Nhật chấn động khi hai mẹ con chết đói giữa Covid-19
Người phụ nữ 68 tuổi và con gái 42 tuổi chết trong cảnh cùng kiệt tại căn hộ ở Osaka, khiến nhiều người Nhật bàng hoàng.
Hôm 11/12, cảnh sát tới kiểm tra căn hộ ở quận Minato, thành phố Osaka và phát hiện thi thể đang phân hủy của hai mẹ con. Tủ lạnh của họ không còn chút thực phẩm nào, nhà đã bị cắt nước, cắt gas và trong ví của người mẹ già chỉ còn vỏn vẹn 13 yen.
Cảnh sát cho hay hai nạn nhân đã tử vong nhiều tháng và họ chỉ tới căn hộ kiểm tra sau khi nhận tin báo từ em gái của người phụ nữ già về việc chị mình không liên lạc gì trong thời gian dài. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy họ chết do suy dinh dưỡng, người mẹ chỉ nặng khoảng 30 kg khi qua đời.
Tờ Mainichi đưa tin hai người phụ nữ đã sống trong căn hộ này khoảng 10 năm và ban đầu rất tích cực tham gia cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, đầu năm nay, người con nghỉ việc. Họ thú nhận với bạn bè rằng không còn tiền và đang sống nhờ tiền hỗ trợ từ họ hàng.
Hai người già ở quận Toshima, thủ đô Tokyo. Ảnh: Bloomberg .
Video đang HOT
Theo giới chức Osaka, cả hai mẹ con đều không nộp đơn xin hay nhận được trợ cấp xã hội, nghĩa là hoàn cảnh của họ không được văn phòng phúc lợi địa phương biết tới.
Hai mẹ con không thanh toán tiền mua báo đúng hạn, nên nhân viên bán báo địa phương nhiều lần tới nhà hỏi thăm, nhưng họ không mở cửa. Họ cuối cùng không trả hóa đơn nước, nên bị cắt nước từ giữa tháng 11.
Cái chết của hai mẹ con khiến nhiều người Nhật bàng hoàng. “Cả hai thường đi siêu thị cùng nhau, biết cách ăn mặc và không có vẻ là họ gặp rắc rối. Cơ sự làm sao ra nông nỗi này”, một phụ nữ 73 tuổi quen biết hai mẹ con cho hay.
“Mối liên kết của mọi người với cộng đồng ngày nay đang ngày càng mờ nhạt. Thật buồn khi chuyện như vậy lại xảy ra ở đây”, một hàng xóm ngoài 70 tuổi nói.
“Khi tôi còn nhỏ, cảnh sát khu vực thường ghé thăm khi chúng tôi chuyển tới nhà mới, nhưng họ giờ không làm vậy nữa”, Yasuyuki Gondo, giáo sư tâm lý học tại Đại học Osaka, người chuyên nghiên cứu về người cao tuổi, cho biết. “Điều này được cho là tôn trọng quyền tự do cá nhân”.
Gondo cho hay hiện tượng này cũng xảy ra với hàng xóm sống trong một khu. “Mọi người có xu hướng ai biết nhà nấy, sợ xâm phạm đến đời tư người khác, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc mạng lưới xã hội bị suy yếu”, ông nói.
Hiện tượng kodokishi, tức những người chết một mình và không được phát hiện, lần đầu tiên được xác định ở Nhật Bản vào những năm 1980, dù có một số bằng chứng cho thấy hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi hầu hết các gia đình hạt nhân không còn tồn tại và nhiều người sống một mình.
Các trung tâm hỗ trợ khắp Nhật Bản gần đây nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ từ những người đối mặt với đói nghèo, dường như do đại dịch Covid-19. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tuần này cho biết có hơn 390.000 trường hợp xin tư vấn đã được ghi nhận tại các trung tâm từ tháng 4 đến tháng 9, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.
Những người đang gặp khó khăn có thể được hướng dẫn cách làm đơn xin trợ cấp chính phủ do mất thu nhập hoặc xin hỗ trợ về y tế. Một số trung tâm còn tư vấn về cơ hội việc, dù tương đối hiếm, trong khi các chính quyền địa phương còn phân phát các gói thực phẩm. Người vô gia cư, nhất là các gia đình, còn được chính quyền bố trí lưu trú tại các khách sạn.
Các trung tâm hỗ trợ ghi nhận lượng người xin tư vấn cao nhất là 95.000 trường hợp hồi tháng 4, dường như do mất việc làm và thu nhập giảm vì đại dịch, nhưng con số này đã giảm xuống còn khoảng 40.000 vào tháng 7.
Tuy nhiên, các cơ quan phúc lợi cảnh báo rằng con số một lần nữa đang tăng lên khi số ca nhiễm Covid-19 ở nước này vượt ngưỡng 200.000, với hơn 2.800 ca tử vong.
Vắng khách, động vật tại nhiều khu du lịch bị bỏ đói
Mặc dù chó, mèo, chồn và động vật linh trưởng có thể nhiễm SAR-CoV-2, nhưng chúng dường như không dễ mắc như con người.
Vấn đề lớn hơn đối với động vật là sự khủng hoảng do các lệnh phong tỏa, Traveller vừa cho hay.
Bầy khỉ thiếu ăn gây chiến với nhau, làm đảo lộn thành phố cổ Lopburi ở Thái Lan Ảnh: SCMP
Ở Đức, Tây Ban Nha và Italia, chim bồ câu chết đói vì không có thức ăn thừa quen thuộc của khách du lịch. Trong khi hội đồng Khu Đông của Yorkshire (Anh) cảnh báo người dân địa phương hãy cẩn thận với những con mòng biển hung hăng có thể sà vào xe, vì chúng chẳng còn bữa ăn du khách bỏ lại trên bãi biển như thường ngày. Ở Lopburi, cách Bangkok (Thái Lan) 155 km về phía Bắc, hàng trăm con khỉ chạy khắp các con đường để tranh giành thức ăn và náo loạn cả thành phố. Bầy khỉ sống giữa tàn tích đền cổ từ lâu đã trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch. Du khách sẽ cho chúng ăn chuối và các loại trái cây mua từ những người bán hàng rong. Khi hoạt động du lịch tạm dừng, nguồn cung cấp thực phẩm của khỉ cũng không còn, vì đói khát, chúng đã phải hành động. Cư dân địa phương là những người trực tiếp hứng chịu sự "nổi loạn" của bầy khỉ.
Ở Thái Lan, khoảng 1.000 con voi có nguy cơ chết đói sau khi nhiều trại đóng cửa do đại dịch. Bình thường, các trại này là nam châm thu hút khách, những người trả tiền để tắm cho voi, cho chúng ăn, chụp ảnh và xem con vật to lớn đá bóng, biểu diễn xiếc... Tổng giám đốc Công viên voi Maetaeng phía bắc thành phố Chiang Mai cho biết, khoảng 85 cơ sở kinh doanh du lịch về voi ở miền Bắc Thái Lan đã ngừng hoạt động do thiếu du khách. Một số con voi may mắn được đưa đến sống tạm tại các ngôi làng, nơi chúng có thể kiếm thức ăn.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng, người sáng lập Công viên thiên nhiên voi, Sangduen Lek Chailert, đã khởi động một dự án cung cấp thức ăn cho voi với chi phí thấp. Tổ chức cứu voi của cô cũng kết nối với chủ đất để thuê những lô đất với giá rẻ, đồng thời họ cũng làm việc với cộng đồng huấn luyện voi truyền thống, nỗ lực tái trồng rừng nhằm tái lập môi trường tự nhiên cho voi.
Tại thành phố Jaipur của Ấn Độ, gần 100 con voi thường được trang điểm sặc sỡ bằng vải lụa, vòng xuyến và sơn màu để tham gia cuộc thi tìm ra con voi đẹp nhất trong một lễ hội hoành tráng. Lễ hội voi là hoạt động du lịch hút khách trong nhiều thập kỷ, mang lại cuộc sống sung túc cho vài trăm gia đình. Tuy nhiên, trong thời gian đại dịch, số lượng khách du lịch giảm mạnh và việc kiếm tiền từ voi của người dân trở nên vô vọng.
Vườn thú để động vật chết đói gần hết 98% các loài vật được nuôi nhốt trong vườn thú tư nhân ở thủ đô Ouagadougou đã chết vì bị bỏ rơi và bỏ đói. Khi tổ chức phi chính phủ Wild@Life.e.V điều tra một vườn thú ở Tây Phi, họ bắt gặp 47 con vật thuộc các loài sư tử, hà mã, nhím, khỉ, nai sừng tấm, linh cẩu bị bỏ đói...