Nhật Bản xem xét tăng mức phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản có kế hoạch tăng cường xử phạt hành chính đối với các công ty hậu cần có lái xe tải bị phát hiện lái xe sau khi uống rượu.
Đại lộ Ginza ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tại Nhật Bản, số vụ tai nạn giao thông hằng năm do lái xe tải say rượu gây ra duy trì ở mức trên 30 và dưới 50 vụ kể từ năm 2012. Xu hướng này đã khiến Bộ Giao thông vận tải tăng cường các hình phạt theo luật kinh doanh vận tải đường bộ, nhằm tăng cường ngăn chặn tình trạng lái xe ngay sau khi uống rượu.
Mặc dù số lượng xe tải bị đình chỉ và thời gian đình chỉ khác nhau tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, nhưng về cơ bản, các quy định hiện hành đình chỉ hoạt động của một xe tải trong 100 ngày nếu lái xe điều khiển xe trong tình trạng say rượu.
Theo các quy định mới chặt chẽ hơn, thời gian đình chỉ sẽ được kéo dài thêm 100 ngày nếu các công ty bị phát hiện là đã lỏng lẻo trong công tác kiểm tra xem lái xe có uống rượu hay không trước khi bắt đầu làm việc và không có biện pháp tuyên truyền phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của việc lái xe ngay sau khi uống rượu.
Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản hiện đang thu thập ý kiến của công chúng về các hình phạt cứng rắn hơn, dự kiến sẽ được áp dụng từ tháng 1/2025.
Chính phủ Nhật Bản tăng mức hỗ trợ phụ nữ sinh con và chăm sóc con
Trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình khi phụ nữ sinh con và chăm sóc con, Chính phủ Nhật Bản dự kiến tăng mức hỗ trợ một lần lên 500.000 yen (khoảng 3.600 USD) từ tài khóa 2023.
Các em bé tham gia cuộc thi bò dành cho trẻ sơ sinh tại Yokohama, ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong buổi làm việc với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 6/12, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) Katsunobu Kato đã đề xuất tăng mức hỗ trợ một lần cho các hộ gia đình từ mức 420.000 yen lên 500.000 yen, mức tăng lớn nhất từ trước đến nay và là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 10/2009.
Theo thống kê của MHLW, chi phí sinh con trung bình tại các bệnh viện công và phòng khám tư nhân trên toàn Nhật Bản trong tài khóa 2022 là 473.000 yen, tăng 2.706 yen so với một năm trước đó, cao hơn đáng kể so với mức hỗ trợ 420.000 yen đang được Chính phủ Nhật Bản áp dụng.
Xét theo các địa phương, Tokyo có chi phí sinh con trung bình cao nhất với 565.092 yen, tiếp theo là Kanagawa và Ibaraki với lần lượt 504.634 yen và 501.889 yen.
Để giảm bớt gánh nặng sinh con cho các hộ gia đình, Chính phủ Nhật Bản dự kiến điều chỉnh mức hỗ trợ lên 500.000 yen, cao hơn mức đề xuất vào đầu năm là 470.000 yen.
Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm ngăn chặn đà giảm tỷ lệ sinh đang ở mức báo động tại quốc gia Đông Bắc Á này. Trước đó, số liệu thống kê do MHLW công bố ngày 28/11 cho thấy chỉ có gần 600.000 trẻ được sinh trong 9 tháng đầu năm nay, thấp hơn 4,9% so với năm ngoái và là con số thấp nhất kể từ khi bắt đầu các cuộc khảo sát về dân số hằng năm.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bản, số trẻ em được sinh ra trong năm nay có thể sẽ chỉ ở mức 770.000 trẻ, đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản ghi nhận số trẻ được sinh trong năm dưới mốc 800.000 trẻ, thấp nhất kể từ khi bắt đầu khảo sát về dân số.
Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh nhất trong hơn 7 năm Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 6/12, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) thông báo trong tháng 10/2022, chỉ số tiền lương thực tế đã được điều chỉnh theo lạm phát ở nước này giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp chỉ số này giảm nhưng là mức giảm...