Nhật báo phố Wall ấn tượng về hành trình khám phá bằng xe máy tại Hà Giang
Theo phóng viên Patrick Scott của Nhật báo phố Wall (WSJ), đi xe máy ở vùng núi của Việt Nam không dành cho tất cả mọi người nhưng là một trải nghiệm tuyệt vời cho những du khách thích cảm giác mạnh.
Một cách lý tưởng để chiêm ngưỡng địa hình cao nguyên Hà Giang ở phía Bắc Việt Nam là bằng xe máy. Patrick Scott đã nhận ra điều này trong chuyến đi trên chiếc xe máy tới khu vực sinh sống của người Hmong, một trong số những dân tộc thiểu số lớn nhất của Việt Nam, tại Hà Giang.
Sau khi Việt Nam mở cửa du lịch, các cô con gái của Scott đã tới Việt Nam để gặp lại cha mẹ mình và để khám phá Việt Nam. Và cả gia đình đã quyết định tới Hà Giang, cách Hà Nội khoảng vài giờ đi ô tô để khám phá phong cảnh và thiên nhiên vùng núi cao.
Theo đánh giá của Scott, việc di chuyển tới Hà Giang đang ngày càng dễ dàng hơn khi một tuyến đường cao tốc giữa Hà Nội và Hà Giang đang được lên kế hoạch và việc mở rộng đường trên địa bàn tỉnh này sẽ cắt giảm vài giờ lái xe từ Hà Nội đến đèo Mã Pí Lèng – một điểm đến hút khách tại Hà Giang.
Thêm vào đó, nhiều phòng nghỉ cao cấp mới như Khu nghỉ dưỡng Làng H’mong và bộ phim lãng mạn sắp ra mắt của Netflix, “A Tourist’s Guide to Love”, được quay một phần ở Hà Giang, cũng có thể tạo đà thu hút khách du lịch tới đây.
Đèo Mã Pí Lèng là điểm đến ấn tượng đối với các du khách trong hành trình khám phá Hà Giang. Ảnh: WSJ.
Theo Scott, điểm bắt đầu của hành trình khám phá cung đường đèo núi bằng xe máy là tại Hà Giang, nơi du khách thuê xe máy và thuê người dẫn đường. Trong vài tiếng đồng hồ đầu tiên, rong ruổi dọc theo dòng sông Lô màu ngọc bích, băng qua những ngôi nhà sàn và nương ngô, rồi leo vòng qua các dãy núi theo chiều kim đồng hồ, họ được hít thở không khí trong lành và tận hưởng khung cảnh thiên nhiên xanh mướt hiện lên vừa gần vừa xa.
Video đang HOT
Trong ngày đầu, gia đình Scott di chuyển lên đến Quản Bạ. Con đường hầu như bằng phẳng, thỉnh thoảng có một số chỗ gồ ghề cần điều khiển xe khéo léo. Vào ngày thứ hai, họ di chuyển tiếp lên Đồng Văn, những ngọn núi dường như gần hơn, không khí thông thoáng hơn và những sườn núi được bao phủ bởi những mảng đá vôi lởm chởm, sẫm màu. Đây cũng là nơi có Cao nguyên đá Đồng văn đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Gia đình Scott dừng chân ăn trưa tại nhà của hướng dẫn viên, ở bản Xa Lung B, nơi các gia đình người Hmong năm thế hệ chăn nuôi lợn, bò, trồng trọt và nấu rượu ngô. Thực phẩm do nhà trồng và chỉ những món đơn giản như đậu xanh, bắp cải và cơm nhưng chúng chưa bao giờ ngon hơn thế.
Sông Nho Quế đã gây được ấn tượng với nhiều du khách. Ảnh: WSJ.
Điểm nổi bật trong chuyến đi của gia đình Scott là ngày thứ ba đi qua đèo Mã Pì Lèng nằm giữa Đồng Văn và Mèo Vạc. Đây có lẽ là cung đường kỳ thú nhất Việt Nam với nhiều khúc cua nối nhau liên tục. Cảnh quan bên sườn núi hiện lên như những bức tranh ba chiều khi những rặng núi gợn sóng liên tục ở phía xa và phía dưới được phân cắt bởi dòng sông Nho Quế xanh như ngọc. Họ cũng được trải nghiệm chèo thuyền trên dòng sông này và được thả mình trong làn nước mát lạnh của sông và ngắm hai bên là cây cối tươi tốt trên sườn núi và mặt vách đá cao vút.
Tuổi đôi mươi cay đắng của người mẹ ung thư: "Em mong được sống để nhìn con lớn lên"
Tuổi đôi mươi của Hoàng Thị Kế đến cùng với niềm hạnh phúc tột độ khi được làm mẹ và cả nỗi đau tận cùng khi phát hiện mình bị ung thư xương bả vai.
Niềm vui làm mẹ không được trọn vẹn
Mới ngoài đôi mươi, Hoàng Thị Kế (sinh năm 1999, thôn Chàng Mới, Yên Hà, Quang Bình, Hà Giang) dường như đã nếm trải nỗi đau của cả cuộc đời dài dồn lại. Cô phát hiện mình bị ung thư xương bả vai chỉ sau 5 tháng đón niềm hạnh phúc lớn nhất của mình: Làm mẹ.
Kế kể, từ khi con nhỏ, cô đã hay bị đau đầu. Rồi lúc thấy trên bả vai có một u nhỏ, cô đi khám, bác sĩ kết luận đó là u mỡ bình thường. Cô yên tâm sống, lấy chồng và có con như bao người phụ nữ khác.
Sóng gió thực sự ập đến sau khi Kế sinh con ít lâu. Cô bắt đầu đau nhức bả vai phải với tần suất dày hơn và không thể làm việc nặng bằng tay phải.
Trên đầu Kế, khối u di căn đã phát triển rất to
Khi tay phải gần như bị liệt hẳn và thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, gia đình đưa cô lên Hà Nội khám. Tại bệnh viện K3, bác sĩ thông báo: Kế bị bệnh Sarcoma (u xương ác tính/ung thư xương tạo xương). Đây là căn bệnh rất nguy hiểm bởi nó có khả năng di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, thường nhất là đến phổi hay các xương khác.
Bệnh chuyển biến nặng do tác động từ việc sinh mổ trước kia. Bác sĩ chỉ định xạ trị để chữa ung thư. Không có sức để theo đuổi chữa trị, lo lắng về tỷ lệ thành công và thất bại là 50/50, gia đình đã từ chối. Kế về nhà, sử dụng thuốc dân gian từ năm 2020 đến nay.
Ngôi nhà tuềnh toàng của gia đình Kế
Càng lúc bệnh càng nặng hơn. Kế không thể làm được bất cứ công việc nào, ngay cả việc nhà đơn giản như cơm nước, giặt giũ. Việc chăm con cũng phải dựa hẳn vào chồng và bố mẹ chồng. Bệnh tật đến quá bất ngờ, Kế không được nếm trải trọn vẹn niềm vui làm mẹ, không thể ôm con vào lòng mỗi đêm, cho con hơi ấm như một người mẹ bình thường.
"Em mong được sống để nhìn con lớn lên"
Gia đình nội ngoại của Kế đều nghèo, làm nghề nông. Trước thời điểm Kế phát hiện bệnh, chồng cô vẫn đi làm công nhân tại Bắc Ninh. Gần hai năm nay, chồng Kế phải nghỉ làm để chăm con, chăm vợ. Bố mẹ chồng cũng làm công việc tự do không có thu nhập ổn định.
Thời gian trước, gia đình cũng dành dụm được một khoản tiền lớn để sửa nhà. Nhưng Kế ốm, toàn bộ tiền để dồn cho thuốc thang, 2 năm qua ngốn hết gần 600 triệu. Thời điểm hiện tại, vốn liếng đã cạn.
Kế chỉ có một khát khao cháy bỏng là được sống đến khi con lớn hơn một chút.
Chị Hồng Hạnh, mẹ chồng Kế tâm sự: " Trước tháng 11 năm 2021, Kế vẫn có thể tự đi vệ sinh, thay quần áo được. Nhưng từ tháng 11 đến nay, ung thư di căn lên đầu và bả vai sưng to khiến mọi sinh hoạt cá nhân của Kế đều phải nhờ đến sự giúp đỡ. Chồng Kế không thể đi đâu được, cả ngày làm việc xung quanh nhà để khi vợ đau hay cần giúp gì thì có thể giúp. Giờ mỗi lần đến kỳ đi lấy thuốc, cả gia đình toàn phải giật gấu vá vai, vay mượn tiền anh em.".
Về phần mình, Kế không thể chăm sóc, bế con nữa nhưng cô cũng cố gắng lại gần ôm ấp, ở cạnh con. Hồi em bé còn nhỏ, Kế sẽ ngồi cạnh ngắm con tự chơi. Bé chạy nhảy được, Kế cố gượng dậy dắt con đi chơi. Có đôi khi lịm đi vì đau, nhưng tỉnh lại, Kế đều đưa mắt tìm con. Nghe tiếng cười của con, cô như thêm nghị lực chống chọi với bệnh tật.
Tất cả điều Kế mong mỏi nhất bây giờ, khi bệnh ngày càng chuyển biến nặng, đó là có đủ nghị lực để chống chọi lâu nhất có thể. " Em chỉ ước mình có thể cùng con lớn lên, thấy nó trưởng thành, hay ít nhất là khi nó nhận thức được, nhớ được gương mặt mẹ, thế là em mừng lắm rồi".
Rời khỏi nhà Kế khi cô lại lên cơn đau, nhìn cô con gái ngây thơ cứ sà vào đòi mẹ bế, chúng tôi không thể kiềm được nước mắt. Mong Kế sẽ đủ mạnh mẽ, nghị lực để vượt qua bệnh tật và hoàn thành tâm nguyện cùng con lớn lên mỗi ngày.
Người mọc đuôi ở Hà Giang: Vừa cắt đuôi thì lăn ra... ốm Nghĩ cái đuôi quá phiền toái, Chúng quyết cắt bỏ đuôi thế nhưng anh đã bị ốm một trận thập tử nhất sinh. Giỡn với đuôi thiêng Đối với Chúng, tuổi thơ lớn lên cùng cái đuôi kỳ dị đến khác người đã giúp cậu bé dần quen với cái nhìn hiếu kỳ của người lạ cùng những câu chuyện liêu trai thêu...