Nhật có đóng cửa điện hạt nhân?
Thủ tướng Yoshihiko Noda chỉ tái khởi động các lò phản ứng khi nhận được sự đồng ý của các địa phương
Gần như toàn bộ 54 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã ngưng hoạt động kể từ khi xảy ra thảm họa động đất và sóng thần cách đây một năm. Thế nhưng, vẫn chưa rõ đến khi nào chúng mới có thể được tái khởi động. Lò phản ứng cuối cùng còn vận hành có thể sẽ ngừng hoạt động vào tháng tới. Khi đó, Nhật Bản sẽ tạm thời đóng cửa ngành công nghiệp đã từng tạo ra 1/3 lượng điện năng của một đất nước từng ở hàng đầu trong ngành năng lượng nguyên tử.
Thủ tướng Yoshihiko Noda đã kêu gọi tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, theo báo The New York Times, do lo ngại trái ý dân chúng, ông cho biết sẽ không tái khởi động các lò phản ứng nếu không nhận được sự chấp thuận của các lãnh đạo địa phương.
Video đang HOT
Nhà máy Điện hạt nhân Ohi đã phải đóng cửa. Ảnh: NYT
Trong khi đó, các chuyên gia về chính trị và năng lượng nhấn mạnh đến tình trạng mất lòng tin lan rộng khắp cả nước. Người dân đã không còn tin vào công nghệ hạt nhân của nước Nhật từng một thời được thế giới ca tụng. Hơn nữa, họ cũng hết tin tưởng vào chính phủ mà họ cho là phải chịu trách nhiệm về thảm họa hạt nhân cách đây một năm vì đã che giấu những mối nguy hiểm thực sự của nó.
Với hy vọng làm nguôi ngoai những lo ngại về sự an toàn của cộng đồng dân cư, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân thực hiện các cuộc thử nghiệm ứng suất để kiểm tra sự vững vàng của những lò phản ứng khi xảy ra thảm họa thiên nhiên. Thế nhưng, nhiều nhà lãnh đạo địa phương cho rằng các cuộc thử nghiệm ứng suất là không đủ. Họ muốn có thêm minh chứng rằng chính phủ đã học được những bài học nhớ đời trong tai nạn ở Fukushima.
Hiện nay, các cuộc thử nghiệm dường như chẳng xoa dịu được bao nhiêu lo ngại của dân chúng. Tháng trước, người ta đã đưa ra danh sách gồm 30 bài học từ tai nạn xảy ra năm ngoái. Ông Shinobu Tokioka, thị trưởng thị trấn Ohi thuộc tỉnh Fukui, nhấn mạnh rằng danh sách này vẫn chưa đủ và ông lặp lại yêu cầu chính phủ phải soạn thảo những hướng dẫn mới. Ông khẳng định: “Chính phủ phải cho chúng tôi thấy họ đã học được gì qua những sai lầm tại Nhà máy Fukushima Dai-ichi”.
các lò phản ứng sẽ phải hoạt động trở lại bởi tình trạng đóng cửa đã làm tổn hại nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, ông Mitsuyoshi Kunai, một ngư dân 54 tuổi, cũng đồng tình: “Không ai muốn quay lại lối sống cách đây 50 năm cả. Tai nạn ở Fukushima cho thấy điện hạt nhân nguy hiểm nhưng chúng ta vẫn cần nó”.
Bí mật về lò phản ứng do TQ chế tạo ở Pakitstan
Các công ty Trung Quốc chính thức xây dựng thêm một lò phản ứng điện hạt nhân tương tự, vừa được khánh thành vào ngày 12/5.
Vài ngày sau lễ khánh thành lò phản ứng hạt nhân do Trung Quốc chế tạo tại Tổ hợp nhà máy Chashma ở miền Trung Pakistan, Thủ tướng Yusuf Raza Gilani bắt đầu chuyến thăm quốc gia Đông Bắc Á.
Chashma là một Tổ hợp nhà máy điện hạt nhân của Pakistan, được xây dựng dựa vào kinh nghiệm và thiết kế của Trung Quốc. Năm 2000, lò phản ứng đầu tiên với công suất 300 MW đã đi vào hoạt động tại Chashma.
Mới đây, các công ty Trung Quốc chính thức xây dựng thêm một lò phản ứng điện hạt nhân tương tự, vừa được khánh thành vào ngày 12/5. Các công ty Trung Quốc đã ký hợp đồng xây thêm 2 lò phản ứng hạt nhân tại Chashma nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết về thời điểm khởi công.
Theo các chuyên gia, chính sách đối ngoại tập trung cùng những động cơ thương mại xem ra chi phối quyết định của Trung Quốc. Lâu nay, Trung Quốc đã coi Pakistan là một đối tác lâu năm và Bắc Kinh cũng tin rằng việc ủng hộ Pakistan sẽ có ý nghĩa quan trọng trước sự lớn mạnh của Ấn Độ trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cảnh giác trước sự thống trị của Mỹ ở khu vực Nam Á, nghi ngờ việc Washington ký kết thỏa thuận năng lượng hạt nhân với Ấn Độ vào năm 2008.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc giúp Pakistan xây thêm lò phản ứng điện hạt nhân còn xuất phát từ sức hấp dẫn thương mại. Các công ty Trung Quốc mong muốn chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài và hiện Pakistan là thị trường nước ngoài duy nhất mà tại đó Trung Quốc có thể chứng tỏ các kỹ năng của họ để từ đó hy vọng có thể thu hút các khách hàng khác.
Theo Bee.net.vn
Iran đã thành công trong hầu hết các giai đoạn công nghệ hạt nhân Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi cho rằng, nước này đã đạt được sự tiến bộ trong lĩnh vực hạt nhân. Ngày 8/3, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi cho biết, nước này đã thành công trong việc phát triển hầu hết các giai đoạn của công nghệ hạt nhân hòa bình, bất chấp những áp lực của phương Tây đang đè nặng...