Nhật Bản xem xét đưa tranh chấp với Hàn Quốc ra tòa án quốc tế
Nhật Bản đang xem xét đưa tranh chấp với Hàn Quốc về khoản bồi thường cho những người lao động cưỡng bức trong thời chiến ra Tòa án Công lý Quốc tế
Vấn đề về khoản bồi thường cho người Hàn Quốc lao động trong thời gian Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên (1910-1945) làm xáo trộn quan hệ các đồng minh của Mỹ, theo Reuters. Điều này trở nên tồi tệ hơn trong tháng khi Nhật Bản hạn chế xuất khẩu vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc.
Tòa án tối cao của Hàn Quốc năm ngoái yêu cầu hai công ty Nhật Bản bồi thường cho các công nhân thời chiến – Tokyo nói phán quyết này vi phạm luật pháp quốc tế, cho rằng vấn đề bồi thường đã được giải quyết theo một hiệp ước năm 1965.
(Ảnh: Reuters)
Không có thỏa thuận chung, Tokyo đã thúc đẩy phương thức trọng tài bên thứ ba để giải quyết bất đồng, nhưng Seoul bác bỏ. Ngày 18/7 là hạn chót để thực hiện những sắp xếp này.
NHK cho biết khi thời hạn kết thúc, Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy Seoul đề xuất chấm dứt tranh chấp trong khi chuẩn bị cho các biện pháp đối phó – bao gồm cả việc xem xét đưa vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế. Dù vậy vụ việc không thể đưa ra xét xử nếu không có sự đồng ý từ Hàn Quốc, hãng tin Kyodo đưa tin.
Video đang HOT
Nhật Bản ban đầu viện dẫn tranh chấp do sau nhiều năm “niềm tin bị phá vỡ” với Hàn Quốc, khi tuyên bố kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn các vật liệu công nghệ. Nhưng Tokyo nhấn mạnh rằng các biện pháp kiểm soát không phải là sự trả đũa đối với tranh chấp lao động cưỡng bức.
Trong một báo cáo riêng, Kyodo dẫn nguồn tin của chính phủ Nhật Bản cho biết Tokyo sẽ từ chối yêu cầu của Seoul tổ chức một cuộc họp cấp làm việc khác nhằm thảo luận về kiểm soát xuất khẩu. Hàn Quốc kêu gọi đồng minh Mỹ xoa dịu căng thẳng với Nhật Bản, cảnh báo các mối đe dọa đối với các nguồn cung cấp chip nhớ và điện thoại thông minh toàn cầu.
Một quan chức cao cấp của chính phủ Hàn Quốc cho biết hôm 17/7, việc kiềm chế xuất khẩu có thể gây tổn hại cho các công ty công nghệ toàn cầu bao gồm cả hoạt động của Samsung tại Austin, bang Texas.
Trong chuyến thăm Seoul hôm 17/7, David Stilwell, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về chính sách Đông Á, cho biết Mỹ sẽ “làm những gì có thể” để tháo gỡ căng thẳng giữa 2 đồng minh, nhưng không nói rõ những bước đó là gì và cho rằng về cơ bản vẫn phụ thuộc vào Hàn Quốc và Nhật Bản trong việc giải quyết sự khác biệt của họ.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nhật Bản tiếp tục chỉ trích Hàn Quốc liên quan vấn đề lao động thời chiến
Ngày 17/7, Đài truyền hình NHK (Nhật Bản) đưa tin Phó Chánh văn phòng Nội các nước này, ông Yasutoshi Nishimura, đã chỉ trích Hàn Quốc vì không chấp thuận đề xuất của Tokyo thành lập một ủy ban trọng tài nhằm giải quyết tranh cãi về vấn đề lao động thời chiến.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc gia tăng sau khi Chính phủ Nhật Bản ngày 4/7/2019 bắt đầu siết chặt các quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại vật liệu công nghệ cao sử dụng trong sản xuất các chất bán dẫn và màn hình - gồm fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo), hydrogen fluoride và resist (chất cản màu). Trong ảnh: Triển lãm các phát minh công nghệ cao của hãng điện tử Hitachi của Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 16/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã từ chối đề nghị khởi động một quy trình trọng tài chính thức để giải quyết vấn đề tồn đọng lâu nay giữa hai quốc gia, theo quy định trong Hiệp ước về Quan hệ cơ bản giữa Nhật Bản và Hàn Quốc năm 1965.
Theo đài NHK, ông Nishimura cũng khẳng định Chính phủ Nhật Bản sẽ làm mọi cách để bảo vệ lợi ích của các công ty nước này.
Mâu thuẫn giữa hai quốc gia phát sinh từ các quyết định của một tòa án Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho những nạn nhân phải lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 tới cuối Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Dù Nhật Bản luôn cho rằng vấn đề bồi thường đã được hai bên dàn xếp trong hiệp định ký kết năm 1965, cho phép Nhật Bản bồi thường bằng hình thức hỗ trợ tài chính trị giá 500 triệu USD, nhưng các luật sư Hàn Quốc vẫn tiếp tục thực hiện quyết định của tòa án, tịch thu và thanh lý tài sản của các công ty Nhật Bản.
Tháng 1/2019, Nhật Bản đã yêu cầu giải quyết vấn đề bằng các kênh ngoại giao, nhưng phía Hàn Quốc không chấp thuận và khẳng định vấn đề này phải do cơ quan tư pháp giải quyết.
Từ ngày 4/7 vừa qua, Nhật Bản đã siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình - gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF).
Theo một kết quả khảo sát, Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản 94% nhu cầu về các vật liệu trên. Hàn Quốc cáo buộc đây là động thái của Nhật Bản nhằm gây sức ép giải quyết mâu thuẫn song phương về vấn để lao động thời chiến. Tuy nhiên, Tokyo luôn khăng đinh biên phap nay đươc đưa ra vì ly do an ninh.
Trong diễn biến liên quan, ngày 17/7, quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á David Stilwell cho biết Washington sẽ "làm những gì có thể" để giúp tháo gỡ những căng thẳng thương mại và chính trị đang leo thang giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Phát biểu sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, ông Stilwell nhấn mạnh Mỹ đặc biệt ưu tiên tăng cường quan hệ với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo ông, về cơ bản, Seoul và Tokyo cần phải giải quyết các vấn đề nhạy cảm. Quan chức ngoại giao Mỹ bày tỏ hy vọng hai bên sớm tìm ra hướng đi đồng thời khẳng định Washington sẽ đóng góp trong khả năng có thể cho các nỗ lực tháo gỡ vấn đề.
Ông Stiwell đang tiến hành hàng loạt cuộc gặp với các quan chức Hàn Quốc nhân chuyến thăm 3 ngày từ 16 - 18/7 tới quốc gia này.
Nhật Bản và Hàn Quốc có mối liên hệ kinh tế và văn hóa gần gũi, đồng thời cùng tiếp nhận khoảng 80.000 binh lính Mỹ đồn trú tại các quốc gia này. Tuy nhiên, việc hai quốc gia láng giềng, hai đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực liên tục vướng vào những tranh cãi liên quan tới các vấn đề lịch sử và lãnh thổ đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch thiết lập thế hợp tác ba bên mà Mỹ luôn hướng tới.
Theo Lê Ánh (TTXVN)
Không phải do mìn Iran, chủ tàu Nhật Bản bị tấn công tiết lộ nguyên nhân thực sự Công ty Nhật Bản sở hữu tàu chở dầu mang tên Kokuka Courageous cho biết thủy thủ đoàn đã phát hiện có "vật thể bay" trước khi bị tấn công ở Vịnh Oman. Tuyên bố này trái với tuyên bố của Mỹ khi cho rằng tàu đã bị trúng thủy lôi. Trả lời báo giới sau khi tàu chở dầu bị tấn công,...