Nhật Bản: Vì tự ý ăn kem, học sinh bị giáo viên đánh gãy xương
Một giáo viên trung học tại Nhật Bản mới đây bị tạm giữ vì được cho đã bạo hành khiến hai học sinh tham gia câu lạc bộ judo do người này quản lý bị đa chấn thương.
Takahiro Ueno (50 tuổi), giáo viên tại trường trung học Takarazuka Municipal Nagao, sống tại thành phố Nishinomiya, bị tạm giữ ngày 12/10 vì được cho đã bạo hành hai học sinh sau khi các em ăn kem khi chưa được cho phép.
Giáo viên Nhật Bản bị nghi bạo hành học sinh đến gãy xương vì ăn kem khi chưa được phép (hình minh họa).
Điều tra của cảnh sát cho thấy, trong buổi huấn luyện judo ngày 25/9, Ueno đánh đập hai học sinh (12 và 13 tuổi) suốt 30 phút. Người này ném học sinh xuống sàn nhà, đánh vào mặt các em.
Video đang HOT
Em học sinh 12 tuổi bị nhiều chấn thương nghiêm trọng, bị gãy xương đốt sống, dự đoán mất khoảng 3 tháng để hồi phục. Em học sinh 13 tuổi bị quật ra sàn nhà và bị nhiều chấn thương nhẹ, bao gồm các vết bầm tím ở cổ.
Nguyên nhân sự việc là do Ueno tức giận vì hai học sinh ăn kem trong tủ lạnh của câu lạc bộ khi chưa được phép. Hai em đã xin lỗi nhưng vẫn bị thầy giáo đánh đập. Một học sinh bất tỉnh sau khi bị kẹp cổ, nhưng bị tát cho tỉnh rồi tiếp tục bị bạo hành.
Một giáo viên khác là phó giám sát câu lạc bộ cũng có mặt tại hiện trường nhưng không dám can ngăn do quá hoảng sợ. Sự việc được đưa ra ánh sáng khi phụ huynh của hai học sinh liên lạc với nhà trường.
Tới tháng 10, đơn khiếu nại được nộp lên cảnh sát. Cảnh sát thành phố Takarazuka bắt đầu điều tra.
Cơ quan giáo dục thành phố Takarazuka cho biết vào đêm ngày xảy ra sự việc, Ueno đã xin lỗi ban lãnh đạo nhà trường và đã xin lỗi gia đình các học sinh và thừa nhận hành vi bạo lực với học sinh.
Tại trường học Ueno công tác trước đó, giáo viên này bị kỷ luật 3 lần bao gồm một lần bị trừ lương và hai lần bị cảnh cáo trong giai đoạn 2011-2013 vì hành vi trừng phạt học sinh, bao gồm việc đánh học sinh gãy mũi. Ông này từng phải tham gia huấn luyện kiềm chế tức giận để kiểm soát cảm xúc.
Đề thi đại học ở Hong Kong gây tranh cãi
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay ở Hong Kong, môn thi lịch sử có câu hỏi về việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ 20 và đề thi này khiến dư luận bàn tán xôn xao, Xinhua đưa tin ngày 16/5.
Cô giáo giảng bài cho học sinh tại trường Wong Cho Bau ở Hong Kong Ảnh: Xinhua
Đề thi môn lịch sử yêu cầu thí sinh đọc 2 đoạn trích và vận dụng kiến thức để bày tỏ chính kiến của mình trước câu hỏi: Liệu việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc giai đoạn 1900-1945 lợi nhiều hơn hại hay ngược lại.
Một đoạn trích là từ một bài báo do một nhà giáo dục người Nhật Bản viết năm 1905, miêu tả thỏa thuận dạy môn luật và môn chính trị cho học sinh, sinh viên Trung Quốc. Một đoạn trích là từ một bức thư viết năm 1912 của một nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ, gửi tới một chính trị gia Nhật Bản đề nghị giúp đỡ tài chính. Đoạn trích này cũng bao gồm một hợp đồng ký năm 1912, theo đó, một công ty Nhật Bản cho Trung Quốc vay tiền trong 1 năm.
Những người ủng hộ kiểu "học tập tự do" cho rằng, những câu hỏi như vậy khuyến khích học sinh, sinh viên có tư duy phản biện. Tuy nhiên, nhiều người khác cho rằng, việc cung cấp thông tin không toàn diện, thiên kiến khiến học sinh có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc đại lục.
"Câu hỏi cực kỳ không phù hợp. Nó cũng giống như hỏi sinh viên ở các nước phương Tây rằng, liệu Adolf Hitler làm lợi nhiều hơn hại ở châu Âu", ông Chan Wai-keung (Đại học Bách khoa Hong Kong) nhận định. Ông nói rằng, nội dung câu hỏi không hề đề cập hậu quả thảm khốc của việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc, khiến sinh viên hiểu lầm và vi phạm nguyên tắc học thuật. Chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong sẽ yêu cầu cơ quan đánh giá và thi cử Hong Kong có điều chỉnh phù hợp để đảm bảo uy tín và tính hiệu quả của kỳ thi đại học.
Các chuyên gia Trung Quốc nói rằng, vụ đề thi môn lịch sử lần này chỉ là phần nổi của tảng băng và kêu gọi chính phủ gia tăng giám sát hành vi của giáo viên, giảng viên và đảm bảo rằng, họ tuân thủ nguyên tắc chuyên môn. Một số giáo viên ở Hong Kong không giữ được tính khách quan và trung lập khi giảng dạy, nên đã đưa ra những thông tin không đúng thực tế. Tháng trước, một giáo viên của một trường tiểu học dạy học sinh rằng, chiến tranh thuốc phiện năm 1840 bắt đầu khi Anh nỗ lực cấm hút thuốc phiện ở Trung Quốc.
Trên thực tế, người Anh muốn thống trị về mặt thương mại nên đã chống lại việc Trung Quốc cấm thuốc phiện. Với lực lượng quân sự vượt trội, người Anh đã đánh bại quân đội nhà Thanh, ra các yêu sách để các cường quốc phương Tây có đặc quyền giao thương với Trung Quốc.
Dù Hong Kong đã được Anh trao trả lại cho Trung Quốc được gần 23 năm, nhưng lịch sử Trung Quốc chưa được coi là môn học độc lập bắt buộc ở đặc khu này. Trong một cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông ở Hong Kong, vụ thảm sát Nam Kinh chỉ được miêu tả trong vỏn vẹn 75 từ, trong khi Cách mạng Văn hóa và phong trào Đại nhảy vọt được giới thiệu chi tiết trong hơn 18 trang.
Nhật Bản mở cửa trường học tại một số khu vực Nhật Bản hôm nay (07/5) đã mở cửa lại một số trường học ở các tỉnh không thuộc diện cảnh báo đặc biệt. Vẫn có một số lo ngại về việc các em học sinh sơ ý không tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Tại thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, các em học sinh được hướng dẫn theo dõi sức khỏe ở...