Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc minh bạch chi tiêu quốc phòng
Nhật Bản hôm qua đã kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn trong chương trình quốc phòng, sau khi báo cáo của Mỹ cho thấy chi tiêu quân sự thực tế của Bắc Kinh cao hơn nhiều so với con số trên giấy tờ.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga lo ngại về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong chi tiêu quân sự.
Lời kêu gọi trên được Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đưa ra ngày hôm qua 6/6.
“Cộng đồng quốc tế kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về chính sách quốc phòng và năng lực quân sự. Chúng tôi sẽ kiên quyết yêu cầu Trung Quốc thực hiện điều này và tuân thủ các quy tắc quốc tế thông qua nhiều kênh”, ông Suga nhấn mạnh tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo.
Kêu gọi này được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ trình Quốc hội báo cáo cho thấy chi tiêu quân sự của Trung Quốc trên thực tế cao hơn so với công bố của Bắc Kinh.
“Khó mà ước đoán những chi tiêu quân sự thực tế của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) do tính minh bạch của Bắc Kinh quá kém”, báo cáo của Lầu Năm Góc nêu rõ.
Theo tính toán của Bộ Quốc phòng Mỹ, ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh năm 2013 lên tới gần 145 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số công bố chính thức là 119,5 tỷ USD.
Video đang HOT
Mức chi tiêu này của Nga là 69,5 tỷ USD; Nhật 56,9 tỷ USD; Ấn Độ 39,2 tỷ USD, Hàn Quốc 31 tỷ USD và Mỹ đứng đầu bảng với 495,5 tỷ USD.
Lâu nay, Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản, liên tục bày tỏ quan ngại về tình trạng thiếu minh bạch của quân đội Trung Quốc. Mỹ cho rằng chi tiêu quân sự của Bắc Kinh dao động trong khoảng 135 – 215 tỷ USD, vượt trội so với mức chi tiêu của các quốc gia láng giềng mà Trung Quốc đang không ngừng đẩy mạnh các hành động gây hấn về chủ quyền biển đảo như với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.
Trong động thái gây hấn trắng trợn nhất từ trước tới nay, Trung Quốc đã cố tình hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời điều hơn 100 tàu cùng máy bay bảo vệ giàn khoan, đâm húc các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và đâm chìm tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
Các hành động của Trung Quốc đã gây phẫn nộ sâu sắc trong cộng đồng quốc tế. Trong cuộc họp thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) vừa kết thúc ở Brussels, các nhà lãnh đạo G-7 đã ra thông báo bày tỏ quan ngại sâu sắc về những căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông.
Trước việc bị quốc tế lên án mạnh mẽ, Trung Quốc vẫn tỏ ra ngoan cố trong các hành động của mình. Bắc Kinh không chỉ phản đối tuyên bố của nhóm G-7, mà còn bác bỏ báo cáo của Lầu Năm Góc, cho rằng văn kiện này có những cáo buộc vô lý và thổi phồng mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc”.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhật Bản sẽ thành lập cơ quan xuất nhập khẩu, phát triển vũ khí
Nhật Bản sẽ thành lập Cục trang bị quốc phòng vào năm 2015 để giám sát xuất nhập khẩu, nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị, từ đó thúc đẩy xuất khẩu.
Tàu tuần tra cỡ lớn Okinawa của Nhật Bản triển khai bảo vệ vùng biển đảo Senkaku
Tờ "Công nghiệp quốc phòng Jane's" Anh ngày 30 tháng 5 đưa tin, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 30 tháng 5 xác nhận, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ thiết lập một cơ quan để giám sát nhập khẩu, xuất khẩu, nghiên cứu và phát triển quân sự.
Người phát ngôn này cho biết, cơ quan này là Cục trang bị quốc phòng. Cục trang bị quốc phòng là một trong những mục tiêu trung hạn do Bộ Quốc phòng Nhật Bản khởi thảo vào tháng 8 năm 2013. Nếu đề nghị này cuối cùng được thực hiện, Cục trang bị quốc phòng sẽ thành lập vào năm 2015.
Mục tiêu của Cục trang bị quốc phòng là tối đa hóa hiệu suất mua sắm quốc phòng, thông qua hành động tập trung để giảm chi phí, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu sau khi chính phủ Nhật Bản nới lỏng hạn chế tiêu thụ vũ khí quốc tế vốn tồn tại lâu dài ở nước này.
Văn kiện cải cách của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, cơ quan này sẽ tối ưu hóa mua sắm quốc phòng và làm cho quá trình mua sắm hiệu suất hơn. Cục trang bị quốc phòng sẽ còn giám sát cơ quan nghiên cứu phát triển quân sự tiên tiến của Bộ Quốc phòng - Viện nghiên cứu công nghệ và nghiên cứu phát triển.
Nhật Bản có công nghệ tàu ngầm thông thường tiên tiến hàng đầu thế giới, đồng thời có khả năng săn ngầm rất tốt. Trong hình là tàu ngầm thông thường lớp Soryu Nhật Bản.
Trong khi đó, viện nghiên cứu này cũng ngày càng trở thành tổ chức lãnh đạo thúc đẩy tiến hành xuất khẩu quốc phòng cho các khách hàng tiềm năng của Nhật Bản, đồng thời sẽ còn tham gia phát triển nền tảng công nghiệp quốc phòng trong nước của Nhật Bản.
Hiện nay, mua sắm quân sự của Nhật Bản là do một cơ quan gọi là Văn phòng mua sắm và xây dựng trang bị (EPCO) thuộc Bộ Quốc phòng phụ trách, trước khi điều chỉnh cơ quan vào năm 2007, văn phòng này được gọi là Văn phòng mua sắm Trung ương (CPO). Văn phòng này còn phụ trách xây dựng và bảo vệ công trình của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Nhưng, sau khi Nhật Bản nới lỏng chế độ quản lý xuất khẩu quân sự, Văn phòng mua sắm và xây dựng trang bị cần có quyền lực rộng rãi hơn, để thông qua chương trình phát triển với các đối tác hợp tác quốc tế, thúc đẩy cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản có sức cạnh tranh hơn.
Đề nghị thành lập Cục trang bị quốc phòng cũng chịu ảnh hưởng khá thành công của Cục quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA). Cục quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cũng phụ trách nhập khẩu, xuất khẩu và phát triển công nghiệp. Sau 8 năm thành lập, Cục quản lý chương trình mua sắm quốc phòng đã nâng cao rõ rệt xuất khẩu hàng hóa quân sự của Hàn Quốc, từ 250 triệu USD năm 2006 đã tăng lên 3,4 tỷ USD năm 2013.
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo.
Theo Giáo Dục
Myanmar-Nhật Bản cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng Ngày 28/5, Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã gặp Tham mưu trưởng Các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Tướng Shigeru Iwasaki đang ở thăm Nay Pyi Taw. Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Myanmar, tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về quan hệ hợp tác và hữu nghị Myanmar - Nhật Bản, cũng như sự trợ giúp...