấp tại Nhật sớm hơn một tuần so với kế hoạch, truyền thông địa phương đưa tin.
Lều xét nghiệm nCoV bên ngoài bệnh viện đa khoa Kawakita ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 17/4. Ảnh: Reuters.
Tokyo hôm nay ghi nhận 14 ca nhiễm nCoV mới sau khi chỉ báo cáo hai ca vào hôm qua. Tổng số ca nhiễm trong 7 ngày qua là 50, thấp hơn mức tiêu chuẩn 70 ca mà chính phủ đặt ra để gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp.
“Số ca nhiễm đang thấp đi mỗi ngày. Điều này có thể được nhìn thấy cả ở những khu vực vẫn được áp dụng tình trạng khẩn cấp”, Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato sáng nay nói với kênh NHK. “Tình hình dịch bệnh đang cải thiện và áp lực với hệ thống y tế cũng đang được giải tỏa”.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và một số khu vực khác từ ngày 7/4 sau đó mở rộng ra toàn quốc. Từ giữa tháng 5, ông bắt đầu gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở nhiều địa điểm, nơi tỷ lệ lây nhiễm đang giảm mạnh. Khu vực Tokyo, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, là ổ dịch cuối cùng và lớn nhất Nhật.
Video đang HOT
Tình trạng khẩn cấp cho phép chính quyền địa phương yêu cầu doanh nghiệp đóng cửa hoặc rút ngắn thời gian hoạt động và yêu cầu người dân không ra khỏi nhà. Thống đốc Tokyo đã công bố hướng dẫn tái mở cửa nền kinh tế trong bối cảnh người dân bắt đầu dần dần quay trở lại các hoạt động như bình thường sau 7 tuần phong tỏa.
Thủ tướng Abe tuyên bố ông sẽ hợp tác chặt chẽ với chính quyền các khu vực để chuẩn bị đương đầu với làn sóng lây nhiễm thứ hai mà theo giới chuyên gia là không thể tránh khỏi.
Nữ thống đốc Tokyo đối đầu với Thủ tướng Nhật
Trong khi Thủ tướng Shinzo Abe muốn hạn chế hệ quả kinh tế, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike muốn tập trung kiềm chế Covid-19.
Giống như Tổng thống Mỹ Trump và Thống đốc New York Andrew Cuomo, chính trường Nhật cũng chứng kiến lập trường đối nghịch giữa lãnh đạo quốc gia và địa phương. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị chỉ trích thiếu quyết đoán chống Covid-19 vì muốn tránh tổn thương kinh tế. Trong khi đó, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike phản ứng kiên quyết hơn trước Covid-19. Các cuộc họp báo hàng ngày của Koike, những thông điệp rõ ràng và phong cách dễ gần đã nâng cao danh tiếng của bà.
Thống đốc Yuriko Koike trong cuộc họp báo hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.
Căng thẳng bắt đầu gia tăng vào tháng ba khi tình hình dịch diễn biến phức tạp ở Tokyo và Koike nhấn mạnh cần phải phong tỏa thành phố. Ngày 7/4, Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và 6 tỉnh khác nhưng nhấn mạnh đây không phải là phong tỏa.
Hồi tháng 4, Koike muốn đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết yếu. Trong khi đó, Yasutoshi Nishimura, quan chức phụ trách chống dịch của Abe, muốn trì hoãn việc này hai tuần. Cuối cùng, lệnh đóng cửa được thi hành, nhưng Koike vẫn phải cho phép nhiều cơ sở như tiệm cắt tóc hay quán bar tiếp tục mở cửa.
Trong khi Abe và phụ tá nhấn mạnh sự cần thiết phải hạn chế thiệt hại kinh tế trong bất kỳ gói biện pháp ngăn chặn virus nào, Koike nhấn mạnh "cần bảo vệ mạng sống người dân Tokyo". Nhật ghi nhận hơn 16.000 ca nhiễm và gần 700 người chết.
Bà sử dụng các biểu đồ, biểu ngữ với các cụm từ đơn giản như "rủi ro nghiêm trọng". Bà còn trả lời phỏng vấn của một YouTuber nổi tiếng để truyền thông điệp rõ ràng hơn nhiều so với Abe.
"Các chính sách của bà ấy rất rõ ràng và khả năng truyền tải thông điệp là lợi thế", Yu Uchiyama, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tokyo, nói.
Koike đã giành được cảm tình của nhiều người. Bà từng yêu cầu các phóng viên giữ khoảng cách với nhau: "Các bạn đứng quá gần nhau rồi". Lời cảnh báo của bà trở nên nổi tiếng và truyền cảm hứng cho một trò chơi trên điện thoại thông minh về giãn cách xã hội. Những chiếc khẩu trang màu pastel cũng giúp bà có thêm người ủng hộ.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 14/5. Ảnh: Reuters.
Một cuộc thăm dò được Sankei và Fuji News Network thực hiện vào giữa tháng 4 cho thấy 74% số người được hỏi ủng hộ biện pháp chống dịch mạnh mẽ của Tokyo trong khi 12,5% ủng hộ cách tiếp cận nhẹ hơn của chính quyền trung ương. Cứ ba người thì có hai người không tán thành cách phản ứng của chính quyền trung ương đối với Covid-19.
"Những cuộc họp báo đúng trọng tâm, yêu cầu người dân có ý thức trách nhiệm, ở nhà và 'cách biệt cộng đồng' có tác động lớn", Jeff Kingston, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Temple Nhật Bản cho biết. "Ngược lại, Abe giống như Hamlet, không quyết đoán trong quá lâu trước khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia", ông nói thêm.
Sự cạnh tranh giữa Abe và Koike đã kéo dài từ lâu. Bà từng là bộ trưởng quốc phòng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Abe vào năm 2007 nhưng chỉ giữ ghế 54 ngày trước khi từ chức. Sau khi thất bại trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do, bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thống đốc Tokyo dù không được đảng ủng hộ và sau đó tách ra để thành lập đảng của riêng mình.
Một số người cảm thấy Koike đang thể hiện tham vọng trở thành lãnh đạo quốc gia. "Gần đây, bà ấy đưa ra những bình luận cho thấy bà ấy không chỉ nói với tư cách thống đốc và với người dân Tokyo mà với người dân Nhật Bản nói chung", Uchiyama nói. "Có thể hình dung được bà ấy sẽ trở thành ứng viên cho vị trí thủ tướng".
Tuy nhiên, Abe không chỉ bị so sánh với Koike, bà không phải lãnh đạo khu vực duy nhất lên tiếng đối nghịch với chính quyền trung ương. Yoshinobu Nisaka, thống đốc Wakayama, đã không tuân thủ quy định của chính phủ trung ương mà khởi động chiến lược xét nghiệm và truy tìm ráo riết nhằm dập ổ dịch hồi tháng hai. Wakayama sau đó được coi là hình mẫu chống dịch.
Ở miền bắc Nhật Bản, uy tín của Thống đốc Hokkaido Naomichi Suzuki, 39 tuổi, tăng vọt sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng hai trước chính quyền trung ương. Thống đốc Osaka Hirofumi Yoshimura, 44 tuổi, phàn nàn rằng chính quyền trung ương thiếu định hướng rõ ràng và quyết định thiết kế chiến lược xử lý virus của riêng mình.
Chính phủ Nhật Bản ngày 15/5 dỡ tình trạng khẩn cấp quốc gia ở 39 trong số 47 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp quốc gia vẫn được duy trì ở 8 tỉnh thành còn lại, bao gồm Tokyo, Osaka và Hokkaido.
"Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương trước đây giống như chủ - tớ", nhà phân tích chính trị Atsuo Ito nói. Nhưng chính quyền địa phương gần gũi hơn với người dân nên họ phải phản ứng ngay lập tức. Những gì chúng ta đang thấy là đối với các vấn đề đòi hỏi có phản ứng khẩn cấp, chính quyền địa phương có thể hành động trước và chính quyền trung ương phải theo chân, dù miễn cưỡng".
Chết khi chờ nhập viện điều trị nCoV Một người đàn ông ngoài 50 tuổi ở tỉnh Saitama, phía đông đất nước, đã tử vong tại nhà riêng khi đang chờ nhập viện điều trị nCoV. Giới chức địa phương cho hay người đàn ông này sống một mình, được xác nhận nhiễm nCoV song được cho tự hồi phục tại nhà do có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, ông đã...