Nhật cảnh báo “hành động nguy hiểm” của TQ trên biển
Nhật cho rằng những hành động nguy hiểm của Trung Quốc trên biển có nguy cơ gây ra đụng độ quân sự.
Ngày 5/8, Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo những “hành động nguy hiểm” của Trung Quốc trên biển Hoa Đông có thể dẫn tới “hậu quả khó lường” trong khu vực và làm gia tăng nổ ra đụng độ quân sự giữa hai người khổng lồ châu Á.
Cảnh báo trên của Nhật được đưa ra trong cuốn sách trắng quốc phòng thường niên do nội các của Thủ tướng Shinzo Abe phê chuẩn, trong đó có những lời chỉ trích gay gắt đối với việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi năm ngoái.
Thủ tướng Nhật Bản (ngoài cùng bên trái) tham dự một lễ duyệt binh
ADIZ do Trung Quốc tuyên bố trên biển Hoa Đông đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản và Mỹ, trong khi các chuyên gia phân tích lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột vũ trang trên vùng biển này.
Sách trắng quốc phòng của Nhật nhấn mạnh rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần trong vòng 10 năm qua trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực “ngày càng nghiêm trọng”.
Trong cuốn sách trắng dày 505 trang này, Nhật Bản “quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông”, coi đây là một hành động rất nguy hiểm làm leo thang căng thẳng và gây ra những “hậu quả khôn lường”.
Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang thực thi các biện pháp ngày càng quyết liệt, hung hăng hơn trong các tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông và Biển Đông, sẵn sàng đối đầu với một loạt quốc gia láng giềng từ Nhật Bản cho tới Việt Nam và Philippines.
Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên lởn vởn gần nhóm đảo Senkaku
Theo Tokyo, Trung Quốc đang thực thi chính sách này bằng các hành động gây hấn nguy hiểm nhằm làm thay đổi hiện trạng trên các khu vực tranh chấp, làm gia tăng nguy cơ nổ ra đụng độ bất ngờ trên biển, khiến các nước láng giềng bất an về đường hướng trong tương lai của Bắc Kinh.
Ông Abe cũng cam kết sẽ tăng ngân sách cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, đồng thời nới lỏng các quy định pháp lý để trao thêm quyền lực cho quân đội. Hồi tháng trước, Nhật đã thay đổi cách diễn giải hiến pháp để quân đội nước này có thể đưa quân ra nước ngoài thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Để đối phó với Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã thông qua việc chi 24,7 ngàn tỉ yên từ ngân sách quốc phòng từ nay đến 2019 để mua sắm các loại vũ khí mới như máy bay do thám, chiến đấu cơ và tàu đổ bộ.
Video đang HOT
Theo Khampha
Sách trắng phòng vệ Nhật Bản khiến hệ thống thần kinh của Trung Quốc giãy nảy
Sách trắng phòng vệ Nhật Bản phản ánh khách quan các hành động khiêu khích của Trung Quốc, làm truyền thông và học giả nước này nhảy dựng cả lên đối phó.
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 7 có bài viết tuyên truyền cho rằng, nhà cầm quyền Nhật Bản "căm thù Trung Quốc" hầu như đã đến mức "si mê" (nghiện). Ngày 17 tháng 7, báo chí Nhật Bản đã tiết lộ nội dung chính của Sách trắng phòng vệ phiên bản năm 2014 do chính quyền Shinzo Abe tổng hợp.
Báo TQ miêu tả: Sách trắng tiếp tục chĩa "mũi dùi" vào Trung Quốc, tiến hành "chỉ trích mạnh mẽ" việc Trung Quốc đơn phương lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông vào năm 2013, cho rằng Trung Quốc đã xâm phạm phi pháp tự do bay, khiến cho tình hình liên tục leo thang.
Báo Trung Quốc coi đây là những mô tả gây chấn động, tất cả "đổ vào đầu Trung Quốc". Chính quyền Shinzo Abe hoàn toàn không chỉ lên tiếng, mà còn hành động thực tế (động tay chân).
Theo tuyên truyền của bài báo, Nhật Bản đã bất chấp sự "phản đối ở trong nước và các nước xung quanh" (chủ yếu là Trung Quốc), nhanh chóng thúc đẩy quyền tự vệ tập thể, phá vỡ hạn chế xuất khẩu vũ khí và hợp tác với Mỹ, Anh nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu, tên lửa... Các bước đi tăng cường sức mạnh quân sự của ông Shinzo Abe ngày càng gấp gáp, khẩn trương.
Tiếp tục luận điệu tuyên truyền "ưa thích đổ lỗi cho người khác" của báo chí Trung Quốc, bài báo cho rằng, trong thời điểm tranh chấp khu vực Đông Bắc Á ngày càng gay gắt, Nhật Bản mới là "ngòi nổ" chạy đua vũ trang của Đông Bắc Á.
Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc cho máy bay chiến đấu Su-27 áp sát máy bay trinh sát Nhật Bản trên biển Hoa Đông
Có lẽ báo Trung Quốc coi việc nước này ra sức hiện đại hóa quân đội của họ cũng như ra sức khiêu khích, thực hiện các bước đi "xâm lấn, xâm lược dần dần" ở các vùng biển xung quanh như Biển Đông là "phát triển hòa bình", không gây chạy đua vũ trang? Bản chất "phát triển hòa bình" của Trung Quốc là như vậy - xuyên tạc chính sách của láng giềng và tùy tiện thực hiện thủ đoạn xảo trá, thâm độc của mình.
Sách trắng chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc
Hãng Kyodo Nhật Bản ngày 17 tháng 7 đã tiết lộ nội dung chính của Sách trắng phòng vệ phiên bản năm 2014 Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục trở thành mục tiêu phê phán hàng đầu.
Theo bài báo, sách trắng phê phán mạnh mẽ hành vi đơn phương lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013 của Trung Quốc, cho rằng nó đã "đơn phương làm thay đổi hiện trạng, khiến cho tình hình liên tục leo thang, gây ra tinh huông bất trắc".
Sách trắng còn cho rằng, Trung Quốc áp đặt quy tắc của họ cho các máy bay hoạt động ở Khu nhận biết phòng không này. "Hành động này đã xâm phạm phi pháp nguyên tắc tự do bay trên bầu trời vùng biển quốc tế".
Sách trắng còn đề cập đến sự kiện Trung Quốc điều máy bay quân sự áp sát bất thường máy bay Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản vào tháng 5 và tháng 6 năm 2014.
Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, âm mưu biến vùng biển chủ quyền không có tranh chấp của Việt Nam thành vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc. Trung Quốc còn cho lực lượng tàu chiến, tàu hải cảnh, máy bay quân sự... đi theo hộ tống giàn khoan này và uy hiếp lực lượng chấp pháp của Việt Nam - Đây rõ ràng là hành động "đơn phương dùng thực lực làm thay đổi hiện trạng" - đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực để xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại "phát triển hòa bình" như Trung Quốc tuyên bố - lời nói không đi đôi với việc làm.
Trang mạng đài truyền hình NHK Nhật Bản cho rằng, sách trắng thể hiện tinh thần cảnh giác, đề phòng mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Đối với hoạt động khiêu khích của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông, sách trắng nhấn mạnh:
"Dựa vào chủ trương đơn phương không phù hợp với luật pháp quốc tế và trật tự quốc tế, (Trung Quốc) tiến hành thử dựa vào sức mạnh để thay đổi hiện trạng, thể hiện tư thế hành xử gây sức ép cao".
Sách trắng cho rằng, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng khoảng 40 lần trong 26 năm qua. Tờ "Nishinippon Shimbun" Nhật Bản cho rằng, đặc điểm của sách trắng năm nay là tiến hành phê phán mạnh mẽ đối với Trung Quốc.
Trang mạng "Tin tức ngày nay" Đài Loan cho rằng, quan hệ Trung-Nhật tiếp tục căng thẳng, sách trắng phòng vệ này dự kiến sẽ tiếp tục động chạm đến dây thần kinh của Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc, một số nước xung quanh cũng là đối tượng đánh giá của Nhật Bản. Đối với vấn đề Triều Tiên, đại cương sách trắng cho rằng, nếu CHDCND Triều Tiên quá tin rằng phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo "đã tạo ra khả năng đe dọa chiến lược đối với Mỹ, rất có thể sẽ gia tăng các hành vi khiêu khích quân sự".
Về việc Crimea của Ukraine sáp nhập vào Nga, sách trắng cho rằng: "Hành vi cưỡng ép thay đổi hiện trạng là vấn đề mang tính toàn cầu đồng thời tác động đến các khu vực như châu Á".
Nhật Bản kiên quyết bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku, không thừa nhân có trách chấp chủ quyền hòn đảo này. Trong khi đó, Trung Quốc tìm mọi cách để Nhật Bản thừa nhận, hòng một ngày nào đó đánh chiếm nó.
Tờ "The Japan Times" ngày 17 tháng 7 cho rằng, ông Shinzo Abe thúc đẩy tăng cường thực lực phòng vệ là một phần trong các nỗ lực xây dựng lại cấu trúc an ninh Nhật Bản của ông. Sách trắng còn đề cập đến nội dung chính quyền Shinzo Abe giải thích lại Hiến pháp và dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể vừa qua.
Đối với việc Nhật Bản cân nhắc nhập khẩu máy bay vận tải MV-22 Osprey của Quân đội Mỹ, sách trắng tập trung giới thiệu khả năng sử dụng và tính cơ động của máy bay này trong lĩnh vực cứu nạn.
Hiện nay, Quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản tổng cộng có 24 máy bay Osprey triển khai ở căn cứ quân sự Futenma, Okinawa. Nội dung hoàn chỉnh của Sách trắng sẽ được thông qua tại hội nghị nội các Nhật Bản vào đầu tháng 8 năm 2014.
Hàng năm, Nhật Bản đều công bố sách trắng phòng vệ, trình bày quan điểm của Nhật Bản đối với môi trường an ninh xung quanh và chính sách phòng vệ của Nhật Bản. Theo báo Trung Quốc, những năm gần đây, tuyên truyền "mối đe dọa Trung Quốc" ngày càng trở thành trọng điểm của sách trắng. Sách trắng năm 2013 đã trình bày tới 20 trang liên quan đến Trung Quốc. Nội dung liên quan đến Trung Quốc của sách trắng năm 2014 chắc chắc cũng không chỉ có những nội dung đã được tiết lộ.
Phó hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc, thiếu tướng La Viện la ó, cho rằng: "Sách trắng phòng vệ Nhật Bản lấy Trung Quốc lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông để nói chuyện, trên thực tế đều là tuyên truyền mối đe dọa Trung Quốc, mở đường cho họ sửa đổi Hiến pháp hòa bình, đi con đường chủ nghĩa quân phiệt".
Nhật Bản đang đẩy mạnh tăng cường sức mạnh quân sự cả tự chế và mua sắm các vũ khí trang bị hiện đại, nhất là của Mỹ như máy bay vận tải Osprey (trong hình), máy bay chiến đấu tàng hình F-35, máy bay do thám không người lái Global Hawk, xe chiến đấu đổ bộ AAV7, tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp... nhằm đối phó với mối đe dọa an ninh từ Trung Quốc.
Theo La Viện, Nhật Bản không có quyền "nói ra nói vào" đối với Khu nhận biết phòng không của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầu lập ra khu nhận biết phòng không ở "cửa nhà Trung Quốc" vào thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước, Mỹ-Nhật không phải là muốn bảo vệ cân bằng chiến lược của khu vực châu Á-Thái Bình Dương ư?
La Viện cho rằng, Nhật Bản có khu nhận biết phòng không thì Trung Quốc cũng phải có, ông ta coi đây là "cân bằng chiến lược". Cùng với sự thay đổi của môi trường an ninh Trung Quốc và phát triển vũ khí công nghệ cao, La Viện cho rằng, Trung Quốc phải lập "khu cảnh báo sớm" ngoài không phận của họ, coi đây là "yêu cầu tối thiểu bảo vệ an ninh quốc gia".
La Viện tuyên truyền, gần đây, sách trắng hàng năm của Nhật Bản đều tuyên truyền mối đe dọa Trung Quốc, thể hiện "thái độ không quan tâm" đến khuynh hướng nguy hiểm của quan hệ Trung-Nhật, ra sức "tạo thế, kẻ xấu kiện trước, cướp lấy quyền phát ngôn". La Viện cho rằng, Trung Quốc phải "không khoan nhượng".
Tuy phê phán Nhật Bản "nói ra nói vào", nhưng chính Trung Quốc luôn cho phát ngôn viên ngoại giao, quốc phòng và truyền thông thường xuyên "nói ra nói vào" các hoạt động hợp pháp, hợp lý của láng giềng.
Tiếp tục thói quen xấu này, La Viện tiết lộ, Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc chuẩn bị công bố một báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự của Nhật Bản, đây là bản báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự Nhật Bản thứ ba phiên bản dân sự của Trung Quốc.
Nhật Bản đã thực hiện chính sách mới - thực hiện quyền tự vệ tập thể và nới lỏng rất mạnh việc xuất khẩu vũ khí.
La Viện cuối cùng tuyên truyền, cho rằng: "Bất kể là vấn đề đảo Senkaku hay vấn đề biển Hoa Đông, chúng ta (Trung Quốc) không thể để Nhật Bản làm theo ý mình, không thể để họ giữ bá quyền phát ngôn, chúng ta (Trung Quốc) phải không khoan nhượng bằng tiếng nói trên nhiều phương diện, cướp lấy điểm cao khống chế dư luận".
Theo Giáo Dục
Đài Loan cảnh báo xung đột Trung-Nhật bùng nổ Chỉ cần một va chạm nhỏ, căng thẳng Trung-Nhật trên biển Hoa Đông có thể bùng phát thành xung đột. Ngày 10/7, một quan chức ngoại giao của Đài Loan tại Mỹ đã cảnh báo rằng tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông có thể làm bùng nổ một cuộc xung đột quân sự lớn. Ông...