Nhật bay tuần tra ở biển Đông để “tăng cường hiện diện”
Tờ International Business Times hôm 14-1 cho hay Nhật Bản vừa công bố ý định tăng cường hiện diện ở biển Đông với các cuộc tuần tra bằng máy bay dọc những tuyến đường chủ chốt.
Dẫn thông tin từ The Diplomat, IBTimes còn cho biết với căng thẳng ngày càng leo thang trong khu vực, Mỹ đang triển khai một tàu khu trục tên lửa dẫn đường tới Nhật Bản.
Tokyo dự kiến sẽ tuần tra các khu vực quanh một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có Philippines bằng máy bay P-3C khi máy bay này trên đường trở về Nhật. P-3C đã tham gia hoạt động chống cướp biển ở Somalia nhiều năm qua và chủ yếu nạp nhiên liệu tại các căn cứ ở Thái Lan, nằm xa khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Chính phủ Nhật Bản thông báo rằng các chuyến bay trở về sẽ ưu tiên tuần tra ở khu vực biển Đông – nơi tranh chấp chủ quyền căng thẳng giữa các nước. Các máy bay loại này có khả năng giám sát tiên tiến và sẽ có thể quét một khu vực rộng lớn của biển Đông.
Ảnh một máy bay TC-90 của Lực lượng Tự vệ Bờ biển Nhật Bản được công bố vào ngày 5-8-2015. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Được biết máy bay tuần tra P-3C trên đường trở về sau chiến dịch chống cướp biển ở Somalia sẽ bay trung chuyển qua một số điểm trên biển Đông như Philippines, Việt Nam và Malaysia để nạp nhiên liệu. Cả Nhật Bản và Mỹ đã bày tỏ lo ngại về những động thái của Trung Quốc trong khu vực trong thời gian gần đây. Hồi tháng 10-2015, hai nước đã tổ chức tập trận hải quân chung lần đầu tiên ở biển Đông. “Nhật Bản sẽ cho thấy quyết tâm của mình để tăng cường hiện diện ở biển Đông, ủng hộ “chiến lược xoay trục về châu Á” của Mỹ và phối hợp các cuộc diễn tập ở những khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông”, tờ Yomiuri Shimbun (Nhật) dẫn lời một quan chức giấu tên.
Bảo Anh
Theo_PLO
Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Theo báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông, thông qua máy bay tuần tra P-3C.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã quyết định rút về nước máy bay tuần tra P-3C tham gia chống cướp biển ngoài khơi Somalia và trên đường về sẽ quá cảnh ở các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Các chuyến bay của P-3C của Nhật Bản sẽ ưu tiên tiếp nhiên liệu tại các nước như Việt Nam, Philippines và Malaysia vốn có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản tham gia các hoạt động chống cướp biển ngoài khơi Somalia, chúng thường tiếp nhiên liệu ở các căn cứ xa Biển Đông, trong đó có Thái Lan. Hiện thời, trong khi duy trì các chuyến bay ra nước ngoài, các chuyến bay này sẽ ưu tiên tiếp nhiên liệu tại các nước như Việt Nam, Philippines và Malaysia - các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù động thái tiếp nhiên liệu này có vẻ bình thường, nhưng tác động của nó sẽ là đáng kể. Do máy bay P-3C có khả năng giám sát tiên tiến, sự hiện diện của nó ở các chặng dừng mới sẽ bao quát phần lớn Biển Đông, nơi mà hành vi ngang ngược của Trung Quốc tiếp tục là mối quan tâm không chỉ đối với các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền mà còn đối với các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản.
Nói rộng hơn, theo Yomiuri Shimbun, đây là một trong những cách riêng mà Nhật Bản góp phần vào việc bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, sau khi Mỹ tuần tra xung quanh các "đảo nhân tạo" mà Trung Quốc bồi đắp trái phép năm ngoái. Trong khi chưa có việc tuần tra chung Mỹ-Nhật Bản ở Biển Đông, hai nước ngày càng phối hợp hoạt động trong khu vực, kể cả bằng cách tập trận hải quân lần đầu tiên giữa hai nước ở Biển Đông hồi tháng 10 năm ngoái.
Ngoài ra, máy bay tuần tra P3-C có thể là một phần của giao lưu quốc phòng giữa Nhật Bản với các nước hữu quan. Theo dự kiến, máy bay tuần tra P-3C sẽ thực hiện chặng dừng ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam trong tháng 2/2016. Theo Yomiuri Shimbun, trong chuyến Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, hai bên đã đồng ý rằng tàu Nhật Bản có cập cảng tại Vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, các quan chức Việt đã nói rõ rằng tàu nước ngoài sẽ chỉ cập bến ở phần cảng quốc tế, chứ không phải là căn cứ hải quân Cam Ranh.
Các chặng dừng khác được đề cập đến là Palawan ở Philippines và Labuan ở Malaysia, cả hai cũng đều rất quan trọng. Philippines đang xây dựng một căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster thuộc đảo Palawan và cách quần đảo Trường Sa khoảng 100 hải lý. Căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster có thể chứa được các tàu hải quân lớn và có các hệ thống radar hiện đại giám sát tình hình Biển Đông. Philippines và Nhật Bản cũng đã tiến hành tập trận hải quân chung đầu tiên hồi năm ngoái và phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến việc Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông dự kiến được đưa ra vào cuối năm nay.
Đối với Labuan ở ngoài khơi bờ biển Borneo, Mỹ và Malaysia - trong cuộc hội đàm ở Thủ đô Kuala Lumpur - đã đạt được thỏa thuận cho phép máy bay tuần tra P-8 Poseidon và P-3 Orion của Hải quân Mỹ hạ cất cánh tại căn cứ Không quân Hoàng gia Malaysia ở đó. Malaysia ngày càng lo ngại trước việc Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của nước này.
Hồi tháng 12/2015, Singapore đã cho phép Mỹ triển khai luân phiên máy bay do thám P-8 Poseidon ở đảo quốc này.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Philippines hối thúc Mỹ tuần tra chung ở biển Đông Bộ Quốc phòng Philippines hôm 14-1 cho biết nước này đã kêu gọi Mỹ tiến hành các cuộc tuần tra kết hợp ở biển Đông trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines - Mỹ đã gặp nhau trong tuần này tại Washington, lần thứ hai trong 3 năm trở...