Nhật cảnh báo đợt lây nhiễm Covid-19 mới
Các cơ sở kinh doanh ở Nhật bắt đầu mở cửa trở lại trong sự cảnh giác về đợt lây nhiễm mới của dịch Covid-19.
Trong những ngày nay, các cơ sở kinh doanh bắt đầu mở cửa trở lại trên khắp các khu vực của Nhật Bản trong bối cảnh Chính phủ đã tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 39 trên 47 tỉnh của Nhật Bản.
Hoạt động của người dân Nhật Bản dần được khôi phục trở lại.
Tại tỉnh Miyagi, trung tâm thương mại Sendai Mitsukoshi mở cửa trở lại vào ngày hôm qua (16/5) sau khi đóng cửa trong khoảng 1 tháng tất cả các quầy hàng trừ khu vực bán thực phẩm. Để tiếp tục ngăn ngừa dịch Covid-19 có thể lây lan, nhân viên các quầy hàng đều đeo khẩu trang, hệ thống camera đặc biệt lắp ở lối vào để kiểm tra thân nhiệt cho khách hàng.
Tỉnh Osaka ở phía Tây Nhật Bản vẫn thuộc diện tuyên bố tình trạng khẩn cấp, nhưng chính quyền tỉnh không còn yêu cầu một số cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Do đó, nhiều khu phố mua sắm đã đông người hơn so với những ngày trước.
Tokyo mặc dù vẫn nằm trong khu vực tiếp tục áp dụng tình trạng khẩn cấp, nhưng Thị trưởng Tokyo Koike Yuriko đã công bố các tiêu chí nới lỏng yêu cầu tạm ngừng kinh doanh nếu tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ tại Tokyo.
Bà cho biết sẽ nới lỏng hạn chế khi đạt được 3 mục tiêu bằng con số cụ thể. Thứ nhất là tính trung bình theo tuần phải có ít hơn 20 ca nhiễm mới mỗi ngày. Thứ hai là tỷ lệ số ca nhiễm không rõ đường lây lan dưới 50%. Thứ ba là số ca nhiễm mới tính theo tuần phải thấp hơn tuần trước đó.
Chính phủ cho biết vào tuần tới sẽ xem xét dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 8 tỉnh còn lại, trong đó có Tokyo và Osaka. Sau khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 39 tỉnh, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo nhắc lại lời kêu gọi duy trì các biện pháp triệt để nhằm ngăn virus SARS-CoV-2 lây lan.
Thủ tướng cho biết Nhật Bản cần chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài chống virus cho đến khi phát triển được các phương pháp điều trị và vaccine (vắc-xin) hiệu quả. Virus này vẫn là mối đe dọa dù tình trạng khẩn cấp đã được thu hẹp quy mô. Do vậy, người dân cần chuẩn bị cho đợt lây nhiễm thứ hai và thứ ba có thể xảy ra.
Video đang HOT
Theo Thủ tướng Abe, nếu các ca nhiễm có sự gia tăng, có thể cần ban bố tình trạng khẩn cấp trở lại ở các khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời kêu gọi mọi người tuân thủ lối sống mới, bao gồm giãn cách xã hội và thực hiện theo hướng dẫn được đưa ra cho mỗi ngành nghề. Thủ tướng cam kết cải thiện hệ thống xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của Nhật Bản./.
Covid-19 có thể khơi mào 'Chiến tranh Lạnh' Mỹ - Trung
Trump ca ngợi quan hệ Mỹ - Trung khi ký thỏa thuận thương mại sơ bộ hôm 15/1, ngày người nhiễm nCoV đầu tiên của Mỹ trở về từ Vũ Hán.
Tuyên bố "quan hệ của chúng tôi đang ở thời điểm tốt nhất từ trước tới nay" Tổng thống Donald Trump đưa ra trong ngày ký thỏa thuận thương mại sơ bộ dường như đã giúp Mỹ và Trung Quốc tránh được nguy cơ đối đầu thương mại biến thành Chiến tranh Lạnh mới. Thỏa thuận cũng thắp lên hy vọng rằng siêu cường số một thế giới có thể giải quyết bất đồng với Trung Quốc trong hòa bình.
Cùng ngày hôm đó, giới chức y tế ở thành phố Vũ Hán thừa nhận họ không thể loại trừ khả năng virus gây bệnh viêm phổi mới khiến 41 người nhiễm có thể lây truyền từ người sang người. Đây cũng là ngày một người đàn ông từ Vũ Hán bay về Washington và mang theo mầm bệnh chết người này, trở thành ca nhiễm nCoV đầu tiên ở Mỹ.
4 tháng sau, Covid-19 đã tạo ra cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ, khiến hơn 4,5 triệu người nhiễm và hơn 300.000 người chết, đồng thời đẩy nền kinh tế toàn cầu chìm sâu trong suy thoái. Đại dịch cũng "hồi sinh" tất cả kịch bản tồi tệ nhất của mối quan hệ Mỹ - Trung, đẩy hai nước tiến sát nhất tới bờ vực đối đầu kể từ khi thiết lập quan hệ cách đây 4 thập kỷ.
Tổng thống Donald Trump (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.
Từ vấn đề chuỗi cung ứng, thị thực cho tới an ninh mạng và Đài Loan, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không ngừng đối đầu nhau trên nhiều mặt trận. Trump thậm chí bày tỏ sự thất vọng với thỏa thuận thương mại giữa hai nước, một trong số ít cam kết nhằm ngăn chặn những cuộc đấu khẩu leo thang thành xung đột thực sự.
Ngày 14/5, Trump nói rằng ông thất vọng với cách Trung Quốc xử lý Covid-19 và có thể trả đũa bằng cách cắt hoàn toàn quan hệ với nước này. "Tôi có mối quan hệ rất tốt đẹp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng ngay bây giờ tôi không muốn nói chuyện với ông ấy", Tổng thống Mỹ nói trong cuộc phỏng vấn với Fox Business Network và khẳng định có thể "tiết kiệm được 500 tỷ USD" nếu cắt toàn bộ quan hệ với Trung Quốc.
Căng thẳng này có vẻ sẽ ngày càng leo thang trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Trump ngày càng ra sức đổ lỗi cho Trung Quốc muốn lợi dụng Covid-19 để làm ông thất cử. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang huy động mọi nguồn lực tiến hành chiến lược "ngoại giao chiến lang" nhằm bảo vệ hình ảnh, trong bối cảnh xuất khẩu giảm và thất nghiệp tăng, khiến quốc gia này rơi vào suy thoái nghiêm trọng nhất trong nhiều thế hệ.
"Cuộc tấn công của Covid-19 vào cả Mỹ và Trung Quốc dường như đã làm xấu thêm mối quan hệ song phương và đẩy nó đến bờ vực đổ vỡ. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1979, hai nước chưa từng rơi vào thế nguy hiểm và đối đầu như hiện nay", Cao Chí Khải (Gao Zhikai), từng là phiên dịch của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, cho biết.
Dù thỏa thuận thương mại hiện tại làm giảm nguy cơ hai bên tung ra các đòn áp thuế mới, hầu hết những tranh chấp khác giữa hai nước vẫn giữ nguyên hoặc thậm chí xấu hơn thời điểm tệ nhất của cuộc xung đột cách đây một năm. Trump và các trợ lý hàng đầu của mình không ngừng "chọc giận" Trung Quốc với những cáo buộc như nCoV thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, Bắc Kinh giấu dịch để tích trữ vật tư y tế, hay tin tặc Trung Quốc "dòm ngó" vaccine Covid-19.
Cùng lúc, các quan chức ngoại giao và truyền thông Trung Quốc không ngừng thúc đẩy các thuyết âm mưu rằng một binh sĩ Mỹ đã mang nCoV tới Vũ Hán khi đến đây dự Thế vận hội Quân sự cuối năm 2019, cáo buộc các chính trị gia Mỹ đang cố đánh lạc hướng dư luận về những phản ứng sai lầm khiến quốc gia này trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng bài chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ vì những phát ngôn "điên cuồng, lươn lẹo và dối trá" về nguồn gốc nCoV.
Cuộc khủng hoảng cũng khiến phe diều hâu ở cả hai bên không ngừng tung ra những lời đe dọa hiếm khi được xem xét một cách nghiêm túc trong suốt nhiều thập kỷ. Nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đề xuất xóa hơn một nghìn tỷ USD mà Mỹ nợ trung Quốc, động thái mà ông Cao so sánh với "hành động chiến tranh". Trong khi đó, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Global Times của Trung Quốc, lại đề xuất tăng gấp ba lần số lượng đầu đạn hạt nhân của nước này.
Đại dịch cũng làm hồi sinh những căng thẳng về các vấn đề cũ như việc Đài Loan bị Trung Quốc ngăn tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) với tư cách quan sát viên. Tháng trước, quan chức y tế hàng đầu của Mỹ đã có cuộc điện đàm hiếm hoi với người đồng cấp Đài Loan và Thượng viện Mỹ tuần này thông qua dự luật hỗ trợ Đài Loan tham gia WHO, trong khi tàu chiến Mỹ đã 6 lần đi qua eo biển Đài Loan trong năm nay.
Washington và Bắc Kinh cũng đã trục xuất hàng chục phóng viên của nhau trong những tháng gần đây. Bắc Kinh tuần này cảnh báo sẽ trả đũa nhiều hơn, sau khi Mỹ cắt giảm thời gian lưu trú cho nhân viên truyền thông Trung Quốc xuống còn 90 ngày.
Mâu thuẫn gia tăng cũng khiến một số quan chức Trung Quốc bớt kỳ vọng vào một thỏa thuận thương mại khác với Trump, người mà họ từng vui mừng cho là một lãnh đạo theo chủ nghĩa thực dụng không quá quan tâm tới vấn đề nhân quyền. Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong), cố vấn chính phủ Trung Quốc và là giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho rằng Bắc Kinh nên bớt công kích Mỹ để "chừa cửa" khôi phục quan hệ song phương hậu bầu cử với một tổng thống đảng Dân chủ.
"Một tổng thống như Joe Biden sẽ thực tế và bớt cảm tính hơn. Thay vì đối đầu với Trung Quốc với những mục tiêu không rõ ràng, chính quyền Biden sẽ gây áp lực trong một số lĩnh vực nhưng vẫn cứng rắn trong các vấn đề khác, như an ninh quốc gia và công nghệ, với mục tiêu là đàm phán thay đổi chính sách của Trung Quốc", Susan Shirk, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc thế kỷ 21 của Đại học California tại San Diego, nhận định.
Phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc liệu thỏa thuận thương mại giai đoạn một của Trump với ông Tập có giữ được qua cuộc bầu cử hay không. Tổng thống Mỹ ngày càng tỏ ra mất kiên nhẫn với Trung Quốc, khi công ty S&P Global Ratings dự đoán Bắc Kinh có vẻ không muốn đáp ứng đề nghị mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong năm nay và năm sau.
Trump và ông Tập có lẽ không muốn một cuộc chiến thuế quan xảy ra khi đại dịch đang đẩy nền kinh tế hai nước vào khủng hoảng. Một trong số những mối đe dọa lớn nhất đối với cả hai lãnh đạo là tình trạng thất nghiệp gia tăng có thể gây bất ổn chính trị.
James Green, cố vấn cấp cao cho công ty tư vấn địa chính trị McLarty Associates ở Mỹ, chỉ ra rằng cuộc điện đàm hồi đầu tháng này giữa hai nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là bằng chứng cho thấy cả hai bên vẫn muốn giữ thỏa thuận thương mại sơ bộ. Bắc Kinh ngày 15/5 bắt đầu cho phép nhập khẩu hàng nông sản Mỹ như từ ngũ cốc cho tới hoa quả theo thỏa thuận đã ký.
Tổng thống Donald Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (phải) tại thủ đô Washington, Mỹ, hôm 15/1. Ảnh: Bloomberg.
Tuy nhiên, những cuộc chiến mới chỉ khoét sâu thêm hoài nghi giữa hai quốc gia. Mỹ tận dụng sự gián đoạn chuỗi cung ứng do virus gây ra để đẩy nhanh quá trình đưa các công ty nước này ra khỏi Trung Quốc.
Trump hôm 14/5 cho biết "đang xem xét" các công ty Trung Quốc giao dịch trên sàn chứng khoán NYSE và Nasdaq không tuân theo quy tắc của Mỹ. Quỹ hưu trí tiết kiệm và đầu tư liên bang (FRTIB) cũng đã trì hoãn việc phân bổ hàng tỷ USD đầu tư cho các công ty Trung Quốc.
Cuối ngày 14/5, Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương. Đây được xem là động thái dọn đường cho các biện pháp trừng phạt quan chức Trung Quốc.
Global Times ngày 15/5 nói rằng Trung Quốc đang cân nhắc các biện pháp đáp trả, nhắm vào các quan chức Mỹ như Tổng chưởng lý bangMissouri Eric Schmitt, người đã kiện đòi Bắc Kinh bồi thường vì Covid-19, cùng hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa là Tom Cotton và Josh Hawley. Tờ báo này cũng cho biết quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các bang có động thái tương tự Missouri có thể bị tổn hại.
Giáo sư Thời Ân Hoằng cho rằng những nỗ lực nhằm chia rẽ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xuất hiện "một cách rộng rãi và ít chọn lọc hơn" trước đây, khi cả hai quốc gia đều "ưu tiên cho những vấn đề nội bộ".
"Mối quan hệ Mỹ - Trung đã dần tới trạng thái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và chỉ càng thêm căng thẳng", ông Thời nhận định. Giáo sư này cho rằng tình thế đối đầu chiến lược giữa hai bên sẽ giảm bớt, nhưng căng thẳng về hệ tư tưởng và chính trị sẽ ngày càng nóng lên, có thể đẩy hai bên vào cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới.
Bộ trưởng Y tế Hàn-Trung-Nhật lần đầu tiên họp trực tuyến về ứng phó dịch Covid-19 Hàn Quốc ngày 16/5 cho hay sẽ xem xét các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin cũng như chuyên gia trong lĩnh vực y tế và kinh tế với Trung Quốc và Nhật Bản khi tổ chức một cuộc họp trực tuyến về dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 giữa Bộ trưởng Y tế của ba...