Nhật Bản yêu cầu du khách đến từ Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi tự cách ly
Ngày 26/3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này bắt đầu yêu cầu công dân nước này và các du khách nước ngoài đến từ một số nước ở Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi phải tự cách ly trong 14 ngày trong bối cảnh Nhật Bản đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 25/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng yêu cầu các du khách đến từ 7 nước ở Đông Nam Á, 4 nước ở Trung Đông và châu Phi hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tại nước này.
Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp tương tự đối với du khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, phần lớn các nước châu Âu và Mỹ.
Cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản đã hạ cấp đánh giá về nền kinh tế của nước này, cho rằng kinh tế rơi vào “ tình trạng nghiêm trọng” trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành trong nước và trên toàn thế giới.
Trong báo cáo cho tháng 3/2020, Văn phòng Nội các Nhật Bản lần đầu tiên trong hơn 6 năm qua đã không sử dụng cụm từ “phục hồi” để mô tả tình hình kinh tế trong nước. Bản báo cáo nhấn mạnh: “Nền kinh tế Nhật Bản đang ở trong tình trạng nghiêm trọng, suy giảm mạnh vì dịch COVID-19″, trong khi điều chỉnh lại quan điểm của chính phủ về 7 trong số 11 danh mục chính, bao gồm tiêu dùng tư nhân và đầu tư kinh doanh.
Một quan chức Chính phủ Nhật Bản lưu ý rằng tốc độ và tác động của sự suy giảm kinh tế lần này gần như ngang bằng mức độ suy giảm thảm họa động đất và sóng thần khủng khiếp hồi năm 2011 ở miền Đông Bắc nước này, cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 gây ra.
Video đang HOT
Báo cáo dự đoán tình hình vẫn nghiêm trọng trong thời gian tới, đồng thời cảnh báo về nguy cơ suy giảm hơn nữa của nền kinh tế trong nước và trên thế giới do sự thay đổi thất thường trên thị trường tài chính toàn cầu.
Trong khi đó, các chính quyền thành phố Namangan và Andijan của Uzbekistan thông báo đã tiến hành phong tỏa hai thành phố này nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Trước đó, thủ đô Tashkent cũng đã bị phong tỏa. Uzbekistan đã ghi nhận 65 ca mắc bệnh COVID-19, với một số ca được xác nhận ở thung lũng Fergana đông dân cư. Hai thành phố trên nằm tại thung lũng này. Ngày 26/3, nhiều nước ở châu Á tiếp tục ghi nhận số ca mắc bệnh và tử vong do COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, tính đến trưa 26/3, Malaysia ghi nhận thêm 4 ca tử vong do COVID-19 nâng tổng số người qua đời vì dịch bệnh tại nước này lên 23. Theo thông báo của Bộ Y tế Malaysia, tính đến thời điểm nói trên, nước này đã phát hiện thêm 235 ca mắc COVID-19 mới, và như vậy, tổng số ca mắc bệnh đã lên đến 2.031 người. Trong số đó có 60 trường hợp có liên quan đến sự kiện tôn giáo có 16.000 người tham gia hồi cuối tháng 2, đầu tháng 3.
Còn tại Indonesia, nước này đã ghi nhận thêm 103 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này lên 893 người và số ca tử vong cũng tăng thêm 20 người, nâng tổng số người thiệt mạng do COVID-19 lên 78.
Trong khi đó, Mông Cổ ghi nhận 1 ca có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên 11 ca.
Minh Châu – Hoàng Nhương
Myanmar e dè, không ký thỏa thuận lớn với Trung Quốc
Trung Quốc và Myanmar ký hàng chục thỏa thuận để tăng tốc các dự án cơ sở hạ tầng ở quốc gia Đông Nam Á, nhưng không một dự án lớn nào được thống nhất trong chuyến thăm 2 ngày của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo các nhà phân tích, Myanmar nhìn chung khá thận trọng với các khoản đầu tư của Bắc Kinh và quyết định không mạo hiểm khi mà cuộc bầu cử cuối năm nay đang tới gần.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình và bà Aung San Suu Kyi vẫn ký kết 33 thỏa thuận thúc đẩy các dự án quan trọng vốn là một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. (Ảnh: Reuters)
Cả hai đồng ý đẩy nhanh tiến độ Hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar (CMEC), dự án trị giá hàng tỷ USD với các thỏa thuận liên quan tới tuyến đường sắt nối Tây Nam Trung Quốc với Ấn Độ Dương, một cảng biển sâu bang Rakhine, một đặc khu kinh tế ở khu vực biên giới và dự án về thành phố mới nằm trong thành phố thương mại Yangon.
Tuy nhiên, 2 bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về dự án xây dựng con đập khổng lồ gây tranh cãi trị giá 3,6 tỷ USD do Trung Quốc đầu tư. Dự án vốn đình trệ từ năm 2011 này phần nào phản ánh sự bất đồng quan điểm về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Myanmar.
"Trong khi nhiều thỏa thuận khác nhau được ký kết, không có một cú nổ lớn nào ở đây. Myanmar có vẻ đang cẩn trọng trước các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt trước thềm cuộc bầu cử vào cuối năm", Richard Horsey, nhà phân tích chính trị tại Yangon cho hay.
Theo ông Horsey, Trung Quốc dù sao vẫn hy vọng đây là một bước tiến để thực hiện các mục tiêu cơ sở hạ tầng và hy vọng sẽ không gặp phải trở ngại nào trong những tháng sắp tới.
Trong buổi lễ đón tiếp hôm 17/1, ông Tập ca ngợi một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa 2 quốc gia.
"Chúng tôi đang vạch ra một lộ trình trong tương lai mang lại sức sống cho mối quan hệ song phương dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa 2 bên để cùng nhau vượt qua khó khăn và cung cấp hỗ trợ cho nhau", nhà lãnh đạo Trung Quốc cho hay.
Về phần mình, bà Suu Kyi đề cao những đóng góp của Trung Quốc đối với các vấn đề quốc tế và nền kinh tế thế giới, nhưng cũng kêu gọi các dự án đầu tư nên chú ý tới vấn đề môi trường và cuộc sống của người dân địa phương.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Ba mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của Đông Nam Á Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore ngày 16/1 cho rằng bất ổn chính trị nội bộ, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu được coi là 3 mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của khu vực Đông Nam Á trong năm 2020. Cảnh hạn hán trên cánh đồng ở Bang Pla Ma,...