Nhật bối rối trước tàu cá Trung Quốc
Các quan chức Nhật đang đau đầu với câu hỏi làm cách nào đối phó với các tàu cá và nhà hoạt động Trung Quốc tiến đến vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư dưới sự hỗ trợ của tàu công vụ.
Theo tờ Wall Street Journal, vòng ứng phó đầu tiên của Nhật vẫn chỉ là một tàu tuần duyên nhỏ không có quyền hạn trục xuất tàu nước ngoài. Tình hình này làm dấy lên những lời kêu gọi từ các chính trị gia Nhật đề nghị chính phủ tăng cường năng lực phòng thủ trong khu vực.
Mức độ phòng thủ của Nhật được nêu ra sau khi có tin cho hay gần 1.000 tàu cá Trung Quốc có thể tiến đến vùng biển gần quần đảo tranh chấp giữa hai nước.
Theo các quan chức Nhật, các tàu cá Trung Quốc vẫn chưa thấy xuất hiện tại vùng biển gần quần đảo vào đêm 18.9 dù 11 tàu công vụ Trung Quốc đã đến khu vực trước đó.
Các tàu công vụ Trung Quốc đã đến vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo và có ba chiếc trong số đó đã tiến vào lãnh hải trong khoảng thời gian ngắn.
Tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – Ảnh: Reuters
Trong hôm 18.9, hai công dân Nhật đã đổ bộ lên một hòn đảo thuộc quần đảo sau đó rời đi trước yêu cầu của tuần duyên Nhật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã gọi đây là “hành động khiêu khích”, và bóng gió về các biện pháp trả đũa khác.
Làn sóng tranh luận
Video đang HOT
Viễn cảnh đối đầu ở tầm thấp trong một thời gian dài với nhiều tàu cá Trung Quốc đã làm dấy lên các cuộc tranh luận ở Nhật về cách thức đối phó với tình huống này. Vụ một tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần duyên Nhật vào năm 2010 từng gây ra đấu khẩu kịch liệt giữa hai quốc gia.
Theo tờ Wall Street Journal, đơn vị tuần duyên Nhật phụ trách khu vực Senkaku/Điếu Ngư chỉ có 9 tàu tuần tra và 10 tàu nhỏ hơn, khó lòng đối phó với hàng trăm tàu cá Trung Quốc.
Tại Tokyo, các quan chức hàng đầu của chính phủ Nhật đã họp khẩn vào hôm 18.9 để thảo luận về cách ứng phó với tình trạng căng thẳng gia tăng tại các thành phố Trung Quốc và cả ở ngoài biển.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura, dẫn lời Thủ tướng Yoshihiko Noda nói: “Chúng tôi sẽ cảnh giác và thực hiện mọi biện pháp có thể”.
Ông Shigeru Ishiba, cựu Bộ trưởng Quốc phòng hiện tranh cử chức chủ tịch đảng Dân chủ Tự do đối lập, tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm 17.9: “Chúng ta cần phải tăng cường răn đe, có thể bằng cách cân nhắc phối hợp giữa Lực lượng Tuần duyên và Lực lượng Phòng vệ trên biển”.
Theo tờ Wall Street Journal, kế hoạch này có thể được Bắc Kinh xem là hành động đẩy tình thế vào cuộc đối đầu quân sự và có thể khiến quân đội Trung Quốc phản ứng.
Ông Fujimura đã phủ nhận các tường thuật của báo chí Nhật về việc Bộ Quốc phòng nước này đặt Lực lượng Phòng vệ trên biển vào tình trạng báo động trước đợt đổ xô đến Senkaku/Điếu Ngư của các tàu cá Trung Quốc.
Ông Fujimura nói tuần duyên và cảnh sát vẫn là lực lượng phản ứng đầu tiên trong khu vực dù việc xem xét vấn đề an ninh lãnh thổ là một ý tưởng tốt.
Một người phát ngôn của Lực lượng Phòng vệ trên biển cho biết máy bay của họ đã thực hiện việc tuần tra thông thường trên biển Hoa Đông vào hôm 18.9 để theo dõi lưu thông hàng hải song không nhận thấy vấn đề báo động nào.
“Theo chúng tôi biết thì đây không phải là tình huống cần đến hành động của chúng tôi”, ông này nói.
Kể từ vụ đâm tàu năm 2010, Tokyo đã tiến hành nâng cấp Lực lượng Tuần duyên, bổ sung một đội tàu tuần tra nhỏ để đối phó với các tàu cá và củng cố khả năng tuần tra đêm, theo người phát ngôn của Lực lượng Tuần duyên.
Tuy nhiên, tuần duyên Nhật vẫn thiếu quyền hạn trục xuất tàu nước ngoài xâm nhập lãnh hải bằng vũ lực. Về mặt chính thức, tuần duyên Nhật chỉ có thể yêu cầu tàu nước ngoài rời đi và khám xét tàu nếu họ từ chối tuân lệnh.
Một số người ở Nhật đã kêu gọi gỡ bỏ rào cản quyền hạn với tuần duyên. Trong một bài bình luận gần đây, tờ nhật báo thuộc phái bảo thủ Sankei Shimbun thúc giục thực hiện điều này, viện đến viễn cảnh “các tàu tuần tra Trung Quốc kèm theo một đội tàu cá ùa đến vùng biển xung quanh Senkaku
Theo TNO
Nhật - Trung vờn nhau trên biển
Máy bay và tàu tuần duyên Nhật (bìa phải) so kè cùng các tàu Trung Quốc ngày 18.9 - Ảnh: Reuters
Bắc Kinh đưa thêm tàu tuần tra gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khi nhiều công ty Nhật tiếp tục đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc.
Ngày 18.9, Lực lượng tuần duyên Nhật thông báo 1 tàu ngư chính và 10 hải giám Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong đó, 3 tàu xâm nhập vùng biển Nhật tuyên bố chủ quyền nhưng nhanh chóng rời đi, theo Kyodo News.
Số tàu này được cho là sẽ đóng vai trò bảo vệ 1.000 tàu cá sắp đến đánh bắt ở vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư. Bên cạnh đó, đợt biểu tình quá khích chống Nhật ở Trung Quốc bước sang ngày thứ 8 và lan rộng tới 125 thành phố. Tại Bắc Kinh, nhiều người đốt ảnh Thủ tướng Yoshihiko Noda, ném trứng và chai nhựa vào Đại sứ quán Nhật.
Còn tại Thượng Hải, 16.000 người giương khẩu hiệu: "Đánh Nhật, giành lại Okinawa" và "tẩy chay hàng Nhật". Cùng ngày, Tân Hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói ông hy vọng tranh chấp sẽ được giải quyết hòa bình nhưng cảnh báo: "Chúng tôi bảo lưu quyền tăng cường hành động".
Về phía Nhật, chính phủ lên tiếng phản đối vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển nói trên đồng thời lập phòng liên lạc thông tin trong Trung tâm quản lý khủng hoảng tại Văn phòng Thủ tướng. Thủ tướng Noda tuyên bố sẽ thực hiện "mọi biện pháp có thể" để giải quyết căng thẳng và cam kết tăng cường giám sát vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Chánh văn phòng nội các Osamu Fujimura còn thông báo 2 công dân nước này đến quần đảo tranh chấp bằng thuyền trong ngày 18.9 nhưng đã rời đi. Cùng ngày, cảnh sát Nhật thông báo bắt một thanh niên ném 2 quả bom khói vào Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Fukuoka.
Cũng trong ngày 18.9, chính phủ Nhật đặt đại sứ quán và các tổng lãnh sự quán ở Trung Quốc trong tình trạng cảnh giác cao. Đồng thời, 3 tập đoàn Honda, Nissan và Toyota tiếp bước Canon và Panasonic đóng cửa một phần hoặc tất cả nhà máy ở Trung Quốc.
Trung Quốc tăng hoạt động phi pháp ở Hoàng Sa - trường sa
Tân Hoa xã ngày 18.9 đưa tin Cục Công thương tỉnh Hải Nam vừa cấp giấy phép thành lập Công ty kiến thiết công trình Tam Sa Hải Nam và Công ty đầu tư du lịch hàng hải Tam Sa tại cái gọi là "TP.Tam Sa".
Đây là động thái mới nhất nhằm hợp lý hóa "TP.Tam Sa" mà Trung Quốc ngang nhiên lập ra hồi tháng 7, vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Giới chức Hải Nam còn khoe rằng nhà đầu tư "rất quan tâm" tới "TP.Tam Sa" và tuyên bố xúc tiến phê duyệt cấp giấy phép nhanh chóng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào đây.
Theo TNO
Đại sứ Mỹ bị người biểu tình TQ bao vây Người biểu tình Trung Quốc phản đối Nhật Bản mua lại đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku Xe chở Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đã bị hư hại nhẹ sau khi trở thành mục tiêu bao vây của những người biểu tình phản đối việc chính phủ Nhật Bản mua lại đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm...