Nhật báo động vì phát hiện loài cá nguy hiểm nhất
Cuối tháng Tư vừa qua, ba con cá piranha, hay còn gọi là “cá hổ,” loài cá nguy hiểm và dữ tợn nhất thế giới, đã được người dân phát hiện và đánh bắt trên con sông ở Atsugi, tỉnh Kanagawa, phía Tây Nam Tokyo.
Hai con cá piranha bị người dân bắt được trên sông Zenmyo ở Kanazawa. (Nguồn: Kyodo)
Các quan chức thành phố Atsugi đã lệnh cho khoanh vùng khu vực trên và chỉ thị cho một công viên nước dành cho trẻ em trên con sông này hạn chế hoạt động vào ngày 1/5.
Chính quyền thành phố Atsugi cảnh báo người dân, đặc biệt là trẻ em, về mối nguy hiểm tại khu vực sông Zenmyo trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng mùa Xuân năm nay sau khi phát hiện những cá thể piranha trên con sông này.
Hai con piranha đầu tiên đã được người dân ở đây bắt được hôm 28/4 trong khi con thứ ba được một nhân viên lau dọn tìm thấy hôm 30/4.
Theo chính quyền Atsugi, ba con cá vớt được này có tên khoa học là Serrasalmus nattereri, sống ở khu vực Amazon, Nam Mỹ, và có thể có kích thước tối đa 25cm. Chúng thường được nuôi làm cá cảnh.
Video đang HOT
Những con cá đánh bắt được có chiều dài trung bình 10cm và khá yếu và có vẻ không phù hợp với khí hậu lạnh giá như ở Nhật Bản.
Piranha là loài cá nước ngọt rất dữ tợn, xuất xứ từ các dòng suối ấm và hồ ở Nam Mỹ. Nếu lọt ra ngoài môi trường, những con cá này sẽ tiêu diệt tất cả cá bản địa, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người. Chúng ăn cả động vật trên cạn lẫn dưới nước và có thể róc thịt con mồi trong vòng vài phút./.
Theo TTXVN
Cá nhiễm chất cấm: Chỉ là trường hợp đơn lẻ?
Trước những lo ngại về việc phát hiện chất cấm Trifluralin trong cá diêu hồng tại chợ Bình Điền (TPHCM), ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản khẳng định: "Chỉ là trường hợp đơn lẻ, không xảy ra trên diện rộng".
"Trong thời gian ngắn tới vẫn sẽ có những mẫu phát hiện có chất cấm nhưng Cục sẽ tiến tới tiệm cận = 0 tỉ lệ thủy sản nhiễm chất cấm", ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục QLCL NLS&TS, Bộ NN&PTNT, cho biết
Chỉ có hơn 2% mẫu có chất cấm
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, ông Nguyễn Như Tiệp, việc Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM phát hiện cá nhiễm chất cấm Trifluralin trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua là nằm trong đợt tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT và hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia vì Chất lượng - An toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên thực tế, tại thời điểm đó, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM đã lấy 172 mẫu thủy sản các loại và gửi kiểm nghiệmrất nhiều chỉ tiêu: các kháng sinh hạn chế sử dụng, các kháng sinh cấm sử dụng (bao gồm 5 loại, trong đó có Trifluralin) dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàn the, u-rê, vi sinh vật gây bệnh... Các mẫu này được kiểm nghiệm tại công ty CP Dịch vụ khoa học công nghệ Sắc ký Hải Đăng, đây là đơn vị chưa được Bộ Nông nghiệp chỉ định kiểm nghiệm trifuralin nhưng được Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm VILAS côngnhận (tức là kết quả được chấp nhận).
Kết quả cho thấy có 4 mẫu cá (chiếm khoảng hơn 2%) trong tổng số hơn 170 mẫu đã lấy nhiễm chất Trifluralin bao gồm 2 mẫu cá diêu hồng, 1 mẫu cá tra, 1 mẫu cá basa.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, tỉ lệ hơn 2% này chưa nói lên gì cả nếu so với chương trình giám sát của Cục (lên tới hàng nghìn mẫu mỗi năm và được thực hiện đều đặn mỗi tháng) bởi kết quả chương trình giám sát cho thấy tỉ lệ mẫu nhiễm chất cấm Trifluralin đang giảm đi rất nhanh (nếu năm 2010, năm trifuralin bị cấm, tỉ lệ phát hiện là 9,9% thì năm 2011, tỉ lệ này chỉ còn 2% và trong 3 tháng đầu năm nay, tỉ lệ này nhỏ hơn 1%). Điều này cho thấy các biện pháp kiểm soát của Việt Namđã và đang có hiệu quả trên diện rộng.
Ông Nguyễn Như Tiệp khẳng định: "Việc phát hiện trifuralin trong 4 mẫu cáở chợ Bình Điền là 1 sự cố về an toàn thực phẩm và thể hiện 1 số ít hộ nuôi vẫn còn lạm dụng nó trong nuôi trồng thủy sản".
Trước tháng 4/2010, Trifluraxin được sử dụng ở rất nhiều nước bởi nó giúp cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá nước ngọt. Sau khi có những nghiên cứu cho thấy kháng sinh này có thể gây dị ứng da, buồn nôn, chóng mặt, phơi nhiễm nhiều có thể gây ung thư, EU, Nhật Bản, Mỹ, những thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam, cấm chất này thì Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo thu hồi chất này, đưa Trifluralin vào chương trình giám sát các chất độc hại (giám sát tại nơi nuôi, giám sát sau thu hoạch) để kịp thời phát hiện, cảnh báo tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục người nông dân không sử dụng nữa mà dùng các chất thay thế và tiếp theo là kiểm tra, phát hiện, xử lý...
Khó kiểm tra ngay tại hiện trường!
Về vấn đề ai chịu trách nhiệm khi toàn bộ lô cá lấy mẫu tại chợ Bình Điền (TPHCM) đã bán sạch ra thị trường sau khi có kết quả xét nghiệm, ông Nguyễn Như Tiệp cho rằng cần phải hiểu rõ về thời gian kiểm nghiệm và nguyên tắc xử lý đối với lô hàng lấy mẫu.
Cụ thể, về thời gian kiểm nghiệm, có thể thực hiện kiểm nghiệm chất kháng sinh cấm này ngay trong ngày. Tuy nhiên,ông Như Tiệp cho rằngrất khó để xem xét trách nhiệm thuộc về ai khi việc công bố kết quả kiểm nghiệm tại chợ Bình Điền, TPHCM phải mất tới 3-4 ngày bởi đơn vị kiểm nghiệm chỉ là đơn vị cung ứng dịch vụ nên không tránh được việc chờ đợi, thực hiện theo quy trình, thứ tự....
Như vậy, muốn rút ngắn thời gian phân tích, kiểm nghiệm các chất cấm, hạn chế thì cần phải đầu tư hơn nữa cho năng lực kiểm nghiệm (có nhiều phòng kiểm nghiệm hơn được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế), đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kiểm nghiệm. Ông Tiệp cho biết sẽ đề xuất cơ chế ưu tiên kiểm nghiệm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Còn muốn kiểm tra ngay tại hiện trường chất Trifluralin này cũng rất khó vì "Để có kết quả chính xác, tin cậy cần áp dụng phương pháp khối phổ, đây là phương pháp cần thiết bị hiện đại và phải đặt ở phòng thí nghiệm", Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết.
Về hướng xử lý đối với lô hàng lấy mẫu, trên thực tế, không nước nào trên thế giới yêu cầu ngừng bán hàng khi lấy mẫu vì chưa có cơ sở nào để khẳng định là lô hàng có chất cấm hay không. Thông thường, cách xử lý chung là với những mẫu phát hiện có chất cấm nhưng lô hàng đã bị bán hết thì ngoài việc truy xuất nơi bán còn thực hiện thu hồi sản phẩm đã bán và ở những lô hàng sau, cơ quan chức năng có quyền yêu cầu phía được kiểm tra không được phép bán khi chưa có kết quả kiểm nghiệm. Nói cách khác, doanh nghiệp, đơn vị có hàng nhiễm chất cấm sẽ được đưa trong danh sách tăng cường kiểm soát, giám sát.
Như vậy, việc Chi cục Quản lý nguồn lợi thủy sản TPHCM đã thông báo cho Chi cục quản lý thủy sản tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang, không phong tỏa lô hàng sau khi lấy mẫu và thực hiện truy xuất nguồn gốc, xử phạt là đúng. Tuy nhiên, theo ông Tiệp, đơn vị này nói riêng và các đơn vị khác cần rút kinh nghiệm, bổ sung thêm biện pháp: thu hồi các sản phẩm đã bán ra và đưa doanh nghiệp vi phạm vào danh sách giám sát.
Khuyến nghị với người tiêu dùng Ông Nguyễn Như Tiệp khẳng định "Rất khó để giám sát 100% các cơ sở nuôi trồng thủy sản bởi tính chất nhỏ lẻ, manh mún của các hộ dân".
Trên thực tế, ngay cả với các hộ nuôi nằm trong diện kiểm soát, việc phát hiện cá nhiễm các chất hạn chế, chất cấm là có. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu, Việt nam vẫn bị nêu tên tại các thị trường Nhật Bản, EU và Mỹ.
Như vậy, cách duy nhất để bảo vệ mình khỏi các loại thủy sản độc hại là mua các loại thủy sản có nguồn gốc rõ ràng và thường xuyên theo dõi hệ thống kiểm soát các chất dư lượng độc hại đăng tải trên website của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản.Trần Phương
Theo Dân trí
Thơm ngon khô cá dảnh miền Tây Cá dảnh là loài cá nước ngọt có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước nổi. Khi vào vụ (tháng 9 - 10 âm lịch) cư dân nơi đây dùng lưới, đăng, vó.... để đánh bắt. Cá dảnh dạng hình thoi, dẹp, đầu nhọn hơn cá mè vinh, vảy nhỏ màu bạc lấp lánh. Đuôi, vây, kỳ phơn phớt hồng....