Nhật cho phép Mỹ triển khai trạm radar X-band thứ 2
Theo tin của phóng viên Tân Hoa Xã thường trú tại Nhật Bản ngày 11-11, báo chí Nhật đưa tin, nước này đã cho phép quân đội Mỹ triển khai hệ thống radar cảnh báo sớm X-band thứ hai tại căn cứ Kytango – Kyoto.
Theo tờ “Tin tức hàng ngày” của Nhật Bản, gần đây Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã đến để kiểm tra một địa điểm triển khai hệ thống radar X-band thứ 2 của Mỹ. Một số nhà phân tích cho rằng, với hệ thống radar mới được triển khai, Hoa Kỳ và Nhật Bản có thể giám sát các căn cứ của Nga ở phía tây bắc Siberia cho đến tận Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Ông Itsunori Onodera khẳng định, việc cho quân đội Mỹ triển khai hệ thống radar cảnh báo sớm X-band chỉ tăng cường khả năng phòng thủ trước mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Nước này đã tiến hành thử nghiệm 2 tên lửa đạn đạo năm ngoái và đã từng liệt Tokyo và 4 thành phố khác vào danh sách các mục tiêu tấn công của Bình Nhưỡng.
Trạm radar X-band trên biển (SBX)
Ông Onodera đã trực tiếp khảo sát căn cứ Kytango thuộc tỉnh Kyoto. Đây được xác định là địa điểm triển khai trạm radar X-band trên biển (SBX) thứ 2, có khả năng theo dõi các vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Sau cuộc thị sát, Bộ trưởng Itsunori Onodera đã có cuộc hội đàm với Thị trưởng thành phố Kyoto là ông Keiji Yamada.
Trả lời thắc mắc của người dân địa phương về việc sóng radar X-band có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người, Bộ trưởng Itsunori Onodera khẳng định Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Masateru Ikehata đã kết luận, với đặc tính của radar X-band, cho dù sóng X-band có chiếu xạ vào cơ thể người thì lượng phản xạ cũng thoát ra từ 60-70%, phần còn lại sẽ được đào thải ra ngoài qua hô hấp, do đó lo ngại con người có thể mắc phải những căn bệnh liên quan tới sóng radar, như ung thư, bạch cầu… là không có cơ sở.
Hiện nay, hệ thống X-band radar thứ nhất đã được triển khai tại vùng Aomori, phía Bắc Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng phát hiện các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Tokyo và Washington đã nhất trí thiết lập thêm hệ thống radar X-band thứ hai tại tỉnh Kyoto phía Tây của Nhật Bản.
Theo ANTD
Sức mạnh khủng khiếp dàn "khiên chống trời" Aegis số 1 châu Á
Nhật Bản vừa tuyên bố sẽ tăng cương hạm đội tàu khu trục Aegis cua nước này từ 6 chiêc hiện nay lên 8 chiêc để đối phó với nhưng mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc. Hiện tại và tương lai, dàn khu trục hạm Aegis của Nhật vẫn được đánh giá là mạnh nhất châu Á.
Nhật quyết định tăng số lượng tàu khu trục Aegis lên con số 8
Video đang HOT
Các tàu khu trục Aegis của Nhật là loại tàu khu trục hạng nặng, định hình thiết kế là tàu khu trục phòng không, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cả hạm đội trước sự tấn công của các loại máy bay; tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm và tên lửa hành trình đối hạm của đối thủ đống thời đánh chặn cả tên lửa đạn đạo tấn công mặt đất, nên năng lực đánh chặn của chúng, đặc biệt là số lượng và tính năng của các loại tên lửa phòng không là vấn đề được quan tâm đặc biệt.
Tàu khu trục DDG-177 Atagothuộc lớp Atago của Nhật Bản
Các hệ thống Aegis (Advanced Electronic Guidance Information System) là một trong 3 hệ thống phòng thủ tên lửa siêu hạng của Mỹ hiện nay, bao gồm: Tên lửa phóng từ mặt đất (PAC-3, THAAD...); tàu chiến Aegis và vũ khí Laser trên không. Hiện nay hệ thống Aegis đang được triển khai trên tuần dương hạm lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ và một số đồng minh như: Hàn Quốc với chiến hạm Sejongdaewang (Sejong the Great - Vua Sejong vĩ đại); Na Uy với Fridtjof Nansen và Tây Ban Nha là Alvaro de Bazan.
Tàu khu trục DDG-178 Ashigara thuộc lớp Atago của Nhật Bản
Hiện Nhật Bản sở hữu 6 chiếc khu trục hạm Aegis, trong đó 4 chiếc thuộc lớp Kongo và 2 chiếc thuộc lớp Atago. 4 chiếc thuộc lớp Kongo bao gồm: DDG-173 Kongo, DDG-174 Kirishima, DDG-175 Myoko và DDG-176 Cyokai. 2 tàu thuộc lớp Atago là DDG-177 Atago và DDG-178 Ashigara. 2 chiếc đầu tiên của lớp Kongo được trang bị tên lửa SM-2, còn 2 chiếc sau và 2 chiếc thuộc lớp Atago được trang bị cả tên lửa SM-2 và SM-3.
Khu trục hạm Aegis phóng tên lửa SM-3
Hiện Tây Ban Nha sở hữu 5 chiếc là F-101 Álvaro de Bazán, F-102 Almirante Juan de Borbón, F-103 Blas de Lezo, F-104 Méndez Núez và F-105 Cristóbal Colón, Hàn Quốc sở hữu 3 chiếc là DDG-991 Sejong, DDG-992 Yulgok Yi I, DDG-993 Seoae Ryu Seong-ryong và sẽ đóng tiếp 3 chiếc; Na Uy cũng có 5 chiếc là F-310 Fridtjof Nansen, F-311 Roald Amundsen, F-312 Otto Sverdrup, F-313 Helge Ingstad và F-314 Thor Heyerdahl.
Khu trục hạm Aegis F-102 Almirante Juan de Borbón của Tây Ban Nha
Theo số liệu của Tạp chí quốc phòng Canada "Kanwa Defence Riview", tàu khu trục lớp Kongo của Nhật có lượng giãn nước 7250 tấn, đầy tải 9485 tấn, trang bị hệ thống phóng thẳng đứng tối tân Mk-41 của Mỹ, với cơ số tên lửa phòng không 90 quả. Tàu khu trục lớp Atago thì còn "khủng" hơn nhiều với lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn. Cả 2 loại tàu này đều có lượng giãn nước vượt trội các tàu khu trục phòng không Trung Quốc.
Tàu khu trục Aegis DDG-176 Cyokai thuộc lớp Kongo
Các tàu khu trục Nhật được trang bị tên lửa SM-2 (Standard Missile-2) và SM-3 của Mỹ có năng lực phòng không rất mạnh. Tên lửa SM-2 hiện đang sử dụng trên tàu khu trục Nhật là phiên bản SM-2 2MR BlockII hoặc SM-2 BlockIII có tầm bắn tới 167km với cơ chế dẫn đường phức hợp, đoạn giữa nó điều chỉnh đường bay bằng quán tính vô tuyến điện, đoạn cuối dẫn đường bằng radar bán chủ động.
Lắp ráp radar AN/SPY-1D(V) trên tàu khu trục Aegis
Tên lửa SM-2 có tầm bắn ngắn hơn so với loại SM-3 nhưng vừa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, vừa có khả năng bắn hạ cả máy bay. Còn tên lửa đánh chặn RIM-161A, còn gọi là SM-3 có tầm bắn trên 500km, độ cao đánh chặn đạt tới 160km. Cả 2 loại tên lửa SM-2 và SM-3 đều được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng Mk-41. Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn, cụ thể như sau:
Tàu khu trục Aegis DDG-174 Kirishima thuộc lớp Kongo
2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất. Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu. Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg.
Tàu khu trục Aegis DDG-173 Kongo thuộc lớp Kongo
Các loại tên lửa này đều có khả năng vừa bắn hạ máy bay tầm xa, vừa đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống hạm tầm thấp. Ngoài ra nó còn có hệ thống pháo Phalanx Block 1B có khả năng đáp ứng được yêu cầu tác chiến phòng chống tên lửa giai đoạn cuối. Hệ thống pháo Phalanx có ưu điểm là sử dụng chung hệ thống dẫn đường của tên lửa nên có độ chính xác rất cao trong đánh chặn tên lửa hành trình chống hạm.
Khu trục hạm DDG-991 Sejong lớp Sejongdaewang của Hàn Quốc
Hiện nay, các tàu khu trục của Nhật đều sử dụng hệ thống radar Aegis cải tiến được điều khiển bằng các hệ thống máy tính cực mạnh, có khả năng chống các sóng xung kích của bom xung mạch điện từ. Hệ thống máy tính có những phần mềm chuyên dụng để phát hiện, bám sát, bắt chết mục tiêu và đồng thời sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn có tính năng tiệm cận nhau là SM-2 2MR BlockII hoặc SM-2 BlockIII và SM-3 để đánh chặn.
Trong tương lai, các khu trục hạm Aegis của Mỹ và Nhật sẽ được trang bị radar Raytheon AMDR (ảnh lớn), tính năng vượt trội AN/SPY-1D(V) (ảnh nhỏ)
Để đánh chặn tên lửa hành trình và vệ tinh tầm thấp, các tàu Aegis được tích hợp radar mảng pha điện tử 3D AN/SPY-1D(V) hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó có thể phát hiện 300 mục tiêu và theo dõi 100 mục tiêu với tầm quét 320km. Cùng một lúc, radar này có thể giúp chiến hạm tấn công 18 mục tiêu khác nhau với độ chính xác cao. Tuy nhiên, các khu trục hạm tương lai của Nhật có thể sẽ được trang bị radar AMDR của hãng Raytheon có tính năng còn cao hơn cả AN/SPY-1D(V).
Tàu khu trục Aegis F-310 Fridtjof Nansen và F-313 Helge Ingstad của Na Uy
Theo Kanwa, tàu khu trục Nhật sử dụng hệ thống tác chiến điện tử NOLQ-2 có tính năng tương đương loại SLQ-32 do Mỹ sản xuất. Toàn bộ các thiết bị cảm biến, hệ thống truyền số liệu trên tàu đều là thiết bị của Mỹ và NATO, cực kỳ thuận lợi cho công tác hiệp đồng với tàu chiến của hải quân Mỹ, hệ thống chỉ huy tự động đã được nâng cấp từ C41 lên C412, nâng cao rất nhiều khả năng chia sẻ số liệu tình báo.
Tàu khu trục Aegis DDG-175 Myokothuộc lớp Kongo
Hiện nay và cả sau này, số lượng tàu Aegis Nhật Bản đã vượt qua tất cả các đồng minh khác, chỉ chịu đứng sau Mỹ. Về mặt chất lượng, các tàu khu trục này cũng có chất lượng vượt trội các tàu khu trục phòng không của các cường quốc châu Á khác như Ấn Độ, Trung Quốc. Không những thế, các chiến hạm này cũng hơn hẳn các tàu khu trục phòng không của châu Âu sử dụng các biến thể trên hạm của hệ thống phòng không Aster-30. Có thể khẳng định, lực lượng chiến hạm Aegis của Nhật hiện đứng đầu châu Á về phòng không hạm, trên thế giới cũng chỉ kém duy nhất một mình Mỹ.
Theo ANTD
Tàu Trung Quốc bám đuôi, hiện rõ trên radar tàu sân bay Mỹ Ngày 8-11, nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS George Washington đã cập cảng Hồng Công bắt đầu chuyến thăm định kỳ thành phố cảng này. Theo kế hoạch, nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington, bao gồm siêu tàu sân bay lớp Nimitz và 4 tàu chiến khác, sẽ ở thăm Hồng Công trong khoảng 5 ngày....